Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2023 - 2024 tổng hợp kiến thức quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình giữa học kì 2, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình.
Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 2 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi giữa học kì 2 đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 2 năm 2023 - 2024:
Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2023 - 2024
Ôn tập giữa học kì 2 phần Đọc - Hiểu
Học sinh đọc nhiều lần bài đọc để lựa chọn câu trả lời chính xác.
1. Đọc thầm bài tập đọc Chuyện bốn mùa rồi khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
Bài 1. Bốn nàng tiên trong bài tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
A. Mùa xuân
B. Mùa hạ
C. Mùa thu
D. Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông
Bài 2. Theo lời nàng Đông, mùa xuân có gì hay?
A. Xuân về cây trong vườn đơm hoa và trái ngọt
B. Xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc
C. Xuân về cây lá tốt tươi, cây cối đâm chồi nảy lộc
D. Xuân về cây lá tốt tươi
Bài 3. Viết tên bốn nàng tiên trong đoạn văn trên.
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
2. Đọc thầm các đoạn văn sau rồi khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau:
Đề 1:
Cá rô lội nước
Những bác rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ chúng chui ra, khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước.
Câu 1. ( 0.5 điểm) Cá rô có màu như thế nào?
A. Giống màu đất
B. Giống màu bùn
C. Giống màu nước
D. Giống màu rêu.
Câu 2.(1 điểm) Đàn cá rô lội nước mưa tạo ra tiếng động như thế nào?
A. Nhanh như cóc nhảy
B. Rào rào như đàn chim vỗ cánh
C. Nô nức lội ngược trong mưa
D. Cả ba ý trên
Câu 3: Suốt mùa đông cá rô ẩn náu ở đâu?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Đề 2:
Con chuột huênh hoang
Một lần, chuột rơi bộp xuống giữa một đàn thỏ. Bọn thỏ giật mình ba chân bốn cẳng bỏ chạy. Chuột tưởng thỏ sợ mình, lấy làm đắc ý lắm. Nó nghĩ: Mèo còn nhỏ hơn thỏ, chắc mèo phải sợ nó. Một hôm, chuột đến gần bồ thóc. Phía trên bồ thóc, một con mèo đang kêu ngoao ngoao. Chuột chẳng thèm để ý đến mèo, định leo thẳng lên bồ thóc. Bỗng huỵch một cái, mèo nhảy phắt xuống, ngoạm ngay lấy chuột. |
Câu 1. Một lần, chuột gặp chuyện gì?
A. Gặp một đàn thỏ đang chơi
B. Rơi bộp xuống giữa một đàn thỏ
C. Đuổi bắt một đàn thỏ
D. Bị đàn thỏ đuổi bắt
Câu 2. Bọn thỏ làm gì khi thấy chuột?
A. Vây bắt chuột ăn thịt
B. Đuổi chuột chạy mất
C. Ba chân bốn cẳng bỏ chạy
D. Vui chơi cùng chuột
Câu 3. Em hãy kể tên các con vật được nhắc tới trong đoạn văn trên
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Đề 3:
Quả măng cụt
Quả măng cụt tròn như quả cam, to bằng nắm tay trẻ con, toàn thân tím sẫm ngả sang đỏ. Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả.
Tách nửa vỏ trên, ruột măng cụt sẽ hiện ra trắng muốt như hoa bưởi. Có đến bốn, năm múi to không đều nhau, ăn vào ngọt trong miệng và tỏa hương thoang thoảng.
Câu 1. Quả măng cụt to bằng:
A. Quả cam.
B. Nắm tay trẻ con.
C. Quả na.
D. Quả bưởi.
Câu 2. Câu “Quả măng cụt tròn như quả cam” trả lời cho câu hỏi:
A. Là gì?.
B.Làm gì?.
C. Như thế nào?.
D. Vì sao?
Câu 3. Từ ngữ chỉ màu sắc của ruột quả măng cụt là: ............................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Đề 4:
Chiếc rễ đa tròn
Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy:
- Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé !
Câu 1. Buổi sớm, như thường lệ, sau khi tập thể dục Bác Hồ đi đâu?
A. đi trồng cây | C. tập thể dục |
B. đi dạo trong vườn | D. đi làm việc |
Câu 2. Đi dạo trong vườn, Bác Hồ thấy gì?
A. một chiếc lá đa | C. một cành đa |
B. một chiếc búp đa | D. một rễ đa nhỏ |
Câu 3. Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì?
Viết câu trả lời của em:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ôn tập giữa học kì 2 phần Luyện từ và câu lớp 2
Câu 1. Bộ phận in đậm trong câu: Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa. Trả lời cho câu hỏi nào?
A. Vì sao
B. Như thế nào
C. Khi nào?
D. Để làm gì?
Câu 2. Gạch chân những từ ngữ trả lời cho câu hỏi thế nào? trong câu văn sau: Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch.
Câu 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu:
Cá rô nô nức lội ngược trong mưa. ……………………………………..................……………
Câu 4. Đặt một câu kiểu câu Ai làm gì? Mẫu: Em đang học bài.
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Câu 5. Điền ch hay tr vào chỗ chấm ( ...)
.......ở lại che .......ở va ......ạm ........ạm y tế.
Câu 6: Tìm một từ trái nghĩa với mỗi từ cho dưới đây :
Trẻ con - ......................... đẹp - ................ vui - ............... rụt rè - .......................
Câu 7. Dòng nào dưới đây gồm các từ ngữ viết đúng chính tả
A. đi rừng, dừng chân, trồng dừng
B. đi rừng, rừng chân, trồng rừng.
C. trồng rừng, đi dừng, rừng chân
D. trồng rừng, đi rừng, dừng chân
Câu 8. Điền s hay x vào chỗ chấm:
Hoa ....en .....en lẫn hoa ....úng ....úng xính.
Câu 9. Hãy chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm thích hợp:
Đen như …………….. Nhanh như …………..
Nói như ……………… Hôi như ……………...
(vẹt, quạ, cú, cắt)
Câu 10. Điền vào chỗ trống l hay n:
....ối liền | ....ối đi | ngọn ....ửa | một ....ửa |
Câu 11. Điền vào chỗ trống s hay x?
...........ay sưa ...........ay lúa ...........ông lên dòng .........ông
Câu 12. Hãy chọn tên con vật thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:
a) Dữ như . . . . . . . . . . c) Khỏe như. . . . . . . . . .
b) Nhát như . . . . . . . . . . d) Nhanh như . . . . . . . . . .
(Thỏ, voi, hổ, sóc)
Câu 13: Từ ngữ nào nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ?
A. Kính yêu
B. Mến yêu
C. Thương yêu
D. Thân mến
Câu 14: a) Đặt câu kiểu Ai là gì để giới thiệu về em:
…………………………………………………………………………………………………………
b) Đặt câu kiểu Ai thế nào? Để nói về một đặc điểm của con vật.
Mẫu: Con Cún Bông rất thông minh.
………………………………………………………………………………………………
Câu 15: Hãy đặt câu với mỗi từ dưới đây:
Mẫu: học bài. Bạn Lan rất chăm chỉ học bài.
Rửa mặt …………………………………………………………………
Thương yêu ……………………………………………………………..
Hiếu thảo ……………………………………………………………….
Khuyên bảo ……………………………………………………………
Câu 16 : Gạch chân các từ chỉ đặc điểm của người trong các từ sau:
Lao động, sản xuất, cần ùu, cày cuốc, thông minh, khéo tay, nghiên cứu, khiêm tốn, trồng trọt, cày cấy, dịu dàng, hiền lành, chân thành.
Câu 17: Sắp xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp.
Đi, chạy, nhảy, ngoan, hiền, chăm chỉ, chịu khó, siêng năng, cần cù, lười biếng, ăn, uống, leo trèo, đọc, viết, khiêm tốn, hiền lành.
Nhóm từ chỉ hoạt động | Nhóm từ chỉ tính chất, đặc điểm |
Mẫu: đi, ............................................ .................................................................... .................................................................... | Mẫu: đi, ......................................... .................................................................... ...................................................................... |
Câu 18: Điền d, gi hay r vào chỗ chấm trong câu sau cho thích hợp:
Thầy .....áo em tuy đã ....à nhưng ....a dẻ vẫn hồng hào vì thầy chăm tập thể ....ục và ....ữ .....ìn sức khỏe. .......ọng của thầy sang sảng, ......áng đi nhanh nhẹn.
Câu19 : Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để tạo từ có nghĩa.
a) Bánh .............., .............. quýt, ............. sách, .................. lá | ( cuốn , cuống) |
b) .......... cây, ............... nước, .............. thuốc, ...............mình | ( uốn , uống) |
c) ........... thấp, núi ..............., quả ..................., hươu ........... cổ | ( cau, cao) |
d) Bãi ............., ................. bạn, đất .................., | ( các, cát) |
Đề cương ôn thi giữa kì 2 Tập làm văn lớp 2
Viết đoạn văn ra vở ở nhà:
- Đề 1: Viết đoạn văn tả về cô giáo lớp 1 của em.
- Đề 2: Viết đoạn văn kể về một người thân trong gia đình mà em yêu nhất.
- Đề 3: Viết đoạn văn kể về gia đình em.
- Đề 4: Viết đoạn văn kể về mùa hè.
- Đề 5: Viết đoạn văn tả một con vật nuôi trong gia đình em.
Đề ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 2
A. Đọc – hiểu
Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên
Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm.
Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu.
Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại lòng hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hỗ trợ giúp. Cá Sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ.
Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông, suối.
(Theo Truyện cổ Tây Nguyên)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Già làng Voi tức giận vì điều gì?
a- Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng
b- Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng
c- Cá Sấu đến sống ở hồ nước của buôn làng.
2. Già làng voi làm thế nào để đánh thắng Cá Sấu?
a- Nhử Cá Sấu lên bờ hồ để dân làng dễ đánh bại
b- Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại
c- Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại
3. Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có?
a- Do dấu chân già làng Voi và dấu vết kéo gỗ tạo thành
b- Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành
c- Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành
4. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa của câu chuyện?
a- Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và quyết tâm đuổi Cá Sấu của dân làng Tây Nguyên.
b- Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm của dân làng Tây Nguyên.
c- Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và tinh thần đoàn kết của dân làng Tây Nguyên.
5. Chép lại từng câu sau khi điền vào chỗ trống:
a) r hoặc d
….òng sông…ộng mênh mông, bốn mùa …ạt….ào sóng nước.
b) ưt hoặc ưc
Nhóm thanh niên l…. lưỡng ra s….chèo thuyền b….lên phía trước
B. Viết
1. Chính tả: Nghe – viết Sự tích hồ ở Tây Nguyên
2. Viết đoạn văn tả một con vật nuôi trong gia đình em.