Giải Đạo đức 4 Bài 11: Em quý trọng đồng tiền giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Đạo đức 4 Cánh diều trang 53, 54, 55, 56, 57, 58.
Với lời giải trình bày rõ ràng, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 11 Chủ đề: Quý trọng đồng tiền. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Đạo đức lớp 4 Bài 11: Em quý trọng đồng tiền
Giải Luyện tập Đạo đức 4 Cánh diều Bài 11
Luyện tập 1
Em đồng tình hay không đổng tình với việc làm nào dưới đây? Vì sao?
a. Thấy một chiếc bút màu sắp gãy, Hoa liền mạnh tay làm hỏng để mẹ mua cho hộp bút màu mới.
b. Nam không chú ý đến tờ 1 000 đồng vì cho rằng nó không có giá trị.
c. Thấy chiếc cặp đẹp, Ngọc nằng nặc đòi mẹ mua cho bằng được, mặc dù chiếc cặp ở nhà vẫn còn dùng tốt.
d. Hùng cân nhắc rất kĩ việc sử dụng tiền tiết kiệm để mua đồ chơi.
e. Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, Lan nói với mẹ: “Mặc lại quần áo cũ vẫn được mẹ ạ”.
g. Hoa xếp ngay ngắn những tờ tiền mẹ cho và trân trọng nó vì đây là công sức lao động vất vả của mẹ.
Trả lời:
a. Không đồng tình vì hành vi của Hoa là đang phá hoại tiền của.
b. Không đồng tình vì Nam chưa biết quý trọng giá trị của tiền.
c. Không đồng tình vì Ngọc chư biết sử dụng tiền đúng chỗ và hợp lí.
e, g. Đồng tình vì các bạn đã biết quý trọng đồng tiền của bố mẹ.
Luyện tập 2
Bày tỏ ý kiến
a. Mua sắm quần áo, đồ dùng, đồ chơi, quà bánh,... đúng mức, phù hợp với hoàn cảnh gia đình chính là thể hiện việc quý trọng đồng tiền.
b. Biết bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình là biểu hiện của quý trọng đồng tiền.
c. Tiết kiệm tiền là quý trọng đồng tiền.
d. Trẻ em chưa làm ra tiền nên không cần phải quý trọng đồng tiền.
Trả lời:
a, b, c: đồng tình vì Quý trọng đồng tiền được thể hiện thông qua việc sử dụng hợp lí, bảo quản và tiết kiệm tiền.
d: Không đồng tình vì: trẻ em chưa làm ra tiền thì cần phải biết quý trọng đồng tiền hơn.
Luyện tập 3
Xử lí tình huống:
Tình huống 1: Hùng nói với em sẽ sử dụng tất cả số tiền được lì xì để chơi điện tử và mua đồ chơi mới, nếu còn chưa đủ thì sẽ xin thêm tiền bố mẹ.
Câu hỏi 1: Em sẽ khuyên Hùng như thế nào?
Tình huống 2: Kim kể với em là vừa được mẹ mua cho bộ quần áo mới nhưng Kim lại không thích nên sẽ xin mẹ mua bộ khác.
Câu hỏi 2: Em sẽ khuyên Kim như thế nào?
Tình huống 3: Mẹ hỏi ý em về việc mua thêm một cái mũ đẹp để đi dã ngoại với lớp vào tuần sau. Trong khi đó, em đã có hai cái mũ cũ và còn dùng tốt.
Câu hỏi 3: Em sẽ làm gì trong trường hợp này?
Trả lời:
Câu hỏi 1: Em sẽ khuyên Hùng không nên làm như thế vì sẽ rất lãng phí và mục đích sử dụng tiền không chính đáng. Hùng nên dùng số tiền đó để mua sách vở, đồ dùng học tập.
Câu hỏi 2: Em sẽ khuyên Kim không nên xin mẹ mua bộ khác. Vì mẹ đã cất công mua đồ mới cho mình, dù chưa thích lắm nhưng cũng nên sử dụng để mẹ vui. Còn nếu bỏ đi thì sẽ rất lãng phí.
Câu hỏi 3: Trong trường hợp này, em sẽ: đưa cho mẹ xem 2 cái mũ mà mình có và nói với mẹ không cần phải mua thêm mà sẽ sử dụng một trong hai cái cũ.
Giải Vận dụng Đạo đức 4 Cánh diều Bài 11
Vận dụng 1
Em hãy sưu tầm và kể một câu chuyện về quý trọng tiền.
Trả lời:
Kể một câu chuyện về quý trọng tiền: Ba năm rồi, em không thấy Hà có một bộ áo quần mới nào, em hỏi thì bạn ấy trả lời: "Nhà tớ nghèo lắm, bố mẹ tớ phải vất vả kiếm tiền mới đủ lo bữa cơm cho ba chị em tớ. Tớ không muốn xin bố mẹ mua đồ mới vì như thế sẽ tạo thêm gánh nặng cho bố mẹ. Với lại, áo quần cũ của tớ vẫn còn tốt, vẫn còn mặc lại được. "
Vận dụng 2
Chia sẻ những việc em đã và sẽ làm để bảo quản, tiết kiệm tiền.
Trả lời:
Chia sẻ những việc em đã và sẽ làm để bảo quản, tiết kiệm tiền:
- Mỗi lần được người lớn cho tiền, em sẽ bỏ vào lợn tiết kiệm.
- Những đồ dùng còn dùng được thì em sẽ không đòi bố mẹ mua cái mới.
Vận dụng 3
Nói chuyện với bố mẹ để hiểu thêm về sự vất vả khi kiếm tiền.
Trả lời:
HS tự thực hành.