Để giúp học sinh trong quá trình làm bài, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Lập dàn ý kể về một kỉ niệm đáng nhớ.
Nội dung chi tiết bao gồm 6 mẫu dàn ý, giúp hướng dẫn học sinh lớp 6 viết bài văn kể lại một kỉ niệm sao cho đầy đủ, chi tiết nhất. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Lập dàn ý kể về một kỉ niệm đáng nhớ
Dàn ý kể về một kỉ niệm của bản thân
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về kỉ niệm em định kể.
2. Thân bài
- Địa điểm và thời gian xảy ra câu chuyện, các nhân vật liên quan.
- Diễn biến câu chuyện từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc (Chú ý các sự việc, hành động, ngôn ngữ… đặc sắc đáng nhớ).
- Nêu điều làm em nhớ hay vui buồn, xúc động.
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm đó.
- Nói lên mong ước từ kỉ niệm ấy.
Dàn ý kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi.
Gợi ý:
Kỉ niệm luôn đem đến cho chúng ta nhiều cảm xúc đẹp đẽ. Đặc biệt là những kỉ niệm thời thơ ấu đã trở thành hành trang quý giá trong cuộc sống của tôi cho đến bây giờ. Và em vẫn còn nhớ mãi về kỉ niệm…
2. Thân bài
- Hoàn cảnh xảy ra:
- Thời gian: khi còn thơ ấu (Năm mấy tuổi?)
- Không gian: xảy ra ở nhà, trường học…
- Đối tượng cùng trải qua kỉ niệm: người thân, bạn bè, thầy cô…
- Kể lại những sự việc đã xảy ra theo một trình tự cụ thể.
- Suy nghĩ, cảm xúc về kỉ niệm: đem lại niềm vui hay nỗi buồn? cảm thấy trân trọng, yêu mến?...
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của kỉ niệm với bản thân.
Gợi ý:
Kỉ niệm đáng nhớ của thời thơ ấu đã trở thành một hành trang đẹp đẽ. Sau này lớn lên, tôi sẽ nhận ra… (bài học rút ra).
Lập dàn ý kể về một kỉ niệm đáng nhớ
Mẫu số 1
1. Mở bài
Giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ: được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm…
2. Thân bài
- Hoàn cảnh xảy ra sự việc đó.
- Diễn biến của sự việc.
- Suy nghĩ, cảm nhận về sự việc.
3. Kết bài
Cảm nhận của em về kỉ niệm.
Mẫu số 2
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ.
Gợi ý:
Kỉ niệm là điều vô cùng quý giá trong cuộc sống của con người. Đến bây giờ, em vẫn còn nhớ mãi kỉ niệm về…
2. Thân bài
a. Giới thiệu chung
Hoàn cảnh: kỉ niệm xảy ra vào thời gian nào? ở đâu?
b. Diễn biến
- Kể lại kỉ niệm theo một trình tự cụ thể (nguyên nhân, diễn biến, kết thúc)
- Suy nghĩ, cảm nhận của em về kỉ niệm: trân trọng, ghi nhớ…
- Bài học rút ra cho bản thân.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của kỉ niệm đối với bản thân.
Gợi ý:
Kỉ niệm giúp bản thân trưởng thành hơn, rút ra được thêm những bài học có giá trị.
Mẫu số 3
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về kỉ niệm đáng nhớ.
2. Thân bài
- Kỉ niệm đó xảy ra vào: thời gian nào? ở đâu? cùng với ai?
- Kể lại diễn biến một cách chi tiết, theo trình tự rõ ràng (nguyên nhân, diễn biến, kết thúc)
- Cảm xúc, suy nghĩ của em sau đó.
- Thái độ, hành động, cuộc sống của em thay đổi ra sao?
- Từ sau sự kiện đó, mối quan hệ của em với mọi người, đặc biệt là nhân vật chính của sự kiện ra sao?
3. Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa của kỉ niệm với bản thân.
Mẫu số 3
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ.
Gợi ý:
Những kỉ niệm thường đem đến cho con người nhiều bài học quý giá. Và tôi cũng đã có một kỉ niệm như vậy mà đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi.
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh xảy ra kỉ niệm
- Thời gian, không gian: xảy ra khi nào? ở đâu?
- Những đối tượng xuất hiện trong kỉ niệm: người thân, bạn bè, thầy cô…
2. Kể lại kỉ niệm
- Diễn biến của sự việc: việc gì đã xảy ra?
- Suy nghĩ, tình cảm của bản thân: trân trọng, vui vẻ, hay buồn bã, hối hận?
- Bài học rút ra sau kỉ niệm: trưởng thành hơn, biết yêu thương mọi người xung quanh, nhận ra lỗi lầm của bản thân và sửa sai…
III. Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa của kỉ niệm.
Gợi ý:
Kỉ niệm chính là hành trang bước vào tương lai của mỗi người. Tôi sẽ trân trọng kỉ niệm này để có thể hoàn thiện bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.