Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn 10 sách Cánh diều
Tập huấn sách giáo khoa lớp 10 Cánh diều năm 2022 - 2023
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn 10 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022 - 2023.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm môn Toán, Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 10 bộ Cánh diều để nắm rõ những ưu, nhược điểm của từng môn, có thêm nhiều kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay SGK lớp 10 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi đáp án tập huấn SGK Ngữ văn 10 trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Đáp án tập huấn SGK Ngữ văn 10 Cánh diều
Câu 1. Phương án nào KHÔNG phải là quy định của Chương trình Ngữ văn 2018 đối với lớp 10?
A. Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này
.svg"> B. Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của sử thi, truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật,... C. Viết được bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng. Viết được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề D. Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
Câu 2. Theo Chương trình Ngữ văn 2018, thể loại văn học nào KHÔNG được học đọc hiểu ở lớp 10?
A. Thần thoại B. Truyện cổ tích
.svg"> C. Chèo, tuồng D. Thơ
Câu 3. Cấu trúc của SGK Ngữ văn 10 CD là gì?
A. Bài mở đầu – Phần phụ lục – 8 bài học chính – Ôn tập và kiểm tra, đánh giá B. Bài mở đầu – 8 bài học chính – Phần phụ lục – Ôn tập và kiểm tra, đánh giá C. Bài mở đầu – 8 bài học chính – Ôn tập và kiểm tra, đánh giá – Phần phụ lục
.svg"> D. Bài mở đầu – Ôn tập và kiểm tra, đánh giá – 8 bài học chính – Phần phụ lục
Câu 4. Cấu trúc của mỗi bài học trong SGK Ngữ văn 10 CD thế nào?
A. Yêu cầu cần đạt – Kiến thức Ngữ văn – Đọc hiểu – Thực hành đọc hiểu – Viết – Nói và nghe – Thực hành Tiếng Việt – Tự đánh giá – Hướng dẫn tự học B. Yêu cầu cần đạt – Kiến thức Ngữ văn – Đọc hiểu – Thực hành đọc hiểu – Thực hành Tiếng Việt – Viết – Nói và nghe – Tự đánh giá – Hướng dẫn tự học
.svg"> C. Yêu cầu cần đạt – Kiến thức Ngữ văn – Đọc hiểu– Thực hành Tiếng Việt – Viết – Nói và nghe – Hướng dẫn tự học – Tự đánh giá – Thực hành đọc hiểu D. Yêu cầu cần đạt – Đọc hiểu – Thực hành đọc hiểu – Thực hành Tiếng Việt – Viết – Nói và nghe – Hướng dẫn tự học – Kiến thức Ngữ văn – Tự đánh giá
Câu 5. Ý nào KHÔNG phải là quan điểm biên soạn SGK Ngữ văn 10 CD?
A. Bám sát và thể hiện một cách khoa học, sinh động các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 B. Bảo đảm tỷ lệ hài hòa giữa các loại văn bản: văn bản văn học (3 bài), văn bản nghị luận (3 bài) và văn bản thông tin (3 bài)
.svg"> C. Lấy thể loại và kiểu văn bản làm trục chính kết hợp với đề tài, chủ đề để dạy học và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh D. Không tập trung nhồi nhét, trang bị kiến thức lí thuyết hàn lâm mà chủ yếu yêu cầu vận dụng, thực hành
Câu 6. Các bài học trong SGK 10 CD (tập 1) lần lượt là gì?
A. Thơ Đường luật – Thần thoại và Sử thi – Kịch bản chèo và tuồng – Văn bản thông tin B. Văn bản thông tin – Kịch bản chèo và tuồng – Thơ Đường luật – Thần thoại và Sử thi C. Kịch bản chèo và tuồng – Thần thoại và Sử thi – Thơ Đường luật – Văn bản thông tin
.svg"> D. Thần thoại và Sử thi – Thơ Đường luật – Kịch bản chèo và tuồng – Văn bản thông tin
Câu 7. Các bài học trong SGK 10 CD (tập 2) lần lượt là gì?
A. Thơ tự do – Văn bản nghị luận – Thơ văn Nguyễn Trãi – Tiểu thuyết và truyện ngắn B. Tiểu thuyết và truyện ngắn – Thơ tự do – Văn bản nghị luận – Thơ văn Nguyễn Trãi C. Thơ văn Nguyễn Trãi – Tiểu thuyết và truyện ngắn – Thơ tự do – Văn bản nghị luận
.svg"> D. Văn bản nghị luận – Thơ văn Nguyễn Trãi – Tiểu thuyết và truyện ngắn – Thơ tự do
Câu 8. SGK Ngữ văn 10 CD kế thừa điểm nổi bật nào ở SGK Ngữ văn 10 hiện hành?
A. Hệ thống ngữ liệu và các chiến thuật, kĩ thuật trong khi đọc B. Hệ thống ngữ liệu và phân bổ thời lượng cho từng bài học C. Hệ thống ngữ liệu và sổ tay hướng dẫn học sinh đọc, viết, nói, nghe D. Hệ thống ngữ liệu và dạy đọc hiểu văn học theo đặc trưng thể loại .svg">
Câu 9. Dạy đọc hiểu văn bản theo sách Ngữ văn 10 CD cần đáp ứng yêu cầu chủ đạo nào?
A. Bám sát chủ đề và đề tài của mỗi văn bản B. Bám sát đặc trưng thể loại hoặc kiểu văn bản .svg"> C. Bám sát phương thức biểu đạt của văn bản D. Bám sát phong cách nghệ thuật của tác giả
Câu 10. Trong khi đọc văn bản, HS cần lưu ý điểm gì?
A. Tìm hiểu thông tin về tác giả trong phần chuẩn bị B. Đọc các câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu ở cuối văn bản C. Thực hiện theo các chỉ dẫn đọc ở bên phải văn bản .svg"> D. Xem lại các kiến thức trong mục Kiến thức Ngữ văn
Câu 11. Trong SGK Ngữ văn 10 CD, các câu hỏi đọc hiểu sau văn bản được sắp xếp như thế nào?
A. Câu hỏi Phân tích, nhận xét; Câu hỏi Hiểu; Câu hỏi Mở rộng, nâng cao. B. Câu hỏi Hiểu; Câu hỏi Phân tích, nhận xét; Câu hỏi Mở rộng, nâng cao; .svg"> C. Câu hỏi Mở rộng, nâng cao; Câu hỏi Hiểu; Câu hỏi Phân tích, nhận xét. D. Câu hỏi Phân tích, nhận xét; Câu hỏi Mở rộng, nâng cao; Câu hỏi Hiểu.
Câu 12. Nhận định nào KHÔNG đúng về dạy thực hành tiếng Việt theo sách Ngữ văn 10 CD?
A. Không đi sâu vào lí thuyết, tập trung hướng dẫn HS thực hành theo các bài tập B. Dạy học sinh học thuộc nội dung lí thuyết tiếng Việt ở phần Kiến thức ngữ văn .svg"> C. Tích hợp việc dạy thực hành tiếng Việt với dạy học đọc hiểu, viết, nói và nghe D. Linh hoạt trong việc hướng dẫn HS tìm hiểu lí thuyết ở phần Kiến thức ngữ văn
Câu 13. Trật tự các bước của quy trình viết mà giáo viên cần hướng dẫn HS trong hoạt động thực hành viết là gì?
A. Chuẩn bị - Lập dàn ý và tìm ý – Viết – Kiểm tra, chỉnh sửa. B. Tìm ý và lập dàn ý – Chuẩn bị viết – Viết – Kiểm tra, chỉnh sửa C. Chuẩn bị - Tìm ý và lập dàn ý – Viết – Kiểm tra, chỉnh sửa .svg"> D. Chuẩn bị - Viết - Kiểm tra, chỉnh sửa – Rút lại ý và dàn ý của bài viết
Câu 14. Phương án nào nêu đúng và đầy đủ nhất những điểm mới về yêu cầu học Nói và Nghe ở lớp 10 ?
(1) Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội, có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
(2) Nghe và ghi chép được các nội dung mà người nói trình bày.
(3) Trình bày được báo cáo về một kết quả nghiên cứu hay hoạt động trải nghiệm.
(4) Biết nhận xét về phong cách của người thuyết trình và phương tiện trình bày.
(5) Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học.
A. 1-2-3 B. 1-3-5 .svg"> C. 2-3-4 D. 2-3-5
Câu 15. Đánh giá học sinh lớp 10 trong môn Ngữ văn được tiến hành như thế nào?
A. Chỉ cần dựa trên phần tự đánh giá trong mỗi bài học và phần ôn tập, kiểm tra cuối mỗi học kì trong SGK Ngữ văn 10 B. Chỉ cần kiểm tra, đánh giá học sinh theo các yêu cầu thực hành Viết và thực hành Nói, Nghe trong SGK Ngữ văn 10 C. Linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đánh giá học sinh theo yêu cầu của chương trình Ngữ văn 2018 và văn bản hướng dẫn của Bộ hoặc Sở GD&ĐT .svg"> D. Linh hoạt và sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động đánh giá học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn hiện hành (2006)