Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều tổng hợp kiến thức quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình giữa học kì 2 năm 2023 - 2024, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình.
Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi giữa học kì 2 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Văn, Tin học 6. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 2 năm 2023 - 2024:
Đề cương giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều
Câu 1: Đo thể tích người ta thường sử dụng dụng cụ nào?
A. Bình tràn.
B. Bình chia độ.
C. Bình chứa.
D. Một loại bình khác.
Câu 2: Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?
A. 1 m3= 100 l
B. 1ml = 1 cm3
C. 1 dm3= 0,1 m3
D. 1 dm3 = 1000 mm3
Câu 3: Để đo chiều dài của cánh cửa lớp học, người ta thường sử dụng:
A. Thước dây.
B. Thước kẻ.
C. Thước cuộn.
D. Thước kẹp.
Câu 4: Đơn vị nào dùng để đo độ dài một vật (bút chì, thước kẻ…)?
A. dm.
B. m.
C. cm.
D. km.
Câu 5: Khi xảy ra sự cố trong phòng thí nghiệm ta nên làm gì?
A. Coi như không phải mình gây ra.
B. Gọi bạn xử lý giúp.
C. Tự ý xử lý sự cố.
D. Báo với thầy, cô giáo.
Câu 6: Cho các bước đo độ dài gồm:
(1) Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.
(2) Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp
(3) Đọc kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật
(4) Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước
(5) Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật
Để đo chính xác độ dài của vật ta cần thực hiện theo thứ tự nào sau đây?
A. (2), (1), (5), (3), (4)
B. (3), (2), (1). (4), (5)
C. (2), (1), (3), (4), (5)
D. (2), (3), (1), (5), (4)
Câu 7: Việc nào sau đây là việc nên làm trong phòng thực hành?
A. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.
B. Đổ hóa chất vào cống thoát nước.
C. Mang hết các đồ thí nghiệm ra bàn thực hành.
D. Buộc tóc gọn gàng khi làm thí nghiệm.
Câu 8: Việc làm nào sau đây được cho là KHÔNG an toàn trong phòng thực hành?
A. Quan sát lối thoát hiểm của phòng thực hành.
B. Đeo găng tay khi lấy hóa chất.
C. Tự ý làm thí nghiệm.
D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành.
Câu 9: Đơn vị nào dùng để đo khối lượng của một vật?
A. Kg.
B. Lạng.
C. Tấn.
D. Gam.
Câu 10: Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là
A. cân tiểu li.
B. cân Roberval.
C. cân tạ.
D. cân đồng hồ.
Câu 11: Cho các bước để đo được thời gian bằng đồng hồ bấm giây điện tử:
(1) Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0.
(2) Chọn chức năng đo phù hợp bằng nút bấm MODE.
(3) Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo.
(4) Nhấn nút START/STOP để kết thúc đo.
Sắp xếp thứ tự các bước phù hợp nhất để đo được thời gian bằng đồng hồ bấm giây điện tử?
A. (1), (2), (3), (4)
B. (1), (2), (4), (3)
C. (2), (1), (3), (4)
D. (2), (1), (4), (3)
Câu 12: Đáp án nào sau đây sai khi đổi khối lượng?
A. 1 lạng = 100gam.
B. 1 cân = 1kg
C. 1 gam = 1000kg
D. 1 kg = 1000gam
Câu 13: Đơn vị nào sau đây không dùng để đo khối lượng?
A. m3
B. Lạng
C. Tấn
D. Yến
Câu 14: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian?
A. Cân đồng hồ.
B. Đồng hồ.
C. Điện thoại.
D. Máy tính.
Câu 15: Cách đổi thời gian nào sau đây là đúng?
A. 1 giây = 0,1 phút
B. 1 giờ = 600 giây
C. 1 phút = 24 giây
D. 1 ngày = 24 giờ
....
>> Tải file để tham khảo toàn bộ Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều