Đề cương học kì 2 môn Đạo đức lớp 3 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tổng hợp kiến thức quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình học kì 2, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập học kì 2 cho học sinh của mình.
Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 3 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi cuối học kì 2 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo đề cương môn Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kì 2 năm 2023 - 2024:
Đề cương học kì 2 môn Đạo đức lớp 3 sách Kết nối tri thức
Hình thức: Bốc thăm trả lời câu hỏi
Nhóm câu hỏi chủ đề 6: Khám phá bản thân
Câu 1. Giới thiệu và giải thích về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân?
Gợi ý: Yêu cầu trình bày rõ ràng, mạch lạc điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, cần làm gì để phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu ...
Câu 2. Nhận xét về điểm mạnh của một bạn trong lớp mà mình cần học hỏi
Gợi ý: Con trả lời theo ý kiến của bản thân.
Câu 3. Hãy kể 1- 2 cách để khám phá bản thân?
Gợi ý: Viết ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; Thường xuyên hỏi bạn bè, người thân điều mà mình băn khoăn và lắng nghe ý kiến cả mọi người để hiểu chính mình, tham gia nhiều hoạt động tập thể ở trường, lớp; Tự nhìn nhận và điều chỉnh bản thân từ những lỗi mình mắc phải; tâm sự, trò chuyện với bố mẹ, người thân, bạn bè để lắng nghe ý kiến nhận xét, góp ý của họ...
Câu 4. Em và bạn đã từng có bất hòa chưa ? em xử lí bất hòa đó như thế nào?
Gợi ý: Trả lời theo suy nghĩ cá nhân
Câu 5. Nêu 1 vài cách xử lí bất hòa.
Gợi ý: Bình tĩnh, tìm hiểu nguyên nhân gây bất hòa; nếu có lỗi cần thành thật xin lỗi; nhờ bạn bè hoặc thầy cô để hòa giải mâu thuẫn... ( trả lời sáng tạo theo suy nghĩ cá nhân)
Câu 6. Việc xử lí bất hòa tốt sẽ giúp gì cho chúng ta?
Gợi ý: Rèn khả năng lắng nghe, hiểu người khác; thoải mái tinh thần; được bạn bè yêu quí, tôn trọng; thân thiện, đoàn kết, xây dựng được tình bạn đẹp....
Nhóm câu hỏi chủ đề 8: An toàn giao thông
Câu 7. Khi đi bộ, chúng ta cần phải tuân thủ những quy tắc an toàn nào?
Gợi ý: Quan sát cẩn thận trước khi qua đường, đi trên phần lề đường hoặc vỉa hè, đi theo tín hiệu của đèn giao thông và sự có mặt của người lớn, đi đúng phần đường dành cho người đi bộ, sử dụng hầm đi bộ hoặc cầu vượt qua đường cho người đi bộ ...
Câu 8. Phân tích và xử lí 1 số tình huống trong sách giáo khoa về an toàn giao thông.
Gợi ý: trả lời linh hoạt theo tình huống được xem.
Ôn tập câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: khi bạn có chuyện vui em sẽ?
A. chúc mừng và chia vui với bạn
B. không quan tâm
C. ghen tị với bạn
D. nói xấu bạn
Câu 2: khi bạn đọc chuyện buồn hoặc gặp khó khăn em sẽ?
A. không quan tâm
B. Trêu chọc bạn
C. an ủi động viên bạn
D. nói xấu bạn
Câu 3: biểu hiện của việc biết chơi vui với bạn là?
A. đến chúc mừng
B. đến phá đám
C. đến trêu chọc
D. không quan tâm đến bạn
Câu 4: biểu hiện của việc biết chia buồn với bạn khi gia đình có người mất là?
A. đến an ủi động viên bạn
B. đến phá nám
C. đến trêu chọc bạn
D. không quan tâm đến bạn
Câu 5: Để có tình bạn gắn bó lâu dài cần phải?
A. nói xấu bạn sau lưng
B. mặc kệ bạn khi gặp khó khăn
C. không quan tâm đến bạn
D. chia sẻ buồn với bạn
Câu 6: khi được cảm thông chia sẻ thì niềm vui sẽ?
A. nhân lên
B. vơi đi
C. giảm đi
D. xuống dốc
Câu 7: khi được cảm thông, chia sẻ nỗi buồn sẽ?
A. nhân đi
B. vơi đi
C. giảm đi
D. xuống dốc
Câu 8: không quan tâm đến niềm vui nỗi buồn của người xung quanh thể hiện là người?
A. vô cảm
B. tiết kiệm
C. tốt bụng
D. hòa đồng
Câu 9: đối với các bạn nghèo bạn có hoàn cảnh khó khăn chúng ta cần phải?
A. thông cảm chia sẻ
B. phân biệt đối xử
C. đến trêu chọc bạn
D. không quan tâm đến bạn
Câu 10: Phân biệt đối xử với các bạn nghèo bạn có hoàn cảnh khó khăn là vi phạm?
A. quyền trẻ em
B. quyền công dân
C. quyền kinh doanh
D. quyền tự do của công dân
Câu 11: một con ngựa đau cả tàu từ còn thiếu trong dấu ba chấm là?
A. bỏ cỏ
B. bỏ cơm
C. bỏ thóc
D. bở gạo
Câu 12: Thương người như thể..... từ còn thiếu trong dấu ba chấm là?
A. thương cha
B. thương mẹ
C. thương anh
D. thương thân