eSIM là một thuật ngữ mới trong làng công nghệ thế giới thời gian vừa qua, nó xuất hiện gần như cùng với thời điểm iPhone series X ra mắt (iPhone Xr - iPhone Xs - iPhone Xs Max). Và kể từ đó tới giờ, eSim luôn là từ khóa nóng, được tìm kiếm nhiều và được quan tâm nhất trong thời gian vừa qua.
Tuy xuất hiện cùng thời điểm iPhone X, nhưng lại đang có một bộ phận không nhỏ người dùng iDevice không hề biết tới sự tồn tại của eSIM, thậm chí còn tỏ ra không quan tâm vì "eSIM chỉ dùng được cho iPhone X". Vậy thực sự thì eSIM là gì? eSIM hoạt động ra sao? hay eSIM có tác dụng gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu với Download.vn.
eSIM là gì?
Nếu bạn chưa biết, eSIM về cơ bản chỉ là một chiếc SIM điện thoại thông thường. Tuy nhiên, thay vì được làm bằng nhựa như hiện nay (SIM vật lý), thì chiếc SIM này được tạo nên bằng nhiều những vi mạch điện tử nhỏ và có nhiều tính năng, công dụng hơn bình thường.
Vì thế mà eSIM còn có một tên gọi khác đơn giản và dễ nhớ hơn, đó là SIM điện tử.
eSIM xuất hiện từ bao giờ?
Trên thực tế, eSIM xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào khoảng năm 2016, đây cũng là thời điểm chúng ta chứng kiến sự ra đời của smartwatch Samsung Gear S2. Tuy nhiên, cũng phải tới tận khi Apple cho ra mắt chiếc iPhone mới nhất của mình với tích hợp eSIM thì thế giới mới thực sự biết và quan tâm tới nó.
Sự thay đổi kích thước SIM qua các thời kỳ
Tác dụng của eSIM
Không chỉ có tác dụng ở mức độ cơ bản như hỗ trợ nghe, gọi, nhắn tin và thực hiện các liên lạc thông thường, mà eSIM còn có rất nhiều tính năng mở rộng và vượt trội khác, như: chuyển mạng không cần thay SIM, đi nước ngoài không cần mua SIM nội địa... Ngoài ra, ở tầm vĩ mô, việc quy chuẩn và sử dụng eSIM trên toàn thế giới cũng giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí cũng như nhân công hơn so với trước đây.
eSIM hoạt động ra sao?
Với thiết kế đặc biệt của mình, eSIM có thể được coi như một bộ phận gắn liền bên trong thiết bị, vừa có tác dụng như một SIM thông thường, eSIM còn có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Sự khác biệt giữa eSIM và SIM thường (SIM nhựa) hiện nay
Nói tới sự khác biệt giữa hai loại, SIM thường (SIM nhựa, SIM vật lý) và eSIM (SIM điện tử), cần phải nói tới:
LOẠI SIM | SIM THƯỜNG | eSIM |
TÍNH NĂNG, CÔNG DỤNG | ||
Nghe gọi, nhắn tin, liên lạc thông thường | Có | Có |
Kích thước | Lớn hơn eSIM rất nhiều | Nhỏ hơn cả Nano SIM |
Tháo dời | Được | Không thể |
Thiết bị hỗ trợ | Mọi thiết bị | Chỉ iOS |
Sử dụng chính thức tại Việt Nam | Đã chính thức | Chưa chính thức |
Chức năng mở rộng (ngoài liên lạc) | Không có | Có |
Ưu điểm của eSIM
Như vậy, có thể thấy, so với các SIM vật lý thông thường hiện nay, eSIM có rất nhiều ưu điểm:
- Kích thước vô cùng nhỏ gọn (chỉ khoảng 3-5mm), chỉ bằng một phần nhỏ của Nano SIM (sim vật lý nhỏ nhất hiện nay, kích thước 12.30 mm x 8.80 mm).
- Không thể tháo dời - giúp loại bỏ việc thiết kế sản phẩm bị hở, chống bụi, chống nước.
- Ngoài điện thoại, có thể sử dụng eSIM với cả smartwatch, thậm chí những thiết bị có kích thước nhỏ hơn sau này.
- Khi chính thức hoạt động trên toàn thế giới, chúng ta có thể thoải mái di chuyển giữa các quốc gia với nhau mà không cần mua, lắp và kích hoạt SIM nội địa.
- Nhờ có M2M mà eSIM có thể truyền, nhận dữ liệu, sóng từ xa cực tốt.
- Bỏ qua sự khác biệt về kích thước SIM (do hiện tại, mỗi dòng máy lại sử dụng loại SIM, kích thước SIM khác nhau).
- Về vĩ mô, eSIM giúp nhà sản xuất tiết kiệm được chi phí làm ra SIM riêng, thu gọn cơ sở hạ tầng, giảm tải việc sử dụng nhân công, mang lại nhiều giá trị hơn.
eSIM sử dụng được cho cả smartphone và Smartwatch
Điện thoại nào sử dụng được eSIM?
Hiện nay, eSIM đã có thể sử dụng chính thức trên các thiết bị của hệ điều hành iOS, bao gồm:
- Apple Watch Series 3.
- Apple Watch Pixel 2 và Pixel 2 XL.
- iPhone XS và XS Max.
- Smartwatch Samsung Gear S2 và S3.
Việt Nam có dùng được eSIM không?
Hiện tại thì eSIM vẫn chưa chính thức được công nhận và sử dụng công khai trên toàn thế giới. Bởi tùy vào nhu cầu và quan điểm tôn giáo cũng như thói quen của người dân mỗi khu vực, quốc gia mà sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau. Ví dụ như ở Trung Quốc, iPhone phát hành tại Hong Kong và Ma Cao không có eSIM mà thay vào đó là 2 SIM vật lý.
Theo thống kê, mới chỉ có 11 quốc gia trên thế giới có thể sử dụng được SIM điện tử, đó là:
- Mỹ (với các nhà mạng T-Mobile, AT&T, Verizon).
- Anh.
- Canada.
- Đức.
- Hungary.
- Czech.
- Croatia.
- Áo.
- Tây Ban Nha.
- Ấn Độ.
- Trung Quốc (nhà mạng China Mobile và China Telecom).
Kích thước SIM điện thoại di động xưa và nay
Còn tại Việt Nam, hiện mới chỉ có thông tin về nhà mạng Viettel đang "cố gắng" trong việc triển khai và đưa eSIM vào hoạt động. Nghĩa là cho tới lúc đó, những người dùng eSIM Việt Nam sẽ không thể kích hoạt và sử dụng các dịch vụ của SIM điện tử này.
Bao giờ sử dụng được eSIM?
Với những ưu điểm vượt trội của mình, Esim được coi là thiết bị của tương lai với những tiện ích tuyệt vời. Hiện tại, GSMA - đơn vị đại diện toàn cầu của các nhà mạng di động cho biết, họ muốn và sẽ đưa eSIM trở thành một quy chuẩn mới cho các thiết bị động trong tương lai. Các nhà sản xuất điện thoại, nhà cung cấp mạng di động lớn trên thế giới cũng cho biết, họ sẽ tham gia vào xu hướng SIM điện tử eSIM này với toàn bộ khả năng của mình.