Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Quảng Ninh, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 môn Văn của mình thuận tiện hơn rất nhiều. Sáng 1/6, các thí sinh Quảng Ninh thi môn Ngữ văn đầu tiên, với thời gian 120 phút.
Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ninh 2023 còn giúp những trường chưa thi chủ động ôn thi, hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Chiều 1/6 các thí sinh tiếp tục thi môn Tiếng Anh, sáng ngày 2/6 thi môn Toán. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Ninh
Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ninh năm 2023 - 2024
Câu 1.
a. Theo đoạn trích, khi mới sinh ra, nhân vật tôi đã có thể cảm nhận được hơi ấm của đôi bàn tay mẹ.
b. Phép lặp
c. Liệt kê: dạy tôi viết những nét chữ đầu tiên; giặt sạch chiếc áo tôi mặc; đánh bóng đôi giày tôi mang; thắp sáng ngọn đèn trên bàn học, dọn đẹp gọn gàng bàn ghế, tủ sách cho tôi.
Tác dụng của phép liệt kê: nhấn mạnh và sự dịu dàng, âu yếm, ân cần chăm sóc cho "tôi" từng chút một.
d. Trình bày quan điểm của em về ý kiến của tác giả. Giải thích.
Câu 2.
* Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận: Lòng hiếu thảo.
* Bàn luận vấn đề:
a. Giải thích
- Lòng hiếu thảo là gì?
- Đối xử và chăm sóc tốt cha mẹ của mình.
- Hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời.
b. Phân tích, chứng minh
- Biểu hiện của lòng hiếu thảo?
+ Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính, vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn.
- Vì sao sống phải có lòng hiếu thảo?
- Ông bà cha mẹ là những người sinh thành và nuôi dưỡng ta khôn lớn, luôn dành cho ta những điều tốt đẹp nhất trên đời này.
- Lòng hiếu thảo là chuẩn mực trong đời sống văn hóa Việt Nam.
- Người có lòng hiếu thảo được mọi người trân trọng, yêu mến.
- Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý mà nó được thể hiện qua chữ “hiếu”.
- Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình.
c. Mở rộng
- Trong xã hội còn nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi.
⇒ Những người như thế thật đáng chê trách.
d. Bài học nhận thức và hành động
- Sống phải có lòng hiếu thảo.
- Thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay.
* Khẳng định lại vấn đề: Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa, là nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam.
Câu 3.
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Y Phương và tác phẩm "Nói với con".
- Khái quát sơ lược về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
2. Thân bài
Có thể phân tích theo hướng như sau: Vẻ đẹp phẩm chất của người đồng mình
- "Người đồng mình" hiện lên với vẻ đẹp của nghị lực, ý chí
- Lối nói giàu hình ảnh "người đồng mình" gợi sự thân thương, gần gũi
- Động từ "thương" kết hợp với từ chỉ mức độ "lắm" để thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia về tinh thần.
- Sử dụng những hình ảnh mang đậm tư duy miền núi: "Cao" và "xa" thể hiện ý chí con người vượt qua khó khăn của "đá gập ghềnh", "thung nghèo đói".
- Điệp ngữ "Sống", "không chê" thể hiện ý chí và quyết tâm
- Phép so sánh "Sống như sông như suối" gợi tinh thần lạc quan, mạnh mẽ "sống" với tâm hồn phóng khoáng như thiên nhiên.
- "Người đồng mình" hiện lên qua tinh thần gắn bó, thủy chung với mảnh đất quê hương cùng ý thức, tinh thần tự tôn dân tộc
- "Người đồng mình thô sơ da thịt" ẩn chứa niềm tự hào về những con người giản dị, chất phác, thật thà, đồng thời là lời ngợi ca ý chí, cốt cách không hề "nhỏ bé" của họ.
- Cách nói "Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương" vừa diễn tả quá trình dựng nhà, dựng cửa của người miền núi, vừa diễn tả tinh thần đề cao, nâng tầm quê hương.
- "Còn quê hương thì làm phong tục": Những phong tục tập quán là điểm tựa tinh thần nâng đỡ và tạo động lực cho con người.
3. Kết bài
- Đánh giá ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2023 - 2024 Quảng Ninh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH ĐỀ THI CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023 - 2024 |
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Khi mới sinh ra, tôi đã có thể cảm nhận được hơi ấm của đôi bàn tay mẹ. Đôi bàn tay luôn nâng niu, lo lắng từng giấc ngủ, từng bữa ăn cho tôi. Đôi bàn tay đã dìu tôi những bước đi chập chứng đầu tiên, nâng đỡ mỗi khi tôi té ngã và nhẹ nhàng chăm sóc những vết thương do tôi nghịch ngợm gây ra.
2) Suốt những năm tháng tôi đi học, bàn tay mẹ vẫn âm thầm lo lắng cho tôi. Bàn tay mẹ kiên nhẫn dạy tôi viết những nét chữ đầu tiên; giặt sạch chiếc áo tôi mặc; đánh bóng đôi giày tôi mang; thắp sáng ngọn đèn trên bàn học, dọn đẹp gọn gàng bàn ghế, tủ sách cho tôi. Bàn tay mẹ cần chuẩn bị cả chiếc giường tươm tất chân màn cho tôi nằm ngủ mỗi tối.
[-]
(3) Trên thế gian này, còn điều gì kỳ điệu và quý giá hơn đôi bàn tay mẹ? Đôi tay chai sạn, vật vả nhưng êm ái, dịu dàng và bất cứ khi nào cũng đầy áp tình thương yêu dành cho bạn. Dù đi bất cứ nơi nào, ta cũng luôn khao khát được quay trở về bên vòng tay yêu thương của mẹ.
(Trích Hạt giống tâm hồn, tập 7, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2019, trang 130-131)
a. (0,5 điểm) Theo đoạn trích, khi mới sinh ra, nhân vật tôi đã có thể cảm nhận được điều gì?
b. (0,5 điểm) Cụm từ Đôi bàn tay trong đoạn văn (1) thực hiện phép liên kết nào?
c. (1,5 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép liệt kê trong câu văn được in đậm ở đoạn (2).
d. (0,5 điểm) Em có đồng tình với ý kiến của tác giả: Dù đi bất cứ nơi nào, ta cũng luôn khao khát được quay trở về bên vòng tay yêu thương của mẹ không? Vì sao?
Từ nội dung đoạn trích ở Câu 1, em hãy viết một đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống.
Câu 3. (5,0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp của người đồng mình trong đoạn thơ sau:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gặp ghềnh
Sống trong thung không chế thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
(Y Phương. Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2005, trang 72)