Giải bài tập Hóa 12 trang 166 - SGK Hóa 12

Hóa học 12 Bài 38: Luyện tập Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng

Soạn Hóa học 12 trang 166

Hóa học 12 bài 38: Luyện tập Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng được biên soạn chi tiết, chính xác, đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa trang 166.

Giải bài tập Hóa 12: Luyện tập Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Đồng thời còn giúp phụ huynh có thêm tài liệu để hướng dẫn con em học tốt hơn ở nhà. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn lớp 12 cùng tham khảo tại đây.

Luyện tập Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng

9jr6">Bài 1 
  • 9jr7">Bài 2
  • 9jr8">Bài 3 
  • 9jr9">Bài 4 
  • 9jra">Bài 5 
  • 9jrb">Bài 6 

    Giải Hóa học 12 bài 38 Trang 165

    9jr6">Bài 1 

    Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng trong dãy chuyển đổi sau:

    Cu → CuS → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → CuCl2 → Cu.

    Gợi ý đáp án

    Cu + S → CuS

    3CuS + 14HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 3H2SO4 + 8NO + 4H2O

    Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3

    Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

    CuCl2 → Cu +Cl2.

    9jr7">Bài 2

    Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng một lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu 38,08 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. Xác định thành phần % của hợp kim.

    Gợi ý đáp án

    Phương trình hóa học:

    2Al + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2 (1)

    Phần không tan là Fe và Cr

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)

    Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 (3)

    Số mol H2 (1) nH2 (1)= 6,72 / 22,4 = 0,3(mol)

    Số mol H2 (2), (3) là nH2 = 38,08 / 22,4 = 1,7(mol)

    Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Fe, Cr, Al

    Theo bài ra ta có hệ phương trình

    56x + 52y + 27z = 100

    x+y=1,7

    3z/2 = 0,3

    => x=1,55 y=0,15 z=0,2.

    Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là :

    %mFe = 1,55 x 56 / 100 x 100% = 86,8%

    %mCr = 0,15 x 52 / 100 x 100% = 7,8%

    %mAl = 0,2 x27 / 100 x 100% = 5,4%

    9jr8">Bài 3 

    Hỗn hợp X gồm Cu và Fe trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là:

    A. 1,12 lít

    B. 2,24 lít

    C. 4,48 lít

    D. 3,36 lít

    Gợi ý đáp án

    Đáp án D.

    %Fe = 100% - 43,24% = 56,76%

    Khối lượng của Fe là mFe = 14,8 x 56,76 / 100 = 8,4 (g)→ nFe = 8,4 / 56 = 0,15 (mol)

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Thể tích khí H2: VH2 = 0,15 x 22,4 = 3,36 (lit)

    9jr9">Bài 4 

    Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO bằng bao nhiêu?

    A. 70%

    B. 75%

    C. 80%

    D. 85%

    Gợi ý đáp án

    CuO + H2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Cu + H2O (1)

    Vì chất rắn X tác dụng với HNO3 tạo ra khí NO =>X phải có CuO và Cu dư

    3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (2)

    CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (3)

    Ta có: nNO = 0,2 mol.

    Theo (2): nCu = 3/2nNO= 0,3; nHNO3= 8/3nNO= 0,8 (mol).

    Theo (3): nCuO= 1/2nHNO3= 1/2(1−0,8) = 0,1

    => nCuO ban đầu= nCuO + nCu dư = 0,1 + 0,3 = 0,4 (mol)

    Hiệu suất của quá trình khử CuO là : H = 0,3/0,4.100 = 75%.

    9jra">Bài 5 

    Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2g. Có bao nhiêu gam Cu đã bám vào thanh sắt?

    A. 9,3 g.

    B. 9,4 g.

    C. 9,5 g.

    D. 9,6 g.

    Gợi ý đáp án

    Đáp án D.

    Gọi số mol của Fe phản ứng là x (mol)

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

    x → x (mol)

    ∆mtăng = mCu - mFe

    => 64x – 56x = 1,2

    => x = 0,15 (mol)

    => mCu­ = 0,15.64 = 9,6 (g)

    9jrb">Bài 6 

    Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng sẽ giải phóng khí nào sau đây?

    A. NO2.

    B. NO.

    C. N2O.

    D. NH3.

    Gợi ý đáp án

    Đáp án B.

    3Cu + 2NaNO3 + 4H2SO4 → 3CuSO4 + Na2SO4 + 2NO↑ + 4H2O

    Liên kết tải về

    pdf Hóa học 12 Bài 38: Luyện tập Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng

    Chủ đề liên quan

    Học tập

    Lớp 12

    Hóa học 12

    Chia sẻ

    Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

    Có thể bạn quan tâm

    Được tải nhiều nhất

    Bài viết mới nhất

    Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

    Điều khoản dịch vụ

    Copyright © 2021 HOCTAPSGK