Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Toán 7 Cánh diều năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm giới hạn phạm vi ôn tập kèm theo các dạng bài tập trọng tâm có đáp án giải chi tiết kèm theo bài tập tự luyện.
Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 7 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Toán 7 Cánh diều năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 7 Cánh diều.
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 7 Cánh diều 2024
I. PHẠM VI ÔN TẬP
* Đại số: Chương V: Một số yếu tố thống kê và xác suất
* Hình học: Chương VII: Từ bài 1 (Tổng ba góc trong một tam giác) đến hết bài 7 (Tam giác cân).
II. NỘI DUNG ÔN TẬP – MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
TT
(1) | Chương/ Chủ đề (2) | Nội dung/Đơn vị kiến thức (3) | Mức độ đánh giá
(4) |
|
|
|
|
1 | Chủ đề 1: Một số yếu tố thống kê, xác suất
| Nội dung 1: - Thu thập và tổ chức dữ liệu - Phân tích và xử lí dữ liệu - Biểu đồ đoạn thẳng, hình quạt tròn.
| Nhận biết: – Làm quen với các bảng biểu, thấy được tính hợp lý của dữ liệu, phân biệt được các loại biểu đồ trong các ví dụ đơn giản. |
| Thông hiểu: – Giải thích được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí toán học đơn giản (ví dụ: tính hợp lí, tính đại diện của một kết luận trong phỏng vấn; tính hợp lí của các quảng cáo;...). – Đọc và mô tả được các dữ liệu ở dạng biểu đồ thống kê: biểu đồ hình quạt tròn, biểu đồ đoạn thẳng. – Nhận ra được vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được ở dạng: biểu đồ hình quạt tròn (cho sẵn); biểu đồ đoạn thẳng. | ||
| Vận dụng – Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được ở dạng: biểu đồ hình quạt tròn (cho sẵn); biểu đồ đoạn thẳng. | ||
|
Nội dung 2: - Biến cố trong một số trò chơi đơn giản - Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản | Nhận biết: – Làm quen với các khái niệm mở đầu về biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong các ví dụ đơn giản.
| |
|
| Thông hiểu: – Nhận biết được xác suất của một biến cố ngẫu nhiên trong một số ví dụ đơn giản (ví dụ: lấy bóng trong túi, tung xúc xắc,...). | |
2 |
Chủ đề 2: Tam giác | - Tổng ba góc của một tam giác - Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác, BĐT. - Các TH bằng nhau của tam giác - Tam giác cân | Nhận biết: – Nhận biết được khái niệm hai tam giác bằng nhau. - Nhận biết được tam giác cân, tam giác đều. |
|
| Thông hiểu: – Giải thích được các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. | |
| - Giải bài toán có nội dung hình học và vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến hình học | Vận dụng: – Lập luận và chứng minh hình học trong những trường hợp đơn giản (ví dụ: lập luận và chứng minh được các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau từ các điều kiện ban đầu liên quan đến tam giác,...). | |
|
| Vận dụng cao: – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) liên quan đến ứng dụng của hình học như: đo, vẽ, tạo dựng các hình đã học. |
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
A. ĐẠI SỐ
Dạng 1: Bài tập về thu thập, tổ chức, phân tích và xử lí dữ liệu
Ví dụ 1. Biểu đồ cột như hình dưới lần lượt biểu diễn sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của nước ta trong các năm 2000, 2005, 2010, 2016
a, Nêu cách xác định sản lượng khai thác của nước ta trong các năm 2000, 2005, 2010, 2016
b, Nêu cách xác định sản lượng nuôi trồng thủy sản của nước ta trong các năm 2000, 2005, 2010, 2016
c, Lập bảng số liệu thống kê diễn sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của nước ta trong các năm 2000, 2005, 2010, 2016 (Đơn vị: nghìn tấn).
Gợi ý đáp án
a, Nhìn vào cột ( màu xanh) của biểu đồ cột kép biểu thị sản lượng khai thác của nước ta trong năm 2000 ta thấy trên đỉnh cột đó ghi số 1660,9 và đơn vị tính ghi trên trục thẳng đứng là nghìn tấn. Vậy sản lượng khai thác của nước ta trong năm 2000 trong biểu đồ là 1660,9 nghìn tấn.
Tương tự như trên, ta xác định được sản lượng khai thác của nước ta trong mỗi năm còn lại lần lượt là nghìn tấn.
b, Nhìn vào cột (màu đỏ) của biểu đồ cột kép biểu thị sản lượng nuôi trồng thủy sản của nước ta trong năm 2000 ta thấy trên đỉnh cột đó ghi số 589,6 và đơn vị tính ghi trên trục thẳng đứng là nghìn tấn. Vậy sản lượng khai thác của nước ta trong năm 2000 trong biểu đồ là 589,6 nghìn tấn.
Tương tự như trên, ta xác định được sản lượng nuôi trồng thủy sản của nước ta trong mỗi năm còn lại lần lượt là nghìn tấn.
c, Bảng số liệu thống kê diễn sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của nước ta trong các năm (Đơn vị: nghìn tấn).
............