Đáp án Mô đun 4 môn Hoạt động trải nghiệm Tiểu học giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tương tác, câu hỏi trắc nghiệm môn Hoạt động trải nghiệm để đạt kết quả cao trong bài tập cuối khóa Mô đun 4 của mình.
Bên cạnh đó, còn có cả Kế hoạch bài dạy Mô đun 4 môn Hoạt động trải nghiệm, giúp thầy cô nắm được các phương pháp học tập và hoàn thành bài tập trong tập huấn Mô đun 4 một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đáp án môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Công nghệ để đạt kết quả như mong muốn. Mời thầy cô cùng tải miễn phí trong bài viết dưới đây:
Đáp án Mô đun 4 môn Hoạt động trải nghiệm đầy đủ
Câu hỏi tương tác Module 4 môn Hoạt động trải nghiệm
Câu 1. Các phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm bao gồm: Phương thức Khám phá, Phương thức thể nghiệm, Phương thức Cống hiến, Phương thức Nghiên cứu. thầy cô hãy trình bày một ý tưởng tổ chức hoạt động cho học sinh tiểu học áp dụng đồng thời cả bốn phương thức trên.
Trả lời:
Phương thức khám phá: tổ chức các hoạt động tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế của cuộc sống và công việc., giúp học sinh khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu phát hiện vấn đề môi trường xung quanh, bồi dưỡng những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hương đất nước.
Phương thức thể nghiệm tương tác: tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh giao lưu tác nghiệm và thể nghiệm ý tưởng như diễn đàn đóng kịch hội thảo hội thi trò chơi và các phương thức tương tự khác.
Phương thức cống hiến là tạo cơ hội cho học sinh mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo lao động công ích tuyên truyền và các phương thức tương tự khác.
Phương thức nghiên cứu là cách tổ chức tạo cơ hội cho học sinh tham gia đề tài dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế qua đó đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề.
Câu 2. Dựa vào Chương trình môn học và những hiểu biết của thầy/cô sau khi tìm hiểu Mô-đun 3, thầy/cô rút ra những kinh nghiệm gì cho mình khi kiểm tra, đánh giá Hoạt động trải nghiệm ở cấp Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
Trả lời
Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh đánh giá của cha mẹ học sinh và đánh giá của cộng đồng, giáo viên tổng hợp kết quả đánh giá. Cứ liệu đánh giá dựa trên thông tin thu thập được từ quan sát của giáo viên, từ ý kiến tự đánh giá của học sinh, đánh giá đồng đẳng của các học sinh trong lớp,ý kiến nhận xét của cha mẹ học sinh và cộng đồng; thông tin về số giờ (số lần) tham gia hoạt động trải nghiệm (hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm thường xuyên, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động hướng nghiệp,
Kết quả đánh giá đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên và định kì về phẩm chất và năng lực và có thể phân ra làm một số mức để xếp loại. Kết quả đánh giá Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được ghi vào hồ sơ học tập của học sinh (tương đương một môn học).
Câu 3. Theo thầy/cô Hoạt động trải nghiệm có mối quan hệ như thế nào với Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018? Hãy đưa ra lí giải cụ thể cho câu trả lời của mình.
Trả lời:
Chương trình HĐTN là một bộ phận của chương GDPT tổng thể 2018, có tính thống nhất về mục tiêu giáo dục, về phương pháp giáo dục, về đánh giá.
Câu 4. Thầy/ Cô hiểu thế nào là kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học? Thầy/ Cô nhận thấy những thuận lợi và khó khăn nào khi xây dựng kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm ở đơn vị mà Thầy/ Cô đang công tác?
Trả lời:
Là bản dự kiến tất cả các chủ đề, chủ điểm, HĐTN triển khai trong một năm học.Gồm các nội dung như: đặc điểm tình hình, các mục tiêu năm học, các nhiệm vụ, chỉ tiêu và biện pháp thực hiện, những đề xuất. Do chương trình có tính mở nên trong quá trình hướng dẫn xây dựng Kế hoạch giáo dục HĐTN, kĩ năng phân tích mục tiêu, nội dung cần tổ chức cho học sinh trải nghiệm từ các yêu cầu cần đạt là rất quan trọng.Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu và của lãnh đạo địa phương.Khó khăn: Lựa chọn địa điểm và phương thức khi tổ chức hoạt động ngoài trường.
Câu 5. Thầy/ Cô xác định vai trò của bản thân trong việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm tại trường tiểu học mình đang công tác?
Trả lời: Góp phần xây dựng kế hoạch giáo dục HĐTN của tổ khối mình. Vừa thực hiện các kế hoạch đặt ra vừa các nhân hóa các nhiệm vụ phù hợp với bản thân giáo viên trong năm học.
Câu 6. Dựa vào những hiểu biết về cấu trúc của Kế hoạch giáo dục, Thầy/Cô hãy tự xây dựng Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm và chia sẻ kế hoạch của mình với đồng nghiệp cả nước.
Trả lời
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Hoạt động trải nghiệm
CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
TIẾT 1: DÁNG VẺ BÊN NGOÀI CỦA EM VÀ CỦA BẠN
I. Yêu cầu cần đạt: Sau chủ đề, học sinh:
1. Về năng lực:
a. Hướng vào bản thân:
- Mô tả được những đặc điểm cơ bản về dáng vẻ bên ngoài, sở thích và khả năng của bản thân.
- Nhận biết và thể hiện được một số hành vi phù hợp khi nghe người khác nói, trình bày.
- Bước đầu tập biết tự đánh giá hoạt động của bản thân.
b. Hướng đến xã hội:
- Nhận ra và nêu được một số điểm khác biệt của em và bạn bè.
- Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn.
- Bước đầu biết tự giới thiệu bản thân cho người khác.
2. Về phẩm chất:
- Tự tin và yêu quý bản thân hơn.
- Biết tôn trọng và yêu thương bạn bè.
- Trung thực trong tự đánh giá bản thân, đánh giá bạn bè.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: gương soi, bài hát “Vườn hoa”, giấy A4, bút, màu.
2. Học sinh: gương soi, sách học sinh, bút, màu.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Các hoạt động học | Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |||||||||||||||||||||||||||
1. Hoạt động khởi động: Cùng hát và làm các cử chỉ, điệu bộ với bài hát “Vườn hoa” (3-5 phút): * Mục tiêu: giúp thu hút sự quan tâm của học sinh vào bài học, khai thác những điều em đã học, đã biết trước đây, giới thiệu bài mới và tạo hứng khởi cho học sinh đối với nội dung mới. | - Giáo viên tổ chức cho học sinh cùng hát và làm các cử chỉ, điệu bộ với bài hát “Vườn hoa” (khuyết danh).- Giáo viên giới thiệu chủ đề, bài mới. | - Học sinh hát và làm các cử chỉ, điệu bộ với bài hát “Vườn hoa”. - Học sinh lắng nghe. | |||||||||||||||||||||||||||
2. Hoạt động khám phá: Hãy soi gương và miêu tả hình dáng bên ngoài của em (5-7 phút): * Mục tiêu: Giúp học sinh khám phá dáng vẻ bên ngoài của mình. | - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mình trong gương và gợi ý bằng những câu hỏi như:+ Em thấy dáng vẻ bên ngoài của mình thế nào?+ Tóc, khuôn mặt, màu da, mắt, mũi, miệng, nụ cười, … trông ra sao?- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ lại khuôn mặt kèm mái tóc của mình vào giấy A4 và chia sẻ trong nhóm.- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm đôi: cùng soi gương và miêu tả dáng vẻ bên ngoài của mình cho bạn cùng nghe và trình bày trong nhóm lớn.- Giáo viên giúp các nhóm tự đo chiều cao của mình và ghi nhận chiều cao của từng thành viên trên góc sản phẩm của nhóm. | - Học sinh quan sát mình trong gương và miêu tả.- Học sinh vẽ lại khuôn mặt kèm mái tóc của mình vào giấy A4 và chia sẻ trong nhóm.- Học sinh trao đổi trong nhóm đôi. - Học sinh đo chiều cao của mình và gắn lên bảng nhóm. | |||||||||||||||||||||||||||
3. Hoạt động luyện tập (9-10 phút): * Mục tiêu: Giúp học sinh quan sát và so sánh hình dáng bên ngoài của mình và bạn, từ đó nhận ra đặc điểm riêng của từng người. | a) Quan sát và mô tả hình dáng bên ngoài của một bạn trong lớp: - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh lựa chọn một bạn trong lớp để quan sát kĩ.- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh hoạt động nhóm đôi để thảo luận và góp ý cho nhau, chuẩn bị cho phần trình bày của nhóm mình. a) Hình dáng của em và bạn em có điểm gì giống nhau và khác nhau: - Giáo viên gợi ý, dẫn dắt để học sinh nhận thức được mỗi đường nét trên khuôn mặt mình đều là đặc biệt, riêng biệt của mình và biết trân quý bản thân cũng như tôn trọng bạn. - Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cặp đôi để nhận ra điểm giống nhau, khác nhau về dáng vẻ bên ngoài của em và của bạn. |
- Học sinh hoạt động nhóm đôi để thảo luận và góp ý cho nhau, chuẩn bị cho phần trình bày của nhóm mình - Học sinh nhận thức được mỗi đường nét trên khuôn mặt mình đều là đặc biệt, riêng biệt của mình và biết trân quý bản thân cũng như tôn trọng bạn. - Học sinh làm việc cặp đôi, cùng soi gương và nói cho nhau nghe. - Học sinh ghi trên phiếu kết quả:
| |||||||||||||||||||||||||||
4. Hoạt động mở rộng: Em thể hiện sự yêu quý bản thân và tôn trọng bạn (5-7 phút): Mục tiêu: Giúp học sinh biết yêu quý bản thân, tôn trọng bạn bè. | - Giáo viên hướng dẫn để học sinh hiểu rằng mỗi người đều đáng quý, đáng trân trọng và được người khác tôn trọng. Mỗi người cần biết yêu quý bản thân mình, biết cách chăm sóc bản thân và học cách yêu quý những người xung quanh.- Giáo viên gợi ý cho học sinh thực hiện các hành động được gợi ý trong sách học sinh, khuyến khích học sinh có cách làm của riêng mình. - Giáo viên tích hợp giáo dục quyền trẻ em: Mỗi trẻ em khi sinh ra đều có quyền có tên, quốc tịch, gia đình, được chăm sóc, nuôi dưỡng, học tập phát triển bản thân và được đối xử bình đẳng dù thuộc thành phần xã hội, tôn giáo nào. | - Học sinh hiểu rằng mỗi người đều đáng quý, đáng trân trọng và được người khác tôn trọng. - Học sinh thực hiện các hành động được gợi ý trong sách học sinh. - Học sinh lắng nghe. | |||||||||||||||||||||||||||
5. Đánh giá (2-3 phút): * Mục tiêu: Giúp học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn. | - Giáo viên đánh giá học sinh và hướng dẫn học sinh tự đánh giá mình, đánh giá bạn qua phiếu: | - Học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn qua phiếu đánh giá. |
Câu 7. Dựa vào quy trình xây dựng Kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm đã tìm hiểu và mẫu cấu trúc nội dung của Kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm, Thầy/ Cô hãy xây dựng một Kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm trong tháng 10 cho khối lớp mình đang phụ trách.
Trả lời:
Tháng 10: Phát động phong trào "Tìm kiếm tài năng nhí: Ai cũng có điểm đáng yêu": Nêu được mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài và các nét tính cách riêng cần được tôn trọng. (SHL )Tài năng của em: nhận biết và thể hiện được khả năng của mình trước các bạn và ủng hộ các bạn khác tham gia cuộc thi. (SHL + SHDC)Lời hay ý đẹp: Biết được nội dung và hồ hởi tham gia, sau đó biết thể hiện lời hay ý đẹp vào tình huống thực tế. (SHL + SHDC)Em là người lịch sự: Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp ở nơi công cộng. (SHNGLL)
Câu 8. Theo Thầy/ Cô, khi xây dựng Kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề cần đạt được những yêu cầu chung nào? Tại sao?
Trả lời
- Đảm bảo các yêu cầu cần đạt mà chương trình HĐTN đã ban hành.
- Chủ đề cần đảm bảo các chuỗi HĐTN của HS.
- Chuỗi hoạt động cần phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương thức.
- Mỗi nhiệm vụ học tập cần đảm bảo rõ ràng về mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt.
- Đảm bảo sự phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu.
- Đảm bảo môi trường để HS trải nghiệm và sáng tạo.
- Đảm bảo tính hiện thực và khả thi
Câu 9. Theo Thầy/ Cô, tại sao cần lập Kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề?
Giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong tổ chức, điều chỉnh thời gian và ứng phó kịp thời với các tình huống ngoài dự kiến.
Câu 10. Tại đơn vị trường học mình đang công tác, Thầy/ Cô có đang thực hiện Quy trình xây dựng kế hoạch tổ chức chủ đề hoạt động trải nghiệm theo các bước như đã trình bày phía trên hay không? Hãy chia sẻ những khó khăn mà Thầy/ Cô thường gặp trong quá trình xây dựng kế hoạch tổ chức chủ đề hoạt động trải nghiệm.
Trả lời
Khó khăn khi xác định loại hình các hoạt động tương ứng trong chủ đề và xác định thời gian thực hiện.
Câu 11. Dựa trên cơ sở so sánh, phân tích Kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm cho chủ đề thầy/cô đã tạo ở bài tập 10 và trong ví dụ mẫu, thầy cô rút ra được kinh nghiệm gì cho mình? Hãy chia sẻ cùng đồng nghiệp cả nước.
Giáo viên khi nhận xét cần lưu ý:
- Nhận xét đánh giá về năng lực tự chủ tự học, giao tiếp hợp tác, giải quyết và sáng tạo để học sinh tự giới thiệu được những cảnh đẹp và sản vật quê hương.
- Nhận xét về các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm để đánh giá nhận xét đúng về những hành vi, việc làm thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước.
Bài tập cuối khóa Mô đun 4 môn Hoạt động trải nghiệm
Câu 1. Chọn đáp án đúng nhất
Chọn câu trả lời phù hợp nhất trong các câu sau:
Mối quan hệ giữa chương trình Hoạt động trải nghiệm và Chương trình trình giáo dục phổ thông 2018?
Hoạt động trải nghiệm là thành phần tự chọn không bắt buộc trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nhằm giúp đạt mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh.
Chương trình Hoạt động trải nghiệm có sự phát triển so với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 về nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá.
Hoạt động trải nghiệm và Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 có các mối quan hệ: bộ phận và tổng thể, thống nhất với nhau, hỗ trợ lẫn nhau.