Trang chủ Học tập Lớp 7 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 Cánh Diều

Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân - HĐTNHN Lớp 7

Hoạt động trải nghiệm 7: Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân

Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 22 sách Cánh diều

Giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 7: Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 22, 23.

Soạn Hoạt động trải nghiệm 7 trang 22, 23 giúp các bạn học sinh nhận biết cảm xúc của bản thân, nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài soạn Hoạt động trải nghiệm 7: Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

1. Nhận biết cảm xúc của bản thân

a. Mô tả các tình huống làm nảy sinh các cảm xúc của bản thân mà em nhận biết được.

b. Chia sẻ về các tình huống làm nảy sinh cảm xúc của em.

Gợi ý đáp án

a. Gợi ý các tình huống làm nảy sinh các cảm xúc của bản thân mà em nhận biết được:

a. Gợi ý các tình huống làm nảy sinh các cảm xúc của bản thân mà em nhận biết được:

STT

Các cảm xúc

Mức độ xuất hiện

Mô tả tình huống làm em có cảm xúc

Trong học tập

Trong mối quan hệ với các bạn

Trong mối quan hệ với bố mẹ, thầy cô

1

Tức giận

Thi thoảng

Giữa em và bạn xảy ra bất đồng ý kiến

Em và bạn cãi nhau vì vấn đề trực nhật

Em bị bố mẹ mắng oan

2

Buồn

Thi thoảng

Em bị điểm kém

Em và bạn giận nhau

Em bị thầy cô trách phạt

3

Hào hứng

Thường xuyên

Em được tham gia đội tuyển học sinh giỏi của trường

Em làm quen được một người bạn mới

Em được bố mẹ thưởng vì học tốt

b. Gợi ý về tình huống làm nảy sinh cảm xúc của em:

Nhờ đạt kết quả tốt trong bài thi cuối kì, em được mẹ thưởng cho một chuyến đi Đà Nẵng 3 ngày 2 đêm. Điều này khiến em rất vui vẻ, hạnh phúc và tự nhắc nhở bản thân phải cố gắng học tập hơn nữa để không phụ sự kì vọng của mẹ.

2. Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân

a. Hãy xác định mức độ kiểm soát cảm xúc của bản thân.

Gợi ý đáp án

b. Đánh giá mức độ kiểm soát cảm xúc của em trong tình huống sau:

c. Chia sẻ điều em thấy mình cần rèn luyện để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

Gợi ý đáp án

a. Em là người có khả năng kiểm soát cảm xúc trung bình vì trong nhiều trường hợp, em có thể nhận biết đúng các cảm xúc của bản thân nhưng chưa thực sự kiềm chế được các cảm xúc tiêu cực, đôi khi còn có những hành động sai do cảm xúc gây ra.

b. Trong tình huống, em có thể kiểm soát cảm xúc tốt. Thay vì tỏ ra khó chịu, cáu giận với các bạn, em sẽ thẳng thắn góp ý để lần sau các bạn không trêu đùa mình như vậy nữa.

c. Điều em thấy mình cần rèn luyện để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn:

  • Sự bình tĩnh, tỉnh táo trước mọi vấn đề.
  • Lạc quan, không giữ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực trong người.
  • Khả năng truyền đạt rõ ràng, lưu loát những suy nghĩ của mình.

3. Luyện tập kiểm soát cảm xúc

Luyện tập kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong các tình huống sau:

Gợi ý đáp án

Gợi ý cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong các tình huống:

Tình huống 1: hít sâu, thở đều và bình tĩnh giải thích với bố.

Tình huống 2:

  • Thư giãn đầu óc bằng cách nghe nhạc nhẹ, đọc sách,...
  • Tự kiểm tra lỗi sai để rút kinh nghiệm hoặc nhờ bạn bè, thầy cô giúp đỡ.

Tình huống 3:

  • Cố gắng kiềm chế cơn nóng giận.
  • Bình tĩnh lắng nghe bạn hoặc nhẹ nhàng giải thích cho bạn hiểu để cùng nhau tìm lí do dẫn tới bất đồng.
  • Nói chuyện, trao đổi và cùng nhau thống nhất ý kiến.

Liên kết tải về

pdf Hoạt động trải nghiệm 7: Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân
doc Hoạt động trải nghiệm 7: Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK