Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm giới hạn phạm vi ôn tập kèm theo các đề thi minh họa.
Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập Toán 7 kì 2 Chân trời sáng tạo
A. Kiến thức lý thuyết ôn thi học kì 2
1. Tỉ lệ thức. Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
- Tỉ lệ thức là một đẳng thức giữa hai tỉ số: hoặc
- Trong đó a, d gọi là ngoại tỉ. b, c gọi là trung tỉ.
- Nếu có đẳng thức a . d = b . c thì ta có thể lập được 4 tỉ lệ thức:
-
2. Đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
+ Đại lượng tỷ lệ thuận
+ Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = kx (với là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỷ lệ k.
+ Khi đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỷ lệ k (khác 0) thì x cũng tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 1/k và ta nói hai đại lượng đó tỷ lệ thuận với nhau
Ví dụ: Nếu y = 5x thì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số 5, hay x tỉ lệ thuận với y theo hệ số 1/5
3. Thu gọn biểu thức
a) Nhân chia hai đơn thức:
Nhân đơn thức với đơn thức ta nhân các hệ số với nhau, nhân các phần biến với nhau (áp dụng: ).
Nhân đơn thức với đa thức ta nhân đơn thức với từng đơn thức của đa thức, sau đó cộng các kết quả lại với nhau. Chia đa thức cho đơn thức ta chia từng đơn thức của đa thức bị chia cho đơn thức, sau đó cộng các kết quả lại với nhau (áp dụng: ).
Cộng, trừ các đơn thức có cùng lũy thừa của phần biến: cộng, trừ các hệ số và giữ nguyên phần biến
Chú ý: Quy tắc bỏ dấu ngoặc: Nếu trước dấu ngoặc là dấu “-” thì khi bỏ dấu ngoặc ta phải đổi dấu các hạng tử bên trong dấu ngoặc. Nếu trước dấu ngoặc là dấu “+” thì khi bỏ dấu ngoặc ta giữ nguyên các hạng tử bên trong dấu ngoặc.
b) Tính giá trị của biểu thức đại số: Thực hiện theo ba bước
- Thu gọn biểu thức (nếu có thể).
- Thay giá trị của biến vào biểu thức.
- Thực hiện phép tính theo thứ tự: lũy thừa nhân, chia cộng, trừ.
c) Tìm bậc: Thu gọn đa thức trước khi tìm bậc
- Bậc của đơn thức: Tổng số mũ của các biến.
- Bậc của đa thức: là đơn thức có bậc cao nhất trong các đơn thức của đa thức.
d) Cộng, trừ đa thức:
- Thu gọn đa thức trước khi cộng, trừ.
- Áp dụng quy tắc bỏ dấu ngoặc Cộng, trừ các đơn thức có cùng lũy thừa của phần biến.
...............
B. Một số đề thi minh họa
ĐỀ SỐ 1
Bài 1. Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có 2 chữ số lớn hơn hoặc bằng 20. Tìm số phần tử của tập hợp M gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra, sau đó tính xác suất của mỗi biến cố sau:
a) Biến cố A: Số tự nhiên được viết ra là bội của 7.
b) Biến cố B: Số tự nhiên được viết ra có tổng hai chữ số là 11.
c) Biến cố C: Số tự nhiên được viết ra có chữ số hàng đơn vị gấp 2 lần chữ số hàng chục.
d) Biến cố D: Số tự nhiên được viết ra là số chia hết cho cả 3 và 4.
e) Biến cố E: Số tự nhiên được viết ra khi chia cho 4 dư 3; chia cho 6 dư 5 và chia cho 8 dư 7.
Bài 2. Số lượng tivi bán được của một cửa hàng trong một năm được biểu diễn bằng sơ đồ đoạn thẳng sau:
a) Lập bảng thống kê số ti vi cửa hàng bán được trong mỗi tháng của cửa hàng.
b) Số ti vi bán được trong mỗi quý chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng số ti vi đã bán trong cả năm (lấy một chữ số ở phần thập phân)?
Bài 3. Xếp loại học lực của 40 bạn học sinh của lớp 7A được minh họa bởi biểu đồ ở hình vẽ bên.
a) Kể tên các loại xếp loại học lực của lớp 7A.
b) Số phần trăm của mức xếp loại nào là chưa cho biết? Tính số phần trăm của mức xếp loại đó.
c) Tính số học sinh xếp loại Khá của lớp 7A.
Bài 4. Cho đa thức: P(x) = 7x3 + 3x4− x2 + 5x2 − 2010 − 6x3 − 2x4 + 2023 − x3
a) Thu gọn và sắp xếp các hạng tử của đa thức trên theo lũy thừa giảm của biến.
b) Nêu rõ hệ số cao nhất, hệ số tự do và bậc của P(x).
c) Tính P(1) và P(- 2).
d) Chứng tỏ rằng đa thức P(x) không có nghiệm
Bài 5. Cho hai đa thức: P(x) = x2+ 2x − 5 và Q(x) = x2 − 9x + 5
a) Tính M(x) = P(x) + Q(x); N(x) = P(x) − Q(x)
b) Tìm nghiệm của M(x) và N(x).
...............
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Toán 7 CTST