Bảng nguyên tố hóa học theo IUPAC mới

Tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC

Bảng nguyên tố hóa học theo IUPAC

Tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 10 nhanh chóng nắm được bảng nguyên tố hóa học, hóa trị lớp 10 mới.

Danh pháp IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry) là hệ thống quy tắc được sử dụng để đặt tên cho các hợp chất hóa học. Bao gồm các hợp chất hữu cơ và vô cơ, ion và các phân tử. Vậy dưới đây là Tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC lớp 10 mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Cách đọc tên nguyên tố Danh pháp một số hợp chất vô cơ theo IUPAC.

1. Danh pháp IUPAC là gì?

IUPAC có bề dày lịch sử trong việc đặt tên chính thức các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Danh pháp IUPAC được phát triển sao cho bất kỳ hợp chất nào cũng có thể được đặt tên theo các nguyên tắc đã được chuẩn hóa và tránh bị trùng lặp tên gọi. Ấn phẩm đầu tiên về danh pháp hợp chất hữu cơ của IUPAC là "Hướng dẫn về danh pháp hợp chất hữu cơ IUPAC" xuất bản năm 1900, trong đó có thông tin từ Đại hội Hóa học Ứng dụng Quốc tế.

Danh pháp hữu cơ IUPAC có ba phần cơ bản: các nhóm thay thế, mạch carbon (gốc) và phần định chức. [13] Nhóm thay thế là các nhóm chức gắn liền với mạch carbon chính. Mạch carbon chính là mạch liên tục dài nhất có thể. Phần định chức biểu thị loại phân tử.

Danh pháp vô cơ IUPAC cơ bản có hai phần chính: cation và anion. Cation là tên của ion tích điện dương và anion là tên của ion tích điện âm

2. Bảng nguyên tố hóa học IUPAC

Số protonTên cũTên mớiKý hiệu hoá họcNguyên tử khốiHoá trị
1HiđroHydrogenH1I
2 Heli Helium He 4
3LitiLithiumLi7I
4BeriBerylliumBe9II
5BoBoronBo11III
6CacbonCarbonC12IV, II
7 Nitơ Nitrogen N 14 II, III, IV…
8 Oxi Oxygen O 16 II
9 Flo Flourine F 19 I
10 Neon Neon Ne 20
11NatriSodiumNa23I
12MagieMagnesiumMg24II
13NhômAluminiumAl27III
14 Silic Silicon Si 28 IV
15 Photpho Phosphorus P 31 III, V
16 Lưu huỳnh Sulfur S 32 II, IV, VI
17 Clo Chlorine Cl 35,5 I,…
18 Agon Argon Ar 39,9
19KaliPotassiumK39I
20CanxiCalciumCa40II
21ScandiScandiumSc
22TitanTitaniumTi
23VanadiVanadiumV
24CromChromiumCr52II, III
25ManganManganeseMn55II, IV, VII…
26SắtIronFe56II, III
27CobanCobaltCo
28NikenNickelNi
29ĐồngCopperCu64I, II
30KẽmZincZn65II
31GaliGalliumGa
32GecmaniGermaniumGe
33AsenArsenicAs
34SelenSeleniumSe
35 Brom Bromine Br 80 I,...
37RubidiRubidiumRb
46PaladiPalladiumPd
47BạcSilverAg108I
48CadimiCadmiumCd
50ThiếcTin/StantumSn119
53 Iot Iodine I 127 I,..
55CesiCaesiumCs133
56BariBariumBa137II
73TantanTantalumTa181
74VonframTungstenW184
75ReniRheniumRe186
76OsimuOsmiumOs190
78Bạch kimPlatinumPt195
79VàngAurum/GoldAu197
80Thủy ngânMercuryHg201I, II
82ChìLead/PlumbumPb207II, IV
85AtatinAstatineAt210

Chú thích:

  • Nguyên tố phi kim: chữ màu xanh
  • Nguyên tố kim loại: chữ màu đen
  • Nguyên tố khí hiếm: chữ màu đỏ

3. Danh pháp axid- base vô cơ theo chương trình mới

Công thức phân tửTên gọi cũTên gọi mới
HClAxit clohidricHydrochloric acid
HBrAxit bromhidricHydrobromic acid
HIAxit iothidricHydroiodic acid
HFAxit flohidricHydroflouric acid
HNO3Axit ntricNitric acid
H2SO4Axit sunfuricSulfuric acid
H3PO4Axit photphoricPhosphoric acid
H2CO3Axit cacbonicCarbonic acid
H2SO3Axit sulfuroSulfurous acid
HClOAxit hipocloroHypochlorous acid
HClO2Axit cloroChlorous acid
HClO3Axit cloricChloric acid
HClO4Axit pecloricPerchloric acid
H2SAxit sunfuhidricHydrosulfuric acid
LiOHLiti hidroxithydroxide
NaOHNatri hidroxithydroxide
KOHKali hidroxit hidroxithydroxide
Ba(OH)2Bari hidroxithydroxide
Ca(OH)2Canxi hidroxithydroxide
Mg(OH)2Magie hidroxithydroxide
Al(OH)3Nhôm hidroxithydroxide
Zn(OH)2Kẽm hidroxithydroxide
Fe(OH)2Sắt (II) hidroxithydroxide
Fe(OH)3Sắt (III) hidroxithydroxide
Cu(OH)2Đồng (II) hidroxitCopper (II) hydroxide
Pb(OH)2Chì (II) hidroxithydroxide

4. Mục đích cần dùng tên danh pháp IUPAC.

Mục đích chính của danh pháp IUPAC là tạo ra một hệ thống đồng nhất và chuẩn mực cho việc đặt tên các hợp chất hóa học. Qua việc sử dụng danh pháp IUPAC, các nhà hóa học và nhà khoa học có thể truyền tải thông tin về thành phần và cấu trúc của một hợp chất một cách chính xác và không gây hiểu lầm cho nhau.

Danh pháp IUPAC không chỉ áp dụng cho các nguyên tố hóa học, mà còn bao gồm cả các hợp chất hữu cơ và vô cơ, các ion, các phức chất và các hợp chất hữu cơ phức tạp khác. Nó bao gồm các quy tắc và quyền hạn đặc biệt để đặt tên cho các thành phần và cấu trúc của hợp chất.

Các quy tắc của danh pháp IUPAC bao gồm việc đặt tên các nhóm chức năng, các chuỗi cacbon trong các hợp chất hữu cơ, các phân nhóm chức năng và sự phân loại các hợp chất dựa trên thành phần và cấu trúc của chúng.

Liên kết tải về

pdf Tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC
doc Tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 10

Hóa 10 KNTT

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK