Giải Toán 6 trang 12, 13 Cánh diều

Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên

Giải Toán lớp 6 trang 12, 13 - Tập 1 sách Cánh diều

Giải Toán lớp 6 trang 12, 13 tập 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi Hoạt động, Luyện tập vận dụng và 8 bài tập trong SGK bài 2 Tập hợp các số tự nhiên.

Toán 6 Cánh diều tập 1 trang 12, 13 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 6. Giải Toán lớp 6 trang 12, 13 là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Giải Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên

I. Giải Toán lớp 6 Bài 2 phần Hoạt động

Hoạt động 1

a) Đọc số sau: 12 123 452

b) Viết số sau: Ba mươi tư nghìn sáu trăm năm mươi

Gợi ý đáp án

a) Đọc số 12 123 452: Mười hai triệu một trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi hai

b) Viết số Ba mươi tư nghìn sáu trăm năm mươi: 34 650

Hoạt động 2

Cho các số 966; 953

a) Xác định chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm của mỗi số trên.

b) Viết số 953 thành tổng theo mẫu: 966 = 900 + 60 + 6 = 9 x 100 + 6 x 10 + 6

Gợi ý đáp án

a)

SốChữ số hàng trămChữ số hàng chụcChữ số hàng đơn vị
966966
953953

b) 953 = 900 + 50 + 3 = 9 x 100 + 5 x 10 + 3

Hoạt động 3

Quan sát đồng hồ ở hình sau:

a) Đọc các số ghi trên mặt đồng hồ;

b) Cho biết đồng hồ chỉ mấy giờ

Gợi ý đáp án

a) Các số trên đồng hồ: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12

b) Đồng hồ chỉ 7 giờ

Hoạt động 4 

So sánh

a) 9 998 và 10 000

b) 524 697 và 524 687

Trả lời

a) 9 998 < 10 000

b) 524 697 > 524 687

II. Giải Luyện tập vận dụng Toán 6 Bài 2

 Luyện tập 1

Phát biểu nào sau đây là đúng?

a) Nếu x ∈ N thì x ∈ N*

b) Nếu x ∈ N* thì x ∈ N.

Trả lời

Phát biểu đúng là:

b) Nếu x ∈ N* thì x ∈ N

Luyện tập 2 

Đọc các số sau: 71 219 367; 1 153 692 305

Trả lời

Bảy mươi mốt triệu hai trăm mười chín nghìn ba trăm sáu mươi bảy;

Một tỉ một trăm năm mươi ba triệu sáu trăm chín mươi hai nghìn ba trăm linh năm

Luyện tập 3

Viết số sau: Ba tỉ hai trăm năm mươi chín triệu sáu trăm ba mươi ba nghìn hai trăm mười bảy.

Trả lời
Viết số: 3 259 633 217

Luyện tập 4

Viết mỗi số sau thành tổng theo mẫu ở Ví dụ 3:

a b 0; a 0 c; a 001 a ≠ 0

Trả lời

ab0 = a x 100 + b x 10

a 0 c = a x 100 + c

a 001 = a x 1000 + 1

Luyện tập 5

a) Đọc các số La Mã sau:

XVI; XVIII; XXII; XXVI; XXVIII

b) Viết các số sau bằng số La Mã: 12; 15; 17; 24; 25;25

Trả lời

a) Đọc số La Mã:

XVI: mười sáu; XVIII: Mười tám; XXII: hai mươi hai; XXVI: hai mươi sáu; XXVIII: hai mươi tám

b) Viết số La Mã:

12: XII; 15: XV; 24: XXIV; 25: XX; 29: XXIX

Luyện tập 6 

So sánh:

a) 35 216 098 và 8 935 789

b) 69 098 327 và 69 098 357

Trả lời

a) Số 35 216 098 có tám chữ số và số 8 935 789 có bảy chữ số.

