Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên các cấp - Chế độ nghỉ thai sản ngành giáo dục

Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên các cấp

Chế độ nghỉ thai sản ngành giáo dục

Theo quy định của Luật BHXH khi nghỉ thai sản giáo viên các cấp đều được hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Một số trường hợp thời gian nghỉ hè trùng với thời gian nghỉ sinh còn được hưởng thêm khoản phụ cấp theo quy định.

Cách tính lương giáo viên tiểu học theo quy định mới nhất 2017

Cách tính lương giáo viên THCS theo quy định mới nhất 2017

Cách tính lương giáo viên THPT theo quy định mới nhất 2017

Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên các cấp

Chế độ nghỉ thai sản của ngành giáo dục áp dụng theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp đặc biệt sẽ áp dụng theo các quy định riêng như sau:

Hỏi: Bà Phạm Lan Hương (TP. Hà Nội) là giáo viên tiểu học, hiện đang mang thai, dự kiến sinh vào ngày 21/6/2017. Bà Hương hỏi, bà có được nghỉ gộp cả 2 tháng hè và 6 tháng thai sản không?

Trả lời:

Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép là 2 tháng.

Thời gian nghỉ ngơi trong một năm của giáo viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông được quy định tại Khoản 3, Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo quy định, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác:

  • Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 2 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
  • Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Chế độ thai sản do Bảo hiểm xã hội chi trả

Theo quy định tại Điều 157 Bộ Luật Lao động năm 2012, từ ngày 1/5/2013 (ngày Bộ luật lao động có hiệu lực thi hành), nếu lao động nữ đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH thì được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Ngoài ra, Điều 35 Luật BHXH quy định, mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Cụ thể vấn đề bà Phạm Lan Hương hỏi: Chế độ nghỉ hè thay cho nghỉ phép đối với giáo viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông thường được thực hiện sau khi kết thúc năm học vào khoảng thời gian từ ngày 1/6 đến ngày 31/8 hàng năm.

Nhưng trùng vào thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép thì bà Hương sinh con và hưởng chế độ thai sản do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả. Vì vậy bà Hương có thể đề nghị hiệu trưởng nhà trường bố trí cho bà nghỉ phép trước khi nghỉ thai sản hoặc lùi thời gian nghỉ phép sau khi nghỉ thai sản.

Căn cứ quy định tại điểm b, khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính, trường hợp bà Hương có đơn xin nghỉ phép trước hoặc sau khi bà nghỉ thai sản, nhưng do yêu cầu công tác giảng dạy mà nhà trường không bố trí được thời gian cho bà Hương nghỉ phép hoặc không bố trí đủ số ngày nghỉ phép năm, thì căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của bà, Hiệu trưởng sẽ quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho bà.

Mức chi hỗ trợ được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành. Thời gian chi trả được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hàng năm.

Hỗ trợ tiền bồi dưỡng khi không bố trí được việc nghỉ phép

Ngoài ra, Theo Khoản 7 Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 05 năm 2013 quy định thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm. Có thể hiểu, 2 tháng chị nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè được coi là thời gian chị làm việc, có nghĩa là chị chưa được nghỉ hè (vì vẫn làm việc trên pháp lý). Vì vậy chị có thể đề nghị hiệu trưởng nhà trường bố trí cho chị nghỉ phép trước khi nghỉ thai sản hoặc lùi thời gian nghỉ phép sau khi nghỉ thai sản.

Liên kết tải về

pdf Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên các cấp
doc Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên các cấp 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK