Giải bài tập SGK Toán 7 Tập 2 trang 90, 91, 92, 93, 94 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các bài tập của Bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên.
Thông qua đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 2 Chương 9 - Một số yếu tố xác suất trong sách giáo khoa Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Toán 7 bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên Chân trời sáng tạo
Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo trang 93, 94 tập 2
Bài 1
Một tấm bìa hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau như Hình 1. Bạn Minh đặt tấm bìa nằm thẳng trên bàn, quay mũi tên ở tâm và quan sát xem khi dừng lại thì mũi tên chỉ vào ô nào
Hãy so sánh xác suất xảy ra của các biến cố sau:
A: ''Mũi tên chỉ vào ô có màu đỏ''
B: ''Mũi tên chỉ vào ô ghi số 3''
C: ''Mũi tên chỉ vào ô ghi số lớn hơn 2''
Gợi ý đáp án:
Do hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau nên mỗi ô đều có cùng khả năng được chọn.
Số ô có màu đỏ lại lớn hơn số ô có ghi số 3
=> P(A) > P(B)
Số ô có ghi số lớn hơn 2 nhiều hơn số ô có màu đỏ
=> P(C) > P(A).
Vậy P(C) > P(A) > P(C).
Bài 2
Một hộp có chứa 100 chiếc thẻ cùng loại, trong đó chỉ có một thẻ đánh dấu là Thẻ may mắn. Bình lấy ra ngẫu nhiên một thẻ. Tính xác suất biến cố thẻ lấy ra là thẻ may mắn.
Gợi ý đáp án:
100 chiếc thẻ cùng loại nên khả năng rút được như nhau nên xác suất biến cố có thể lấy ra thẻ may mắn là .
Bài 3
Gieo một con xúc xắc cân đối. Tính xác suất của các biến cố sau
a) A: ''Gieo được mặt có số chấm bằng 4''
b) B: ''Gieo được mặt có số chấm chia hết cho 5''
c) C: ''Gieo được mặt có số chấm là tròn chục''
Gợi ý đáp án:
Khi gieo một con xúc xắc cân đối thì 6 mặt của nó có khả năng xuất hiện bằng nhau nên xác suất xuất hiện của mỗi mặt đều là
a) Do 6 kết quả đều có khả năng xảy ra bằng nhau nên P(A) =
b) Mặt chia hết cho 5 chỉ có một mặt 5 chấm nên P(B) =
c) Biến cố C là biến cố không thể nên P(C) = 0
Bài 4
Đội múa có 1 bạn nam và 5 bạn nữ. Chọn ngẫu nhiên 1 bạn để phỏng vấn. Biết mỗi bạn đều cùng có khả năng được chọn. Hãy tính xác suất của biến cố bạn được chọn là nam.
Gợi ý đáp án:
Mỗi bạn đều có khả năng được chọn nên xác xuất bạn nam được chọn sẽ là .
Bài 5
Lượng điện tiêu thụ mỗi ngày trong 5 ngày đầu tháng 9/2021 của một hộ gia đình được cho ở biểu đồ sau. Chọn ngẫu nhiên một ngày trong 5 ngày đó. Hãy tính xác suất của biến cố: ''Hộ gia đình sử dụng 10 kWh điện trong ngày được chọn''
Gợi ý đáp án:
Chọn ngẫu nhiên 1 ngày trong 5 ngày nên kết quả chọn ngẫu nhiên sẽ là 5 kết quả và khả năng các ngày được chọn là như nhau.
Gọi biến cố A: ''Hộ gia đình sử dụng 10 kWh điện trong ngày được chọn''.
Chỉ có một ngày (3/9/2021) trong 5 ngày là số điện sử dụng là 10 kWh.
.