Vậy 35 216 098 > 8 935 789

b) Do hai số 69 098 327 và 69 098 357 có cùng các chữ số nên ta lần lượt so sánh từng cặp chữ số trên cùng một hàng kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau là 2 < 7. Vậy 69 098 327 < 69 098 357

III. Giải Toán lớp 6 tập 1 trang 12, 13

Câu 1

Xác định số tự nhiên ở ? biết a, b, c là các chữ số a ≠0

TổngSố
2 000 000 + 500 000 + 60 000 + 500 + 902 560 590
9 000 000 000 + 50 000 000 + 8 000 000 + 500 000 + 400?
a x 100 + b x 10 + 6?
a x 100 + 50 + c?

Gợi ý đáp án:

Biểu diễn số tự nhiên có a ≠0. Ta có

\begin{matrix} \overline {ab} = a \times 10 + b \hfill \\ \overline {abc} = a \times 100 + b \times 10 + c \hfill \\ \overline {abcd} = a \times 1000 + b \times 100 + c \times 10 + d \hfill \\ \end{matrix}

Từ đó ta có bảng số liệu sau:

TổngSố
2 000 000 + 500 000 + 60 000 + 500 + 902 560 590
9 000 000 000 + 50 000 000 + 8 000 000 + 500 000 + 4009 058 500 400
a x 100 + b x 10 + 6\overline {ab6}
a x 100 + 50 + c\overline {a5c}

Câu 2

Đọc và viết:

a) Số tự nhiên lớn nhất có sáu chữ số khác nhau.

b) Số tự nhiên nhỏ nhất có bỷ chữ số khác nhau.

c) Số tự nhiên chẵn lớn nhất có tám chữ số khác nhau.

d) Số tự nhiên lẻ nhở nhất có tám chữ số khác nhau.

Gợi ý đáp án:

a) 987 654

b) 1 023 456

c) 98 765 432

d) 10 234 567

Câu 3

Đọc số liệu về các đại lượng trong bảng dưới đây:

Đại dươngDiện tích (km 2)Độ sâu trung bình (m)
Ấn Đô Dương76 200 0003 897
Bắc Băng Dương14 800 0001 205
Đại Tây Dương91 600 0003 926
Thái Bình Dương178 700 0004 028

(Nguồn: Hoàng Ngọc Cảnh (CB), Địa lí Tự nhiên đại cương 2, NXB Đại học Sư phạm, 2011)

Gợi ý đáp án:

Đại dươngDiện tích (km 2)Độ sâu trung bình (m)
Ấn Độ Dươngbảy mươi sáu triệu hai trăm nghìn ki-lô-mét vuôngba nghìn tám trăm chín mươi bảy mét
Bắc Băng Dươngmười bốn triệu tám trăm nghìn ki-lô-mét vuôngmột nghìn hai trăm linh năm mét
Đại Tây Dươngchín mươi mốt triệu sáu trăm nghìn ki-lô-mét vuôngba nghìn chín trăm hai mươi sáu mét
Thái Bình Dươngmột trăm bảy mươi tám triệu bảy trăm nghìn ki-lô-mét vuôngbốn nghìn không trăm hai mươi tám mét

Câu 4

a) Đọc các số La Mã sau: IV; VIII; XI; XXIII; XXIV; XXVII

b) Viết các số sau bằng số La Mã: 6; 14; 18; 19; 22; 26; 30.

Gợi ý đáp án:

a) Đọc số La Mã: IV: bốn; VIII: tám; XI: mười một; XXIII: hai mươi ba; XXIV: hai mươi tư; XXVII: hai mươi bảy

b) Viết số La Mã: 6: VI; 14: XIV; 18: XVIII; 19: XIX; 22: XXII; 26: XXVI; 30: XXX.

