Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 - 2024 trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt Kiên Giang, giúp các em học sinh tham khảo, rồi đối chiếu với bài thi môn Văn chuyên năm 2023 - 2024 của mình thuận tiện hơn rất nhiều.
Đề thi vào 10 Văn Chuyên Kiên Giang m 2023 được thi theo hình thức tự luận, với thời gian 120 phút còn giúp những trường chưa thi chủ động ôn thi vào 10 năm 2023 - 2024 hiệu quả, đồng thời cũng giúp các em hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Vậy chi tiết mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi vào 10 Văn chung chuyên Huỳnh Mẫn Đạt 2023
Sở GD&ĐT Kiên Giang ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN |
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
[...] Đúng vậy, có nhiều lúc chúng ta cảm thấy mình bị chìm trong một đống công việc khổng lồ đến mức không biết mình phải bắt đầu từ đâu. Tôi phải bắt đầu với bài tập Đại số hay là bài luận môn Lịch sử phải nộp vào tuần sau? Còn bài kiểm tra môn Địa lý vào thứ Sáu này thì sao nhi? Còn phải chuẩn bị để ứng cử vào Nhóm Nhiếp ảnh trong trường nữa chứ? Vậy những công việc nhà mà mình đã hứa với mẹ thì sao đây? Bản danh sách này cứ thế kéo dài mãi...
[....] Bạn đã bao giờ nghe nói về Quy luật Parkinson chưa?
Theo Quy luật Parkinson, công việc luôn tự mở rộng ra để lấp đầy khoảng thời gian mà chúng ta ấn định cho nó. Vì thế, nếu ta có một công việc cần phải hoàn thành vào ngày mai thì có khả năng ta sẽ hoàn thành nó đúng thời hạn. Ngược lại, nếu thời hạn hoàn thành công việc ấy được kéo dài đến cuối tháng thì rất có khả năng đến cuối tháng này ta mới giải quyết dứt điểm nó. Đôi khi, do được cho quá nhiều thời gian để hoàn thành một công việc nào đó, chúng ta sẽ chần chừ và trì hoãn quá trình thực hiện nó.
(Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2023, tr. 47, 49)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: (0,5 điểm) Theo đoạn trích, ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ của các môn học nhân vật “tôi” còn có những công việc nào?
Câu 2: (1,0 điểm) Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng phương thức, phương tiện liên kết nào? Vì thế, nếu ta có một công việc cần phải hoàn thành vào ngày mai thì có khả năng ta sẽ hoàn thành nó đúng thời hạn. Ngược lại, nếu thời hạn hoàn thành công việc ấy được kéo dài đến cuối tháng thì rất có khả năng đến cuối tháng này ta mới giải quyết dứt điểm nó.
Câu 3: (1,0 điểm) Hãy cho biết hiệu quả của phép liệt kê được sử dụng trong những câu văn sau: Tôi phải bắt đầu với bài tập Đại số hay là bài luận môn Lịch sử phải nộp vào tuần sau? Còn bài kiểm tra môn Địa lý vào thứ Sáu này thì sao nhỉ? Còn phải chuẩn bị để ứng cử vào Nhóm Nhiếp ảnh trong trường nữa chứ? Vậy những công việc nhà mà mình đã hứa với mẹ thì sao đây?
Câu 4: (0,5 điểm) Nếu còn nhiều thời gian để hoàn thành một công việc nào đó, em có trì hoãn quá trình thực hiện nó không? Vì sao?
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bản về sự cần thiết của việc phải biết sắp xếp, phân chia thời gian một cách hợp lí.
Câu 2: (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:
Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, châu tự nói với cháu thể đẩy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhỏ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan là nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: "Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?".
Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:
- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.
- Quê anh ở đâu thế? – Họa sĩ hỏi.
- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hoá lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra linh đi mặt trận. Kết quả: bố châu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chủ lại cử một chủ lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hoa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.
(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.185)