Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 10 Cánh diều năm 2023 - 2024 là tài liệu không thể thiếu đối với các bạn học sinh chuẩn bị thi cuối học kì 1.
Đề cương Địa lí 10 học kì 1 giúp các bạn lớp 10 làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Địa lí 10 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Toán 10, đề cương ôn tập học kì 1 Văn 10.
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Địa lý 10 Cánh diều năm 2023
I. Nội dung ôn thi học kì 1 Địa lí 10
- Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
- Nêu được khái niệm khí quyển.
- Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí; lục địa, đại dương, địa hình.
- Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ về yếu tố nhiệt độ của khí quyển.
- Khí áp và gió
- Trình bày được sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất, nguyên nhân của sự thay đổi khí áp.
- Trình bày được một số loại gió chính trên Trái Đất; một số loại gió địa phương.
- Phân tích được hình vẽ, lược đồ về một số yếu tố của khí quyển (khí áp, gió).
- Mưa
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và trình bày được sự phân bố mưa trên thế giới.
- Phân tích được hình vẽ, bản đồ về mưa.
- Thủy quyển, nước trên lục địa
- Nêu được khái niệm thủy quyển.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
- Trình bày được chế độ nước của một con sông cụ thể.
- Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
- Trình bày được khái niệm sinh quyển.
- Phân tích được đặc điểm và giới hạn của sinh quyển.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật.
- Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
- Trình bày khái niệm vỏ địa lí; phân biệt được vỏ địa lí và vỏ Trái Đất.
- Trình bày được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí; liên hệ được thực tế ở địa phương.
- Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
- Trình bày được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới, liên hệ được thực tế ở địa phương.
- Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.
- Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
- Nêu được khái niệm khí quyển.
- Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí; lục địa, đại dương, địa hình.
- Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ về yếu tố nhiệt độ của khí quyển.
- Khí áp và gió
- Trình bày được sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất, nguyên nhân của sự thay đổi khí áp.
- Trình bày được một số loại gió chính trên Trái Đất; một số loại gió địa phương.
II. Một số câu hỏi ôn thi cuối kì 1 Địa lí 10
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với frông?
A. Hai bên khác biệt về nhiệt độ.
B. Có frông nóng và frông lạnh.
C. Là nơi có nhiễu loạn thời tiết.
D. Hướng gió hai bên giống nhau.
Câu 2. Thứ tự từ xích đạo về cực là các khối khí
A. Xích đạo, cực, ôn đới, chí tuyến.
B. Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.
C. Xích đạo, ôn đới, chí tuyến, cực.
D. Xích đạo, chí tuyến, cực, ôn đới.
Câu 3. Frông địa cực (FA) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí
A. xích đạo và chí tuyến.
B. chí tuyến và ôn đới.
C. ôn đới và cực.
D. cực và xích đạo.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của khí quyển?
A. Rất quan trọng cho phát triển sinh vật.
B. Luôn chịu ảnh hưởng của Mặt Trời.
C. Là lớp không khí bao quanh Trái Đất.
D. Giới hạn phía trên đến dưới lớp ôdôn.
Câu 5. Khối khí nào sau đây không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương?
A. Cực.
B. Chí tuyến.
C. Xích đạo.
D. Ôn đới.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng với sự thay đổi của khí áp?
A. Không khí càng loãng, khí áp giảm.
B. Tỉ trọng không khí giảm, khí áp tăng.
C. Độ ẩm tuyệt đối lên cao, khí áp tăng.
D. Không khí càng khô, khí áp giảm.
Câu 7. Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do động lực?
A. Cực, xích đạo.
B. Chí tuyến, cực.
C. Ôn đới, chí tuyến.
D. Xích đạo, chí tuyến.
Câu 8. Các vành đai nào sau đây là áp cao?
A. Cực, chí tuyến.
B. Ôn đới, cực.
C. Xích đạo, chí tuyến.
D. Chí tuyến, ôn đới.
Câu 9. Khí áp là sức nén của
A. luồng gió xuống mặt Trái Đất.
B. luồng gió xuống mặt nước biển.
C. không khí xuống mặt Trái Đất.
D. không khí xuống mặt nước biển.
Câu 10. Vành đai áp nào sau đây chung cho cả hai bán cầu Bắc và Nam?
A. Cực.
B. Chí tuyến.
C. Xích đạo.
D. Ôn đới.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng với sự thay đổi của khí áp?
A. Độ cao càng tăng, khí áp giảm.
B. Có nhiều hơi nước, khí áp thấp.
C. Nhiệt độ lên cao, khí áp giảm.
D. Độ hanh khô tăng, khí áp thấp.
Câu 12. Nguyên nhân sinh ra gió là
A. hai sườn của dãy núi.
B. frông và dải hội tụ.
C. áp cao và áp thấp.
D. lục địa và đại dương.
Câu 13. Gió Tây ôn đới thổi từ áp cao
A. cực về xích đạo.
B. chí tuyến về ôn đới.
C. cực về ôn đới.
D. chí tuyến về xích đạo.
Câu 14. Trị số khí áp tỉ lệ
A. thuận với nhiệt độ không khí.
B. nghịch với độ cao cột khí.
C. thuận với độ ẩm tuyệt đối.
D. nghịch với tỉ trọng không khí.
Câu 15. Loại gió nào sau đây không phải là gió thường xuyên?
A. Gió mùa.
B. Gió Đông cực.
C. Gió Tây ôn đới.
D. Gió Mậu dịch.
Câu 16. Dòng chảy thường xuyên, tương đối lớn trên bề mặt lục địa gọi là
A. hồ.
B. mưa.
C. đầm.
D. sông.
Câu 17. Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố:
A. nước ngầm, địa hình, các hồ đầm.
B. nước ngầm, địa hình, thảm thực vật.
C. lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm.
D. lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm.
Câu 18. Ở đồng bằng lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do
A. bề mặt địa hình bằng phẳng.
B. lớp phủ thổ nhưỡng mềm.
C. tốc độ nước chảy nhanh.
D. tổng lưu lượng nước lớn.
Câu 19. Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là
A. lưu vực nước.
B. chế độ nước.
C. nguồn cấp nước.
D. dòng chảy mặt.
Câu 20. Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố nào sau đây có vai trò đáng kể trong
việc điều hoà chế độ nước của sông?
A. Nước ngầm.
B. Thực vật.
C. Băng tuyết.
D. Địa hình.
Câu 21. Ở miền ôn đới lạnh, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là
A. thực vật.
B. chế độ mưa.
C. băng tuyết.
D. địa hình.
Câu 22. Sông nào sau đây có diện tích lưu vực rộng nhất thế giới?
A. I-ê-nit-xây.
B. A-ma-dôn.
C. Mê Công.
D. Nin.
Câu 23 Sóng biển là
A. sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.
B. một hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang.
C. sự chuyển động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.
D. quá trình chuyển động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
Câu 24. Thủy triều là
A. hiện tượng dao động thường xuyên có chu kì của các khối nước trong các biển và đại Dương.
B. hiện tượng các khối nước trong các biển và đại dương lên xuống do sức hút của Mặt Trăng.
C. một dạng vận động thường xuyên của các khối nước có chu kì trong các biển và đại Dương.
D. hiện tượng dao động thường xuyên, không có chu kì của các khối nước trong các biển và đại Dương.
Câu 25 Các dòng biển lạnh thường xuất phát ở khu vực nào?
A. Vùng cực.
B. Vĩ độ 40° - 500.
C. Vĩ độ 50° - 60°.
D. Vĩ độ 30° - 40°.
Câu 26. Sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời cùng hướng với nhau sẽ làm cho thuỷ triều
A. trung bình.
B. bình thường.
C. lớn nhất.
D. thấp nhất.
Câu 28. Dao động của thuỷ triều nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí như thế nào?
A. Đối xứng.
B. Vuông góc.
C. Vòng cung.
D. Thẳng hàng.
Câu 29 Thổ nhưỡng là lớp vật chất
A. mềm bở ở bề mặt lục địa.
B. tơi xốp ở bề mặt lục địa.
C. rắn ở bề mặt vỏ Trái Đất.
D. vụn ở bề mặt vỏ Trái Đất.
Câu 30. Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất?
A. Địa hình.
B. Sinh vật.
C. Khí hậu.
D. Đá mẹ.
Câu 31. Đặc trưng của thổ nhưỡng là
A. độ ẩm.
B. tơi xốp.
C. vụn bở.
D. độ phì.
Câu 32 Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên độ phì của đất?
A. Sinh vật, đá mẹ.
B. Khí hậu, sinh vật.
C. Địa hình, đá mẹ.
D. Đá mẹ, khí hậu.
Câu 33 Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên các thành phần chủ yếu của đất?
A. Khí hậu, sinh vật.
B. Đá mẹ, khí hậu.
C. Địa hình, đá mẹ.
D. Sinh vật, đá mẹ.
Câu 34. Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là
A. đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng.
B. lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc.
C. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá.
D. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.
Câu 35. Các yếu tố khí hậu nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất?
A. Nhiệt và ẩm.
B. Ẩm và khí.
C. Khí và nhiệt.
D. Nhiệt và nước.
Câu 36 Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho
A. sinh vật.
B. thực vật.
C. vi sinh vật.
D. động vật.
Câu 37: Các yếu tố khí hậu nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất?
A. Nhiệt và ẩm.
B. Ẩm và khí.
C. Khí và nhiệt.
D. Nhiệt và nước.
Câu 38: Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần hữu cơ cho đất?
A. Sinh vật.
B. Đá mẹ.
C. Địa hình.
D. Khí hậu.
Câu 39: Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất?
A. Địa hình.
B. Sinh vật.
C. Khí hậu.
D. Đá mẹ.
Câu 40: Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào sau đây?
A. Phân giải, tổng hợp chất mùn.
B. Góp phần làm phá huỷ đá.
C. Cung cấp vật chất hữu cơ.
D. Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi.
Câu 41: Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây?
A. Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất.
B. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật.
C. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất.
D. Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí.
Câu 42: Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên độ phì của đất?
A. Sinh vật, đá mẹ.
B. Khí hậu, sinh vật.
C. Địa hình, đá mẹ.
D. Đá mẹ, khí hậu.
Câu 43: Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình?
A. Độ ẩm.
B. Độ phì.
C. Độ rắn.
D. Nhiệt độ.
Câu 44: Tác động quan trọng nhất của sinh vật đối với việc hình thành đất là
A. làm đá gốc bị phá huỷ.
B. tạo các vành đai đất.
C. cung cấp chất hữu cơ.
D. cung cấp chất vô cơ.
Câu 45: Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho
A. sinh vật.
B. thực vật.
C. vi sinh vật.
D. động vật.
Câu 46: Tác động nào sau đây của con người không ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất?
A. Đưa vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác.
B. Tăng cường chặt phá rừng, phá rừng bừa bãi.
C. Bón phân, làm thuỷ lợi, thau chua rửa mặn.
D. Đốt nương làm rẫy, làm nhiều vụ trong năm.
Câu 47: Thổ nhưỡng là lớp vật chất
A. mềm bở ở bề mặt lục địa.
B. tơi xốp ở bề mặt lục địa.
C. rắn ở bề mặt vỏ Trái Đất.
D. vụn ở bề mặt vỏ Trái Đất.
Câu 48: Phát biểu nào sau đây đúng với hoạt động của các nhân tố hình thành đất?
A. Tác động theo các thứ tự.
B. Không ảnh hưởng nhau.
C. Có mối quan hệ với nhau.
D. Không đồng thời tác động.
Câu 49: Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của đá mẹ đối với việc hình thành đất?
A. Nguồn cung cấp vật chất vô cơ.
B. Quyết định thành phần khoáng vật.
C. Quyết định thành phần cơ giới.
D. Nguồn cung cấp vật chất hữu cơ.
Câu 50: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?
A. Thành phần quan trọng nhất của đất.
B. Thường ở tầng trên cùng của đất.
C. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ.
D. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.
Câu 51: Đặc trưng của thổ nhưỡng là
A. độ ẩm.
B. tơi xốp.
C. vụn bở.
D. độ phì.
Câu 52: Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.
B. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.
C. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.
D. Thành phần quan trọng nhất của đất.
Câu 53: Hoạt động nào sau đây của con người không làm biến đổi tính chất của đất?
A. Lâm nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Ngư nghiệp.
D. Nông nghiệp.
Câu 54: Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là gì?
A. Sinh vật.
B. Khí hậu.
C. Đá mẹ.
D. Địa hình.
Câu 55: Vai trò của địa hình trong việc hình thành đất là gì?
A. Làm phá huỷ đá gốc.
B. Cung cấp chất hữu cơ.
C. Tạo các vành đai đất.
D. Cung cấp chất vô cơ.