Câu 5

a) Viết các số sau theo thứ tự tăng dần: 12 059 369; 9 909 820; 12 058 967; 12 059 305

b) Viết các số ssau theo thứ tự giảm dần: 50 413 000; 39 502 403; 50 412 999; 39 502 413

Gợi ý đáp án:

a) Viết các số sau theo thứ tự tăng dần là:

9 909 820 < 12 058 967 < 12 059 305 < 12 059 369;

b) Viết các số sau theo thứ tự giảm dần

50 413 000 > 50 412 999 > 39 502 413 > 39 502 403

Câu 6

Viết tập hợp các số tự nhiên x thỏa mãn mỗi điều kiện sau:

a) x 6;

b) 35 x 39;

c) 216 < x 219

Gợi ý đáp án:

a) Gọi A là tập hợp các số tự nhiên x thỏa mãn x 6

Ta có: A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}

b) Gọi B là tập hợp các số tự nhiên x thỏa mãn 35 x 39

Ta có: B = {35; 36; 37; 38; 39}

c) Gọi C là tập hợp các số tụ nhiên x thảo mãn 216 < x 219

Ta có: C = {217; 218; 219}

Câu 7

a) 3369 < \overline {33*9} < 3389

b) 2020 < \overline {20*0} < 2040

Gợi ý đáp án:

Để so sánh hai số tự nhiên có số chữ số bằng nhau, ta lần lượt so sánh từng cặp chữ số trên cùng một hàng (tính từ trái qua phải), cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số tự nhiên chứa chữ số đó lớn hơn.

a. Do 3369 ; \overline {33*9} ; 3389 có cùng số chữ số nên ta lần lượt so sánh từng cặp chữ số trên cùng một hàng kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau là 69 < *9 < 89 hay 6 < * < 8

Vậy số thích hợp để điền vào * là 7

Phép toán hoàn thành: 3 369 < 3 379 < 3 389

b. Do 2020 ; \overline {20*0} ; 2040 có cùng số chữ số nên ta lần lượt so sánh từng cặp chữ số trên cùng một hàng kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau là 20 < *0 < 40 hay 2 < * < 4

Vậy số thích hợp để điền vào * là 3

Phép toán hoàn thành: 2020 < 2030 < 2040

Câu 8

Cô Ngọc cần mua một chiếc phích nước. Giá chiếc phích nước mà cô Ngọc định mua ở năm của hàng như sau:

Cửa hàngBình MinhHùng PhátHải ÂuHoa SenHồng Nhật
Giá (đồng) 105 000107 000110 000120 000115 000

Cô Ngọc nên mua phích ở cửa hàng nào thì có giá rẻ nhất?

Gợi ý đáp án:

Do 105 000, 107 000, 110 000, 120 000, 115 000 có cùng số chữ số nên ta lần lượt so sánh từng cặp chữ số trên cùng một hàng kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau là 05 < 07 < 10 < 15 < 20

Suy ra: 105 000 < 107 000 < 110 000 < 115 000 < 120 000

Hay cửa hàng Bình Minh có giá phích thấp nhất

Vậy cô Ngọc nên mua phích ở cửa hàng Bình Minh.

IV. Lý thuyết Tập hợp các số tự nhiên

a) Trong hai số tự nhiên khác nhau có một số nhỏ hơn số kia. Khi số a nhỏ hơn số b, ta viết a < b hoặc b > a.

Ta viết a ≤ b để chỉ a < b hoặc a = b; viết b ≥ a để chỉ b > a hoặc b = a.

Trong hai điểm trên tia số như hình vẽ trên, điểm bên trái biểu diễn số nhỏ hơn.

b) Nếu a < b và b < c thì a < c.

c) Mỗi số tự nhiên có một số liền sau. Chẳng hạn, số 1 là số liền sau của số 0, số 6 là số liền sau của số 5; khi đó ta cũng nói số 0 là số liền trước của số 1, số 5 là số liền trước của số 6.

d) Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất. Không có số tự nhiên lớn nhất.

e) Tập hợp số tự nhiên có vô số phần tử.

Liên kết tải về

pdf Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 6

Toán 6 CD

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK