Khi săn ưu đãi trong ngày Black Friday và Cyber Monday, những kẻ lừa đảo sẽ luôn rình rập bạn. Dưới đây là cách mua sắm online an toàn trong ngày Black Friday và Cyber Monday.
Black Friday là gì?
Black Fridday còn được biết đến với tên gọi Thứ Sáu đen tối. Đó là ngày mua sắm được giảm giá sâu nhất trong năm với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Black Friday diễn ra vào ngày thứ 6 cuối cùng của tháng 11 hằng năm. Lấy ví dụ cụ thể:
- Black Friday 2022 là ngày: 25/11/2022
- Black Friday 2023 là ngày: 24/11/2023
- Black Friday 2024 là ngày: 29/11/2024
- Black Friday 2025 là ngày: 28/11/2025
- Black Friday 2026 là ngày: 27/11/2026
- Black Friday 2027 là ngày: 26/11/2027
- Black Friday 2028 là ngày: 24/11/2028
- Black Friday 2029 là ngày: 23/11/2029
- Black Friday 2030 là ngày: 29/11/2030
Cyber Monday là gì?
Cyber Monday hay Thứ Hai điện tử, bắt nguồn từ Mỹ. Nó là ngày mua sắm online được giảm giá sâu nhất trong năm. Cyber Monday được tổ chức vào ngày thứ hai đầu tiên sau Lễ Tạ Ơn và Black Friday.
Cả hai lễ hội mua sắm lớn nhất trong năm sắp diễn ra, các cửa hàng đang chuẩn bị và tung ra ưu đãi hấp dẫn, đặc biệt cho lễ Giáng sinh và Tết nguyên đán sắp tới. Thế nhưng trong dịp này, bạn không thể mặc cả. Các nhãn hàng đã dựa vào điều đó để đưa ra mức giá. Và tội phạm mạng cũng tận dụng nhân tố này.
Tuy nhiên, đừng quá lo lắng. Bạn có thể xác định các dấu hiệu lừa đảo trong Black Friday và Cyber Monday như sau.
Dấu hiệu cảnh báo lừa đảo trong Black Friday và Cyber Monday
Bốc thăm trúng thưởng
Đây là chiêu trò cực kỳ phổ biến những năm gần đây. Ai cũng muốn được ưu đãi cao nhất và nhận phần thưởng giá trị. Đánh vào tâm lý đó, tội phạm mạng thường bày ra những món đồ đắt tiền ở trước mắt và yêu cầu bạn rút thăm để trở thành một khách hàng may mắn sở hữu chúng, chẳng hạn như iPhone đời mới nhất.
Trong những phi vụ lừa đảo online như thế này, khả năng cao tới 99%, bạn sẽ là người chiến thắng, sau đó, để nhận thưởng, bạn cần nhập thông tin cá nhân và điền vào khảo sát. Kẻ lừa đảo có thể dùng chúng để thu thập dữ liệu nhạy cảm hoặc tận dụng điều đó để hưởng lợi ích từ việc thu tiền sau mỗi lượt click.
Vì thế, đừng bao giờ nhập thông tin cá nhân vào các trang mà bạn không tin tưởng.
Cảnh giác với thẻ quà tặng
Tương tự, bạn có thể tham gia bốc thăm may mắn để nhận một thẻ quà tặng từ cửa hàng hoặc siêu thị online. Nếu may mắn, bạn có thể mua được mặt hàng giá trị với chi phí 0 đồng. Và thật đáng click vào liên kết như thế nếu nó do một người bạn đề xuất phải không?
Tuy nhiên, tội phạm mạng có thể dùng các dịch vụ như WhatsApp để quảng cáo quà tặng, thường dưới dạng một chiến dịch trùng với thời điểm mới khai trương cửa hàng. Sau đó, bạn cần phải click vào một link điền chi tiết địa chỉ liên hệ. Bạn sẽ không nghi ngờ điều gì bởi tin nhắn có vẻ từ một người quen biết.
Nhưng đó là giả mạo. Thông tin cá nhân của bạn bị thu thập và thiết bị đang dùng có thể lây nhiễm malware. Tốt nhất, bạn nên gõ từ khóa Black Friday + thẻ quà tặng & tên nhãn hàng vào Google Search để kiểm tra thông tin về tính xác thực của nó trước khi tiếp tục. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi bạn bè để xác định đúng là tin nhắn do họ gửi đi.
Trang Facebo giả