Cảm nhận khổ 2, 3 bài Viếng lăng Bác (12 mẫu) - Văn 9

Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận khổ 2 và 3 bài thơ Viếng lăng Bác

3 Dàn ý & 12 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

TOP 12 bài Cảm nhận khổ 2, 3 bài thơ Viếng lăng Bác SIÊU HAY, giúp các em học sinh lớp 9 thấy được tình cảm tha thiết, chân thành của nhà thơ Viễn Phương khi được hoà mình vào dòng người viếng lăng Bác.

Cảm nhận khổ thơ 2 và 3 bài thơ Viếng lăng Bác

Chỉ với 2 khổ thơ ngắn gọn, nhưng vô cùng sâu sắc, đã bộc lộ được niềm xúc động cùng tấm lòng thành kính vô bờ bến của người con miền Nam ra thăm Bác. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết để có thêm nhiều ý tưởng mới, ngày càng học tốt môn Văn 9.

Dàn ý cảm nhận khổ 2 và 3 bài Viếng lăng Bác

Dàn ý 1

1. Mở bài:

  • Nhà thơ Viễn Phương ra thăm lăng Bác năm 1976.
  • Sau chuyến đi này, ông đã viết lên tác phẩm "Viếng lăng Bác" với tình cảm chân thành tha thiết.
  • Khổ thơ thứ 2 và thứ 3 của bài thơ đã cho chúng ta thấy được cảm xúc của nhà thơ khi hòa mình vào dòng người vào lăng viếng Bác.

2. Thân bài:

a. Khổ 2: Cảm xúc của tác giả khi hòa mình vào dòng người thăm viếng Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

- "Mặt trời" của tạo hoá hàng ngày đều đặn đi qua lăng Bác, sưởi ấm và mang lại sự sống cho vạn vật

- Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng":

  • Bác - mặt trời: Người đã dẫn đường chỉ lối cho dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ, mang lại cuộc sống tự do, độc lập cho dân tộc.
  • Thể hiện sự biết ơn trước công lao của Bác đối với dân tộc.

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

- "Ngày ngày" được đặt ở đầu câu để diễn tả sự lặp đi, lặp lại, cho thấy dân tộc Việt Nam không nguôi nhớ Người.

- Hình ảnh ẩn dụ dòng người "kết thành tràng hoa": thể hiện tình cảm yêu quý, kính trọng Bác.

- Hình ảnh hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân":

  • Chỉ số tuổi của Bác Hồ. Bác đã cống hiến trọn vẹn cả cuộc đời cho dân tộc.
  • Bộc lộ sự biết ơn, kính trọng đối với Bác.

b. Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

- Biện pháp nói giảm, nói tránh "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên:

  • Nhà thơ tưởng như Người đang "trong giấc ngủ yên bình".
  • Những ngọn đèn quanh như ánh trăng dịu dàng bao bọc lấy Bác.

=> Giảm nhẹ nỗi đau thương, mất mát trước sự ra đi của Người.

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim

- Hình ảnh ẩn dụ "trời xanh":

  • Khẳng định sự vĩ đại của Bác.
  • Khẳng định sự trường tồn, vĩnh cửu của Người.

=> Bộc lộ cảm xúc của tác giả: thành kính, yêu quý Bác.

- Cấu trúc "vẫn biết ... mà sao..."

  • Diễn tả nghịch lí, sự đối lập trong tâm trạng, suy nghĩ của tác giả.
  • Bộc lộ sự tiếc nuối, đau xót, xúc động.

- Cảm xúc của tác giả: "nhói ở trong tim"

  • Động từ "nhói": cảm xúc xót xa tột cùng trước sự ra đi của Bác.
  • Đó là cảm xúc chân thành, tha thiết của bất cứ ai đến thăm viếng lăng của Người.

3. Kết bài:

Hai khổ thơ đã bộc lộ được niềm xúc động cùng tấm lòng thành kính vô bờ của người con miền Nam ra thăm Bác.

Dàn ý 2

I. Mở bài:

- Viễn Phương là một nhà thơ tiêu biểu của miền Nam. Tháng 4/1976 sau một năm giải phóng đất nước. Khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, nhà thơ cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thăm Hà Nội vào lăng viếng Bác.

- Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương viết với tất cả tấm lòng thành kính biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của một người con từ miền Nam ra viếng Bác lần đầu.

II. Thân bài:

1. Khổ thơ thứ hai

- Hai câu thơ đầu:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.

+ Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.

- Ở hai câu thơ tiếp theo:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

+ Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến Viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu.

+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác.

+ Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nảy nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác.

2. Khổ thơ thứ ba

- Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian trong lăng:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

+ Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào miền Nam còn đang bị quân thù giày xéo. Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất mà Bác đã đi xa. Nhà thơ muốn quên đi sự thực đau lòng đó và mong sao nó chỉ là một giấc ngủ thật bình yên.

+ Từ cảm xúc thành kính ngưỡng mộ, ở khổ thơ thứ ba là những cảm xúc thương xót và ước nguyện của nhà thơ. Hình ảnh Bác như vầng trăng sáng dịu hiền trong giấc ngủ bình yên là một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao của Bác. Người vẫn đang sống cùng với nhân dân đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp. Mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ: vẫn biết ở trong tim.

+ Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước. Đó là một thực tế.

+ Thế nhưng, nhìn di hài của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ ngon lành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong tim! Dù rằng Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, nhưng sự ra đi của Bác vẫn không sao xoá đi được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc, ý thơ này diễn tả rất điển hình cho tâm trạng và cảm xúc của bất kì ai đã từng đến Viếng lăng Bác.

III. Kết bài:

- Ví dụ kết bài cảm nhận 2 khổ thơ giữa.

Với lời thơ cô đọng, giọng thơ trang nghiêm thành kính, tha thiết và rất giàu cảm xúc, bài thơ đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người đọc. Bởi lẽ, bài thơ không những chỉ bộc lộ tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Bác Hồ mà còn nói lên tình cảm chân thành tha thiết của hàng triệu con người Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Dàn ý 3

1. Mở bài:

  • Tác giả Viễn Phương viếng thăm lăng Bác năm 1976 và viết tác phẩm “Viếng lăng Bác” với tình cảm chân thành tha thiết.
  • Khổ thơ thứ 2 và thứ 3 của bài thơ thể hiện cảm xúc của tác giả khi hòa mình vào dòng người vào lăng viếng Bác.

2. Thân bài:

a. Khổ 2: Cảm xúc của tác giả khi hòa mình vào dòng người thăm viếng Bác:

  • Biểu đạt “mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ cho Bác – mặt trời, thể hiện sự biết ơn trước công lao của Bác đối với dân tộc.
  • “Ngày ngày” và “kết tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ cho tình cảm yêu quý, kính trọng Bác của dân tộc Việt Nam.
  • Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” bộc lộ sự biết ơn, kính trọng đối với Bác.

b. Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng:

  • “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên” được biện pháp nói giảm, nói tránh để giảm nhẹ nỗi đau thương, mất mát trước sự ra đi của Bác.
  • Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” khẳng định sự vĩ đại và sự trường tồn, vĩnh cửu của Bác.
  • Cấu trúc “vẫn biết … mà sao…” diễn tả nghịch lí, sự đối lập trong tâm trạng, suy nghĩ của tác giả, bộc lộ sự tiếc nuối, đau xót, xúc động.
  • Động từ “nhói” biểu thị cảm xúc xót xa tột cùng trước sự ra đi của Bác, thể hiện cảm xúc chân thành, tha thiết của bất cứ ai đến thăm viếng lăng của Người.

3. Kết bài:

Hai khổ thơ đã bộc lộ được niềm xúc động cùng tấm lòng thành kính vô bờ của người con miền Nam ra thăm Bác.

Cảm nhận khổ 2, 3 Viếng lăng Bác ngắn gọn

Mang trong lòng những cảm xúc thiêng liêng, thành kính, nhà thơ Viễn Phương ở miền Nam xa xôi ra thăm lăng Bác vào tháng 4 năm 1976. Sau chuyến đi đó, tác phẩm "Viếng lăng Bác" ra đời, thể hiện tấm lòng thành kính và niềm xúc động khôn nguôi của nhà thơ khi được thăm viếng Bác Hồ. Hai khổ thơ 2 và 3 của bài thơ đã diễn tả những cảm xúc chân thành của nhà thơ khi được hoà mình vào dòng người tiến vào lăng viếng Bác.

Nếu như khổ thơ đầu tiên là những cảm xúc khi Viễn Phương lần đầu được nhìn thấy lăng Bác, lần đầu được nhìn thấy những hàng tre thẳng hàng đứng cạnh lăng Người thì ở khổ thơ thứ hai, mạch cảm xúc của nhà thơ càng trào dâng mạnh mẽ khi ông được hoà mình vào dòng người đứng trước lăng chuẩn bị vào viếng Bác. Đó là cảm xúc của một sự tiếc thương, một nỗi xúc động vô bờ:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."

Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến cho sự nghiệp cứu nước, là ngọn đèn soi sáng cho dân tộc Việt Nam. Có lẽ vì vậy mà khi nghĩ về Bác, nhà thơ Viễn Phương đã ví Bác như một "mặt trời" thứ hai. Nếu như "mặt trời" của tạo hoá "ngày ngày" vận hành, luân chuyển theo quy luật của vũ trụ, tạo nên ngày và đêm thì "mặt trời" thứ hai trong lăng chính là Bác cũng rất "đỏ", rực rỡ, chiếu rọi khắp đất nước Việt Nam, là "mặt trời" mà dân tộc Việt Nam tôn kính. Có thể nói hình ảnh so sánh ẩn dụ của Viễn Phương hết sức đặc sắc và độc đáo. Không chỉ Viễn Phương ví Bác như mặt trời, Tố Hữu cũng đã từng viết trong bài thơ Sáng tháng năm:

"Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Còn đế quốc là loài dơi hốt hoảng".

Bác Hồ - Người chính là vầng "mặt trời" sáng chói đưa dân tộc ta thoát khỏi đêm trường nô lệ. Người đã đem đến ánh sáng, sự sống cho dân tộc Việt Nam.

Và giờ đây, khi nhớ Người, những người con từ khắp mọi miền Tổ quốc cùng trở về đây thăm người cha đáng kính của mình. Dòng người ấy xếp thành hàng dài, lặng lẽ tiến bước vào trong lăng với một niềm tiếc thương vô bờ. Viễn Phương đã cố ý đặt ở đầu câu thơ hai chữ "ngày ngày" để diễn tả sự lặp đi, lặp lại như một quy luật của dòng người vào thăm viếng Bác. Dân tộc Việt Nam chưa bao giờ nguôi nhớ đến Người. Dòng người ấy ở ngoài lăng Bác giống như một "tràng hoa" lớn, kết lại và dâng lên người. Đây có thể nói là hình ảnh đẹp nhất bài thơ, là một ẩn dụ vô cùng sáng tạo của Viễn Phương:

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân..."

Cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam, có Người nên cuộc sống của nhân dân ta mới tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn. Và dòng người ngoài kia là những người con khắp mọi miền đất nước, là những tấm lòng thành kính, tin yêu, tụ hội lại trở thành "tràng hoa" để dâng lên Người. Hình ảnh hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" là hình ảnh để chỉ số tuổi của Người. Cả cuộc đời Người cống hiện trọn vẹn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Qua đó, chúng ta có thể cảm nhận sâu sắc tấm lòng biết ơn, trân trọng trước sự hi sinh của Người dành cho dân tộc.

Bác Hồ đã ra đi từ năm 1969 nhưng tới năm 1976, nhà thơ Viễn Phương mới có dịp tới thăm Người. Chính vì thế khi được vào thăm Người, được tận mắt thấy Người nằm yên trong giấc ngủ ngàn thu, Viễn Phương đã không khỏi xúc động:

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền"

Bác đã đi xa nhưng với nhà thơ, Bác chỉ đang trong "giấc ngủ bình yên" sau những tháng năm dài vất vả lo lắng cho dân tộc Việt Nam. Không gian và thời gian đều như ngưng đọng lại vào giờ phút ấy. Những ngọn đèn tỏa chiếu ánh sáng ấm áp như ánh trăng "sáng dịu hiền" bao bọc chung quanh Người. Viễn Phương đã có sự liên tưởng thú vị như thế là bởi vì cả cuộc đời của Bác, vầng trăng luôn là tri kỉ của Người, từ lúc bị tù đày ở Trung Quốc, đến khi trở lại chiến khu Việt Bắc:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

(Vọng nguyệt)

Hay:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

(Cảnh khuya)

Lặng lẽ ngắm nhìn Bác trong giấc ngủ, trong lòng Viễn Phương chợt dâng lên một niềm xúc động mãnh liệt:

"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ "trời xanh" nhằm khẳng định sự vĩ đại và nhấn mạnh sự trường tồn, vĩnh cửu của Người. Song cấu trúc "Vẫn biết... mà sao..." đã thể hiện nghịch lí, sự đối lập trong tâm trạng của tác giả. Đó là sự xúc động nghẹn ngào, là niềm tiếc thương vô hạn của người con miền Nam đối với Bác. Nhà thơ biết rằng sinh lão bệnh tử là quy luật của tự nhiên và chẳng ai có thể thoát khỏi được quy luật ấy. Bác đã hóa thành "trời xanh" trên cao để sống mãi cùng dân tộc. Dẫu biết thế nhưng ông vẫn vô cùng đau xót trước sự ra đi của Người. Đó là sự mất mát to lớn đối với cả dân tộc Việt Nam ta.

Với những vần thơ hàm súc, trang nghiêm, tha thiết, giàu cảm xúc, hai khổ thơ thứ hai và thứ ba của bài thơ "Viếng lăng Bác", đã bộc lộ cảm xúc chân thành, sâu sắc của một người con phương Nam tới thăm lăng Bác Hồ. Đó cũng là tình cảm chân thành, tha thiết mà tất cả những người con Việt Nam đối với vị cha già kính yêu của dân tộc.

Cảm nhận khổ 2, 3 bài thơ Viếng lăng Bác

Nhà thơ Viễn Phương sáng tác Viếng Lăng Bác năm 1976 và ngay sau khi đất nước giải phóng, nhà thơ đã đến thăm lăng Bác. Bao trùm trên trang thơ là sự cảm xúc chân thành, tôn kính và lòng tiếc thương, xót xa của nhà thơ với Bác. Dòng cảm xúc thiêng liêng và niềm vui sướng dồn nén trong đáy lòng một cách thiết tha, nhà thơ thể hiện niềm tôn kính vô hạn với lãnh tụ Hồ Chí Minh, vị cha già của dân tộc. Khổ thơ 2 và 3 khắc hoạ đậm nét cảm xúc đó. Hình ảnh mặt trời khá thân thuộc và được đề cập đến trong các tác phẩm như "Từ ấy" với hình ảnh "Mặt trời sáng bừng qua tim", hay Khúc ru những em bé ngồi trên lưng mẹ với "Mặt trời" của bắp thì ngủ trên đồi của Nguyễn Khoa Điềm. Tác giả Viễn Phương lại có cảm nhận khác khá đặc biệt:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

Mặt trời là của tự nhiên, vận hành theo quy luật của vũ trụ, ngày nào cũng đi qua lăng nhưng nhìn thấy trong lăng có một mặt trời rất đỏ, đó là ẩn dụ để nói về Bác. Mặt trời soi sáng giúp cho vạn vật sinh sôi nảy nở, còn Bác soi đường dẫn lối cho dân tộc Việt Nam đánh thắng kẻ thù đi đến thắng lợi cuối cùng. Tác giả sử dụng hình ảnh rất đẹp, ca ngợi công lao của Bác vừa thể hiện sự kính trọng, biết ơn với vị lãnh tụ vĩ đại.

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

Lại một lần nữa biện pháp ẩn dụ được tác giả dùng trong câu trên. Với sự cảm nhận trong thực tế, tác giả đã đưa thêm một hình ảnh ẩn dụ hay và sáng tạo là "tràng hoa". Kết tràng hoa ý nghĩa là các cánh hoa kết nhau thành hình vòng, kéo dài để tượng trưng cho dòng người về viếng lăng Bác và nhớ người đã đem trọn đời đi giúp nước. "Tràng hoa" ở đây theo nghĩa ẩn dụ là các đoá hoa tươi kết thành hình vòng hoa được mỗi người con khắp nơi trên đất nước và thế giới đến viếng gửi tặng Bác nhằm thể hiện tình cảm, bày tỏ lòng biết ơn, yêu mến, kính trọng của mình. "Tràng hoa" nơi đây cũng có nghĩa ẩn dụ chỉ những người một đang vào viếng lăng Bác mỗi ngày là một đoá hoa ngát thơm. Với dòng người vẫn đang ngày ngày đến lăng viếng Bác nối nhau như từng tràng hoa vô tận. Trăm đoá hoa – tràng hoa lộng lẫy đó dưới ánh mặt trời của Bác đã thành những cánh hoa – tràng hoa tươi thắm nhất dâng tặng "bảy mươi chín mùa xuân". Với những người con miền Nam việc không được gặp mặt Bác lần cuối cùng trước khi người rời đi là sự nuối tiếc lớn lao nhất của cuộc đời họ. Viễn Phương cũng là một người con như vậy. Năm 1976, ngay khi cuộc kháng chiến chống Hoa Kỳ kết thúc hoàn toàn, đất nước hoà bình và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa mới được xây dựng, ông đã ra thăm miền Bắc rồi vô lăng viếng Bác Hồ. Trong giây phút thiêng liêng đó, ông đã sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác với một lời cảm ơn chân thành tới người cha già dân tộc. Và tất nhiên, sự đau cũng được thể hiện qua những dòng thơ của Viễn Phương:

"Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!"

Thời điểm Viễn Phương sang thăm, Bác đã mất hơn 7 năm nhưng nỗi buồn mất Bác cũng chưa nguôi ngoai. Tác giả đã dùng lối nói ít để biến sự chết của Bác thành "giấc ngủ bình yên" trong "vầng trăng sáng dịu hiền" làm một viên thuốc giúp vơi đi cơn buồn trong tâm hồn mình. Mong muốn suốt dọc cuộc đời của Bác là luôn trông thấy nhân dân hai miền sum vầy hưởng độc lập và hoà bình. Đến giờ thì mong ước của người đã thành hiện thực và Bác đã có thể nằm say trong giấc ngủ vĩnh cửu của cuộc đời. Biện pháp tương phản "Vẫn biết" - "Mà sao" đã tạo ra một nghịch lý giữa cảm xúc và lý trí. Lý trí đã nhắc Viễn Phương về Trời xanh là vĩnh cửu. Hình ảnh trời cũng là hình ảnh ẩn dụ về các quy luật tự nhiên của cuộc đời, nó hiện hữu khách quan mặc con người có thích hay không thì mây vẫn cứ bồng bềnh và trời mãi xanh một màu yên bình. Đến đây, Viễn Phương biết quy luật của đời người mà ai cũng phải vượt qua là sinh - lão - bệnh - tử và sự chết là điều không tránh được vì ai cuối cùng cũng sẽ phải chết. Bác cũng không là một ngoại lệ. Cho nên việc Bác mất cũng là điều rất tự nhiên và thuận theo quy luật vốn có của đời sống đó thôi. Lý trí đã nhìn thấy quy luật đó và đã nhắc Viễn Phương về điều ấy tuy nhiên cảm xúc của ông vẫn không thuận theo sự điều khiển của lý trí. Nhưng con tim ông lại "nhói" thêm một lần khi nhớ rằng Bác đã không còn. Nỗi đau thương rất lớn lao của dân tộc Việt Nam là mất đi một con người anh hùng và một người cha mẫu mực như Bác. Dù biết sự chết của Bác sẽ là điều sớm muộn nhưng trái tim rất đau và đôi mắt luôn rưng rưng những khi nghĩ về Người. Con người là thế, cảm xúc nơi trái tim là thứ không thể nào điều khiển nổi, cho dù lý trí có mạnh cách mấy. "Dẫu biết trời cao là vĩnh viễn, vậy mà cứ thấy đau nhói từ trong tim", dù tác giả biết Bác đã mất đi rồi và đã có một giấc ngủ dài, song Bác vẫn còn sống trong tim của tất cả người dân Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả cũng không phủ định sự thật việc Bác đã mất đi vĩnh viễn, mà ở trong thẳm tim ông dường như có một cái gì đấy nghẹn lại. Cảm xúc lưu luyến của nhà thơ khi ngày mai phải chia tay Bác về với miền Nam.

Cảm nhận khổ 2 và 3 bài Viếng lăng Bác - Mẫu 1

Nhà thơ Viễn Phương viết Viếng Lăng Bác năm 1976, ngay sau khi đất nước thống nhất, nhà thơ được ra thăm lăng Bác. Bao trùm lên bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ đối với Bác. Dòng cảm xúc chân thành, niềm vui chất chứa cùng tấm lòng mến yêu tha thiết, nhà thơ bày tỏ niềm tự hào lớn lao đối với lãnh tụ vĩ đại, vị cha già của dân tộc. Khổ thơ 2 và 3 thể hiện sâu sắc cảm xúc ấy.

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

Ở đây, tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ, ẩn dụ bác là mặt trời, ẩn dụ sự vĩ đại của mặt trời lên Bác, mặt trời chỉ có một, tạo ra ánh sáng cho các hành tinh và trái đất, bác cũng vậy, trong lòng người dân Việt Nam, bác luôn là người vĩ đại nhất.

Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực. Đó là mặt trời thiên tạo, là hành tinh quan trọng nhất của vũ trụ, nó gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống, ánh sáng. Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo,độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh. “Mặt trời” – Bác Hồ soi đường dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước.

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…"

Lại một lần nữa biện pháp ẩn dụ được tác giả sử dụng trong câu trên. Bằng sự quan sát trong thực tế, tác giả đã tạo ra một hình ảnh ẩn dụ đẹp và sáng tạo: “tràng hoa”. Kết tràng hoa ý chỉ là những bông hoa kết lại thành vòng, dài, biểu thị cho những người đến viếng lăng Bác, tưởng nhớ người đã dành cả đời để cứu nước. “Tràng hoa” ở đây theo nghĩa thực là những bông hoa tươi thắm kết thành vòng hoa được những người con khắp nơi trên đất nước và thế giới về thăm dâng lên Bác để bày tỏ tình cảm, tấm lòng nhớ thương, yêu quý, tự hào của mình.

“Tràng hoa” ở đây còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ từng người một đang xếp hàng viếng lăng Bác mỗi ngày là một bông hoa ngát thơm. Những dòng người bất tận đang ngày ngày vào lăng viếng Bác nối kết nhau thành những tràng hoa bất tận. Những bông hoa – tràng hoa rực rỡ đó dưới ánh mặt trời của Bác đã trở thành những bông hoa – tràng hoa đẹp nhất dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân”

Mùa xuân ở đây biểu thị cho tuổi đời của Bác, mỗi mùa xuân sang lại là một tuổi mới, tuy bác dừng lại ở mùa xuân thứ 79, lúc chiến tranh còn dang dở, nhưng giờ đây khi đã hòa bình, người người cùng nhau đến lăng để tưởng nhớ nó, 79 mùa xuân vì đất nước.

Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên.
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”.

Đối với nhân dân Việt Nam, Bác không chết, bác chỉ đang ngủ, mất đi sự hiện hữu mà thôi, bình yên ở đây là đất nước đã ngừng tiếng bom đạn, bầu trời đã trong xanh, bác “ngủ” trong hòa bình, ngủ trong cái khát khao của bản thân Bác. Trong thơ ca của Bác, trăng được nhắc đến phần lớn, Bác xem trăng là tri kỷ khi còn sống, dù là khi Bác đã không còn, nhưng Trăng vẫn luôn ở đó, ở với Bác, ở với người xem nó là tri kỷ, tác giả lại dùng biện pháp nhân hóa ở hình ảnh trăng.

Giữa tình cảm và lý trí có sự mâu thuẫn. Con người đã không kìm nén được khoảnh khắc yếu lòng. Chính đau xót này đã làm cho tình cảm giữa lãnh tụ và nhân dân trở nên ruột già, xót xa:

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Tác giả đã ẩn dụ sự hòa bình bằng hình ảnh trời xanh, đất nước nay đã hòa bình, chiến tranh kết thúc, bầu trời chim bay lượn, thanh bình vô cùng, nhưng tác giả lại tiếc thương thay, bác lại không được nhìn thấy cảnh ấy mặc dù nó chỉ cách năm Bác ra đi không mấy là bao, bác một đời chỉ sống trong chiến tranh, chưa tận mặt thấy hòa bình là như thế nào, Bác tạo ra những giá trị tinh thần lớn lao nhưng không biết được nó có được đón nhận hay không, tác giả đã cảm nhận được sự tiếc nuối ấy.

Khổ 2 và 3 bài thơ “Viếng lăng Bác” gói trọn tình cảm kính yêu của nhà thơ dành cho vị cha già của dân tộc. Cảm xúc tự nhiên, chân thành, bột phát thể hiện tấm lòng của nhà thơ và nhân dân toàn miền Nam đêm ngày mong mỏi. Người cha già ấy đã mãi mãi nằm xuống nhưng tình cảm của Người, tình thần của Người mãi mãi soi rọi non sông, làm ấm lòng dân tộc.

Cảm nhận khổ 2 và 3 bài Viếng lăng Bác - Mẫu 2

Viếng lăng Bác bài thơ của người con miền Nam lần đầu được thăm lăng Bác để lại những xúc động, tự hào. Trong đó khổ thơ thứ 2,3 để lại ấn tượng sâu đậm nhất cho nhiều người đọc.

Hình ảnh mặt trời rất quen thuộc, được nhắc đến trong nhiều tác phẩm như “Từ ấy” với hình ảnh “Mặt trời chân lí chói qua tim", hay Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ với “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi của Nguyễn Khoa Điềm. Tác giả Viễn Phương thì có cảm nhận riêng rất độc đáo:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Mặt trời là của tự nhiên, vận hành theo quy luật của vũ trụ, ngày nào cũng đi qua lăng nhưng nhìn thấy trong lăng có một mặt trời rất đỏ, đó là ẩn dụ để nói về Bác. Mặt trời soi sáng giúp cho vạn vật sinh sôi nảy nở, còn Bác soi đường dẫn lối cho dân tộc Việt Nam đánh thắng kẻ thù đi đến thắng lợi cuối cùng. Tác giả sử dụng hình ảnh rất đẹp, ca ngợi công lao của Bác vừa thể hiện sự kính trọng, biết ơn với vị lãnh tụ vĩ đại.

Hình những người con đất nước thể hiện sự tôn kính, biết ơn của Bác cũng để lại nhiều xúc động, những dòng người nối tiếp nhau “ngày ngày” nhớ đến Bác, lòng nhớ thương được kết thành “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” đó là bảy mươi chín mùa xuân Bác cống hiến trọn vẹn cho nhân dân, đất nước.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Đối với tác giả, Bác chỉ như đang nằm ngủ, giấc ngủ ngàn thu, giấc ngủ của Bác được ánh sáng của vầng trăng bao phủ xung quanh, vầng sáng ấy là người bạn tâm giao mà Bác luôn trò chuyện, tâm sự. Hình ảnh vần thơ đẹp mà tác giả nhắc đến đó chính là tâm hồn lãng mạn, đậm chất thi ca của Bác Hồ.

Viễn Phương nhìn Bác nằm ngủ mà sao lòng bỗng xúc động dâng trào, vẫn biết con người ta sinh ra lớn lên rồi chết đi đó là quy luật của tự nhiên không thể chống lại, những sao tác giả vẫn cảm thấy nhói ở trong tim. Động từ “nhói” như thể hiện được cảm xúc đau đớn của chính tác giả. Tác giả đã sử dụng các từ ngữ biểu cảm, sự đối lập để bày tỏ được sự tiếc thương, xót xa đang tuôn trào trong chính tâm trí ông.

Con người Bác – bảy mươi chín mùa xuân trọn đời cống hiến cho nhân dân,đất nước, đứng trước Bác tác giả không kìm nén được cảm xúc. Bác mãi là hình tượng cao đẹp, trường tồn trong lòng những người con nước Việt.

Cảm nhận khổ 2 và 3 bài Viếng lăng Bác - Mẫu 3

Vào ngày mùng 2/9/1969, người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam – Hồ Chí Minh đã ra đi cùng với thế giới người hiền, nhà thơ Tố Hữu đã thay mặt đồng bào nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế viết lên những vần thơ thể hiện niềm kính yêu, tiếc thương vô hạn trước sự kiện lịch sử trọng đại này. Bảy năm sau ngày mất của Bác, cảm xúc ấy vẫn còn vẹn nguyên trong lòng Viễn Phương – người con của miền Nam trong một dịp ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác. Điều đó đã được nhà thơ ghi lại trong bài thơ "Viếng lăng Bác" (1976) với một ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, tinh tế, giàu cảm xúc thể hiện niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn đối với vị lãnh tụ của dân tộc.

Bài thơ là nỗi lòng của người con miền Nam lần đầu được ra thăm Bác, bồi hồi, xúc động. Tất cả được thể hiện rõ nét nhất ở khổ thơ thứ 2 và 3 của bài thơ.

Nếu như ở khổ thơ đầu, nhà thơ gợi nhắc tới bao phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta qua hình ảnh "hàng tre" thì đến khổ hai, nhà thơ tiếp tục thể hiện những xúc cảm của mình trước những đoàn người vào lăng viếng Bác. Ở khổ hai, nhà thơ đã tạo nên hai cặp câu, mỗi cặp câu đều có sự sóng đôi của hình ảnh tả thực và ẩn dụ. Hai câu thơ đầu, có hai hình ảnh mặt trời: "mặt trời" thứ nhất ở câu đầu là mặt trời của tự nhiên, của vũ trụ; "mặt trời" thứ hai ở câu hai là để chỉ Bác Hồ. Thực ra, việc ví Bác với mặt trời không phải là mới, trước Viễn Phương đã có rất nhiều nhà thơ đã ví Bác với mặt trời. Tố Hữu đã từng có ý thơ:

"Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà Đế quốc là loại dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người..."

Nhưng cái mới mẻ của Viễn Phương là đã kết hợp ẩn dụ với nghệ thuật nhân hóa. Mặt trời của tự nhiên vốn đã đẹp, vốn đã rực rỡ chói lóa, ấy vậy mà vẫn phải ngưỡng mộ trước vẻ đẹp tài năng và nhân cách của Hồ Chí Minh. Cảm nhận về hai câu thơ này, giáo sư Trần Đình Sử trong bài "Lời người con miền Nam ra thăm cha già dân tộc", đã viết: "Ví Bác với mặt trời là hình ảnh đã quen nhưng so sánh mặt trời trên lăng với mặt trời trong lăng là một sáng tạo mới, xuất thần, thoát sáo, chưa hề có. Mặt trời rất đỏ làm nhớ tới trái tim nhiệt huyết, chân thành, trái tim thương nước, thương dân". Với việc ví Bác với mặt trời, Viễn Phương vừa ca ngợi sự vĩ đại của Bác, vừa nhấn mạnh được tư tưởng ngời sáng của Người, lại vừa thể hiện được lòng thành kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác Hồ.

Hai câu tiếp, nhà thơ miêu tả cảnh dòng người lần lượt vào lăng viếng Bác:

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân."

Điệp từ "ngày ngày" diễn tả vòng thời gian tuần hoàn liên tục, ngày nào cũng thế từng dòng người cứ lần lượt vào thăm viếng Bác. Bài thơ viết theo thể tám chữ nhưng tới câu thơ cuối khổ hai, lại dôi ra thành chín chữ một dòng thơ, kết hợp với dấu chấm lửng ở cuối câu thơ, làm cho nhịp thơ trở nên chậm lại, chứa đầy cảm xúc và khiến cho khổ thơ như vẫn tiếp tục kéo dài ra hơn. Ở đây, tác giả cũng sử dụng nghệ thuật ẩn dụ qua hình ảnh "dòng người" rất đẹp, đầy gợi cảm. Đoàn người vào lăng viếng Bác khiến tác giả liên tưởng giống như một tràng hoa và mỗi người là một bông hoa kết thành tràng hoa dâng lên Bác lòng thương nhớ, kính yêu. Đồng thời người đọc còn nhận ra các sử dựng từ ngữ của Viễn Phương rất độc đáo, đắc địa.

Tác giả sử dụng từ " dòng người" chứ không phải là "đoàn người", "hàng người", điều đó có tác dụng gợi lên sự tiếp nối trải dài tới vô tận của những dòng người vào lăng. Cụm từ "Đi trong thương nhớ" gợi tả tình yêu thương và nỗi nhớ mong của nhân dân dành cho Bác, bao trùm lên cả không gian và thời gian vô tận "ngày ngày". Đặc biệt, hình ảnh "Bảy mươi chín mùa xuân" là hình ảnh hoán dụ rất đẹp, mang ý nghĩa tượng trưng: Bác Hồ với bảy mươi chín tuổi xuân đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã đem lại mùa xuân lớn cho quê hương, đất nước. Tóm lại, với hai câu cuối khổ hai, nhịp thơ chậm, hình ảnh ẩn dụ đẹp, sáng tạo, từ ngữ giàu tính tạo hình và biểu cảm, tác giả đã miêu tả nhưng dòng người vào lăng viếng Bác bằng tất cả lòng thành kính, biết ơn sâu sắc.

Hòa theo dòng người vào lăng viếng Bác, khi trước di hài Bác, xúc cảm nghẹn ngào của nhà thơ được đẩy lên cao hơn:

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền"

Nghệ thuật nói giảm nói tránh "giấc ngủ bình yên" có tác dụng giảm bớt sự đau thương, mất mát của cả dân tộc khi Bác đã ra đi. Đồng thời cho thấy giấc ngủ nhẹ nhàng, bình yên, thanh thản của Bác trong giấc ngủ ngàn thu. Hình ảnh "vầng trăng sáng dịu hiền" là một hình ảnh đầy chất thơ, rất giàu sức gợi. Đây là hình ảnh ẩn dụ gợi ta liên tưởng đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Qua những vần thơ về trăng của Bác, chúng ta thấy tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, chất nghệ sĩ trong con người Hồ Chí Minh. Cùng với mặt trời, hình ảnh vầng trăng đã hoàn thiện bức chân dung Hồ Chí Minh trong tâm khảm mỗi người: chói lóa, rực rỡ, trong sáng, thanh cao, hiền lương, thương mến.

Từ niềm xúc cảm nghẹn ngào chuyển sang niềm xót xa, đau đớn, tiếc nuối:

"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim."

Hình ảnh "trời xanh" là hình ảnh ẩn dụ: khẳng định Bác còn sống mãi trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam, sự nghiệp và tư tưởng của Người trường tồn mãi với thời gian, năm tháng như bầu trời xanh của vũ trụ, của tự nhiên. Dù nhận thức được như thế nhưng lí trí không điều khiển được cảm xúc, tình cảm xót thương không chấp nhận sự mất mát, ra đi mãi mãi của Người. Nỗi đau được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: "Mà sao nghe nhói ở trong tim!". Cấu trúc tương phản " Vẫn mà" kết hợp với dấu chấm than ở cuối khổ thơ đã diễn tả tình cảm thật chân thành, xót xa, đau đớn vô hạn trong đáy sâu tâm hồn của một đứa con xa nhà, nay trở về chịu tang cha, đứng trước di hài của cha mà nước mắt không ngừng rơi. Đây cũng là cảm xúc chung của biết bao nhiêu người con khi Bác đã về với thế giới người hiền năm xưa: "Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa" (Bác ơi! - Tố Hữu).

Bác đã dành cả cuộc đời mình vì nước, vì dân, mọi cảm xúc không để ngăn lại được khi người con miền Nam được đứng trước Bác. Muôn đời này Bác vẫn ở trong tim những người con đất Việt

Cảm nhận khổ 2 và 3 bài Viếng lăng Bác - Mẫu 4

Bác Hồ từ lâu đã trở thành bao nguồn của hứng cho các thi sĩ sáng tác thơ ca. Lúc sinh thời Bác luôn nghĩ đến Miền Nam, ngày đêm thương nhớ miền Nam. Với Bác miền nam là niềm vui, niềm hạnh phúc, là nỗi đau không lúc nào nguôi. "Miền nam trong trái tim tôi" niềm mong mỏi thiết tha của Bác là miền nam mau được giải phóng.

Miền nam của ngày đêm thương nhớ Bác. Bằng cảm xúc chân thực, bằng ngôn ngữ gợi cảm, hình ảnh quen thuộc giàu chất tạo hình Viễn Phương đã thể hiện tấm lòng mình qua bài thơ: "Viếng lăng Bác".

Bài thơ ra đời năm 1976 khi lần đầu tiên sau khi giải phóng miền Nam, Viễn Phương đã ra thăm lăng Bác. Bài thơ rất ngắn gọn, cú tích nhưng có sức gợi tạo nên xúc động cho người đọc. Ngôn ngữ tuôn trào theo dòng cảm xúc chân thành tha thiết. Mọi cảm xúc của người con miền Nam lần đầu được ra thăm Bác, đứng trước Bác như vỡ òa.

Hòa vào dòng người thăm lăng Bác, nhà thơ tiếp tục dòng suy tưởng. Lời thơ bỗng dạt dào cảm xúc tự hào, thành kính nhớ thương Bác.

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
.............
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

Ai đã từng một lần viếng thăm lăng Bác mới hiểu hết hàm ý trong câu thơ của Viễn Phương. Ngày ngày, mặt trời - chúa tể của thiên nhiên, thán phục mọt mặt trời trong lăng rất đỏ. Mặt trời rất đỏ là hình ảnh tượng trưng cho Bác Hồ là mặt trời cách mạng là nguồn sáng rực rỡ không bao giờ tắt, mãi mãi chiếu tới con đường đi tới của dân tộc Việt Nam.

Nhiều nhà thơ đã sử dụng hình ảnh mặt trời để thể hiện ánh sáng lí tưởng của cách mạng, nhưng đối sánh với hai hình ảnh mặt trời của Viễn Phương đây quả thật là một hình ảnh rất độc đáo. Đây là một sự sáng tạo nghệ thuật có tác dụng bộc lộ nội dung rất hiệu quả không nhiều lời chỉ một hình ảnh Mặt Trời rất đỏ, nhà thơ đã khái quát được hình ảnh Bác Hồ vĩ đại.

Nhà thơ muốn nói với chúng ta rằng: "Bác Hồ là mặt trời cách mạng đẹp nhất, rực rỡ nhất, chói lọi nhất, luôn tỏa sáng trong tâm hồn con người Việt Nam. Cùng với hình ảnh mặt trời, ngày ngày đi qua trên lăng là dòng người đi trong thương nhớ, nhịp thơ chầm chậm bước chân của dòng người lặng lẽ đi trong suy nghĩ bao trùm một không khí thương nhớ Bác khôn nguôi, thành kính dâng tràng hoa bảy mươi chín mùa xuân.

Nhà thơ Viễn Phương rất tinh tế trong việc miêu tả từng đoàn người cầm trên tay là hoa kết thành tràng hoa dâng lên Bác. Ngày ngày.... ngày ngày... thời gian trôi không ngừng và trôi vào lòng người Việt Nam như một quy luật tất yếu không thể bỏ.

Khi vào trong lăng Viễn Phương đã nghẹn ngào đau đớn khi thấy Bác nằm đó:

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
...........
Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Bác nằm đó như đang trong giấc ngủ êm đềm. Sự bình yên của Bác là sự bình yên của đất nước. Bác nằm trong đó như đang nằm trong bảy mươi chín mùa xuân đã đã không hề nghỉ.

Hình ảnh nhà thơ liên tưởng một cách sâu sắc: "giữa một vầng trăng sáng". Hình ảnh đó làm cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, huyền ảo trong sáng thanh khiết càng gợi cho người ta đến tình yêu thiên nhiên, sự thư thái và thanh bình.

"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi, mà sao nghe nhói ở trong tim", tuy tác giả biết Bác đã ra đi bình yên, đã ngủ một giấc ngủ dài, nhưng Bác luôn sống mãi trong tim của mọi người dân Việt Nam.

Tuy nhiên, tác giả cũng không thể phủ nhận sự thật rằng Bác đã ra đi mãi, nên từ sâu trong tim ông như có một thứ gì đó bóp nghẹt lại. Cảm xúc quyến luyến của nhà thơ khi ngày mai phải xa Bác để với miền Nam.

Cảm nhận khổ 2 và 3 bài Viếng lăng Bác - Mẫu 5

Với nhiều người con miền Nam, không được gặp Bác lần cuối trước khi người đi xa là niềm tiếc nuối lớn nhất trong cuộc đời họ. Viễn Phương chính là một người con như thế. Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, ông đã ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác Hồ. Trong giây phút nghẹn ngào ấy, ông đã viết bài thơ Viếng lăng Bác như một lời tri ân gửi tới người cha già dân tộc. Và hẳn nhiên, nỗi đau đớn cũng được hiện hình trong từng dòng thơ của Viễn Phương:

"Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!"

Thời điểm Viễn Phương tới viếng, Bác đã mất được 7 năm nhưng nỗi đau mất Bác vẫn chưa thể nguôi ngoai. Tác giả đã sử dụng lối nói giảm nói tránh cái chết của Bác thành "giấc ngủ bình yên" trong "vầng trăng sáng dịu hiền" như một liều thuốc để giảm bớt nỗi đau trong tâm hồn mình. Mong muốn suốt cả cuộc đời của Bác là được nhìn thấy nhân dân hai miền sum vầy trong độc lập, tự do. Và giờ thì mong muốn của người đã trở thành hiện thực, Bác đã có thể ngủ yên trong giấc ngủ vĩnh hằng của mình. Biện pháp đối lập "Vẫn biết" - "Mà sao" đã dựng nên một nghịch lý giữa cảm xúc và lý trí. Lý trí đã nhắc nhở Viễn Phương rằng Trời xanh là mãi mãi. Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ cho những quy luật vốn dĩ của cuộc đời, luôn tồn tại khách quan mặc kệ con người có muốn hay không, mây vẫn trôi lững lờ và trời vẫn xanh ngắt một màu bình yên. Ở đây, Viễn Phương biết quy luật của đời người mà ai cũng phải trải qua là sinh - lão - bệnh - tử và cái chết là điều không thể tránh khỏi, ai rồi cũng sẽ phải chết. Bác cũng không thể là một ngoại lệ. Nên việc Bác mất đi là điều hết sức bình thường, đúng theo cái vốn có của đời sống mà thôi. Lý trí đã nhận ra quy luật ấy, đã nhắc nhở Viễn Phương về điều ấy nhưng cảm xúc của ông lại không thể tuân theo sự điều khiển của lý trí. Bởi trong tim ông vẫn "nhói" lên một cái khi nghĩ tới Bác đã không còn. Nỗi đau quá lớn của dân tộc Việt Nam là mất đi một con người vĩ đại, một người cha nhân hậu như Bác. Vẫn biết cái chết của Bác sẽ là điều tất yếu nhưng trái tim vẫn đau đớn, đôi mắt vẫn đỏ hoe mỗi khi nhắc đến Người. Con người là vậy, cảm xúc nơi trái tim là thứ không thể điều khiển được, dù lý trí có mạnh mẽ đến đâu. Ta nào có thể ngăn trái tim mình dành tình cảm yêu thương cho một người? Ta cũng chẳng thể ngăn nổi trái tim cứ nhói từng cơn khi chứng kiến người ta thương yêu không còn bên cạnh ta nữa. Nếu lý trí lấn át cả trái tim rồi thì con người cũng chỉ là cỗ máy vô hồn, chạy theo một chương trình được lập trình sẵn mà thôi. Khổ thơ không chỉ là nỗi đau đớn tột cùng mà còn là lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Người.

Cảm nhận khổ 2 và 3 bài Viếng lăng Bác - Mẫu 6

"Bác ngồi đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ, đậm đà"

Bác Hồ - Vị lãnh tụ kiệt xuất, người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người là biểu tượng, là trái tim linh hồn của mảnh đất phương Nam yêu dấu này. Tận hơi thở cuối cùng, lòng Bác vẫn luôn đau đáu nỗi niềm thống nhất ba miền đất nước. Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương mang theo bao thương nhớ, tình cảm, tâm tư của đồng bào, chiến sĩ miền Nam gửi gắm vào lời thơ nghẹn ngào cảm xúc trong bài "Viếng lăng Bác". Bài thơ là tiếng nói, là nỗi niềm tâm sự của nhân dân Nam bộ và nhân dân cả nước dành cho Bác.

Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm trong lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ. "Viếng lăng Bác" được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày thống nhất đất nước, lăng Bác được khánh thành. Thơ ca của Viễn Phương rất đỗi êm đềm, nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc, từng câu từng chữ dẫu đọc rất giản dị, mộc mạc, nhưng đó lại chính là những cảm xúc chân thực nhất mà tác giả muốn gửi gắm. Đặc biệt là khổ 2 và 3, khi ông hòa mình cùng dòng người vào lăng và khi ông vào trong lăng thăm Bác. "Viếng lăng Bác" ngỡ như một câu chuyện bởi lời thơ thật dịu dàng êm ái, như thì thầm, tâm sự:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân."

Với điệp từ “ngày ngày” lặp lại, Viễn Phương âm thầm khẳng định thời gian sẽ không ngừng trôi nhưng dẫu có ra sao chăng nữa, những người con đất Việt sẽ tình cảm nhớ thương, yêu quý Bác không bao giờ nguôi ngoai. Hình ảnh sóng đôi, ẩn dụ đặc sắc qua "con mắt thơ" của tác giả. Vốn là tự nhiên của tạo hoá, trên bầu trời kia chỉ có duy nhất một mặt trời, đem lại sự sống cho muôn loài, đem lại ánh sáng tươi đẹp cho Trái Đất. Nhưng trong trái tim của Viễn Phương và cả hàng triệu đồng bào Việt Nam, vẫn còn một mặt trời khác "rất đỏ", cao quý và vĩ đại ấy là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Bác là mặt trời chân lý của nhân dân, Bác đã soi sáng, dẫn đường giúp dân tộc Vi tệ thoát khỏi kiếp đời nô lệ, sức mạnh giúp nhân dân chèo lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang, đi đến bờ thắng lợi. Nhà thơ như nói hộ thế gian rằng: “Bác Hồ là mặt trời cách mạng đẹp nhất, rực rỡ nhất, chói lọi nhất, luôn luôn tỏa sáng trong tâm hồn người Việt Nam.” Hình ảnh “dòng Người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực, gợi lên cảnh nhân dân mọi miền về thủ đô Hà Nội viếng thăm lăng Bác, bày tỏ sự kính trọng nhớ thương với vị cha già đã yên giấc ngủ ngàn thu. Tác giả sử dụng từ "dòng người" chứ không phải là "đoàn người", "hàng người", điều đó có tác dụng gợi lên sự tiếp nối trải dài tới vô tận của những dòng người vào lăng. Cụm từ "Đi trong thương nhớ" gợi tả tình yêu thương và nỗi nhớ mong của nhân dân dành cho Bác, bao trùm lên cả không gian và thời gian vô tận "ngày ngày". "Kết tràng hoa dâng" cùng hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" Bác dành trọn vẹn cho dân tộc Việt Nam, những tình cảm trân trọng, mến yêu kết thành tràng hoa đẹp nhất kính dâng lên Người. Cùng với đó là sự biến đổi thể thơ từ tám chữ sang chín chữ, giúp nhịp thơ chậm lại, thể hiện cảm xúc bồi hồi khi hòa vào dòng người vào lăng. Áng thơ khi lần đầu tiên Viễn Phương được gặp Bác, đã thể hiện rõ bao cảm xúc bồi hồi, xúc động:

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim."

Mong muốn được tận mắt nhìn thấy Bác Hồ phải chăng là niềm ao ước của mỗi người con miền Nam, và Viễn Phương cũng không ngoại lệ. Qua cách sử dụng phép nói giảm nói tránh “giấc ngủ bình yên”, tác giả như thể hiện sự nhớ thương, rằng Bác vẫn chưa ra đi, Bác chỉ đang ngủ một giấc thật ngon, thật dài, sau bao tháng ngày hi sinh, khổ cực vì đất nước quê nhà. Khung cảnh Bác ngủ thật êm dịu, thanh bình biết bao, làm ngưng đọng không gian lẫn thời gian. "Vầng trăng sáng dịu hiền" là hình ảnh ẩn dụ đầy chất thơ, giàu sức gợi, liên tưởng đến tâm hồn cao đẹp và những vần thơ của Người. Có nhà thơ từng nhận định rằng: “Thơ Bác đầy
trăng”.Quả không sai. Trên suốt đoạn đường kháng chiến, làm việc, trăng luôn dõi theo hình bóng của vị chủ tịch kính yêu. Vầng trăng ấy đã bao lần sáng lên qua từng lời thơ của Người, dẫu ở chốn tù đày hay cảnh đêm ở núi rừng Việt Bắc. Chúng ta thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, đầy chất nghệ sĩ qua những vần thơ về trăng của Bác. Ấy thế nhưng, Bác chưa bao giờ được thảnh thơi mà ngắm nhìn ánh trăng khuya đúng nghĩa. Chỉ có giờ đây, đã chìm vào giấc ngủ bình yên, vầng trăng ấy hiện lên, mới thật sự yên bình, để Bác thanh thản, nghỉ ngơi và ngắm nhìn nó. Vầng trăng ấy mới dịu hiền làm sao, là vầng trăng đã soi sáng Bác từ chặng đường cách mạng gian lao đến khi Bác đã ra đi rồi, vầng trăng ấy lại nhẹ nhàng, âm thầm mà soi sáng giấc ngủ ngàn thu cho Bác. Song song với ánh mặt trời, hình ảnh vầng trăng đã hoàn thiện bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tim mỗi người: chói lóa, rực rỡ, trong sáng, thanh cao, hiền lương, thương mến.

Qua hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”, nhà thơ thật tinh tế ca ngợi sự bất tử và vĩ đại của Bác. Dẫu Người đã đi xa, nhưng làm sao bao công ơn to lớn, sự vất vả hi sinh vì dân tộc đo, cùng sự nghiệp cách mạng cao cả lại có thể phai mờ đi trong tâm trí của người Việt Nam. Mà rằng nó sẽ luôn tồn tại như bầu trời xanh vĩnh hằng trong tim mỗi con người. Cặp quan hệ từ “vẫn biết…mà còn” cho thấy sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm. Dẫu biết Người đã ra đi mãi mãi nhưng nơi này vẫn còn lưu luyến, bởi đây là một mất mát to lớn sẽ chẳng thể bù đắp được với nhà thơ Viễn Phương. Để thốt lên tiếng thơ đau cắt xé lòng “nghe nhói ở trong tim”, biết bao cảm xúc nghẹn ngào xen lẫn sự đau đớn, tiếc thương đến cực độ. Chỉ với bốn câu thơ ngắn nhưng với lối viết hàm súc, đầy thi vị của Viễn Phương, những dòng thơ ấy vẫn để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc.

Với giọng điệu vừa trang nghiêm lại sâu lắng, thiết tha và đau xót, bật lên lòng nhớ thương, kính trọng của nhà thơ. Thể thơ tám chữ có đôi chỗ biến thể cùng cách gieo vần và nhịp thơ linh hoạt, Viễn Phương rất sáng tạo trong cả xây dựng hình ảnh thơ kết hợp giữa ảnh thực và ẩn dụ. Bằng những từ ngữ và lời lẽ chân thành, giàu cảm xúc, tác giả đã bày tỏ được niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc đến Bác trong một dịp ra miền Bắc viếng lăng Bác. Bài thơ như một tiếng nói chung của toàn thể nhân dân Việt Nam, biểu lộ niềm đau xót khi thấy Bác kính yêu ra đi. Đã nhiều năm trôi qua nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên giá trị tốt đẹp ban đầu và để lại ấn tượng trong lòng nhiều thế hệ người đọc.

Khép lại 8 câu thơ, bao cảm xúc lẫn lộn khi được lần đầu hòa vào dòng người vào lăng, được lần đầu ngắm nhìn Bác. Không cầu kỳ, hoa mỹ, không lộng lẫy phô trương, tình cảm đối với Bác chỉ có thể là tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người. Tình cảm ấy đã thể hiện rất rõ qua từng lời thơ của Viễn Phương. "Viếng lăng Bác" là kết tinh những tình cảm lớn trong một trái tim bình dị đã chạm đến những cảm xúc trong lòng người đọc một cách tự nhiên, gây thổn thức lòng người.

Cảm nhận ý nghĩa khổ 2 và 3 bài thơ Viếng lăng Bác

Viễn Phương là một nhà thơ tiêu biểu của miền Nam. Tháng 4/1976 sau một năm giải phóng đất nước. Khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, nhà thơ cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thăm Hà Nội vào lăng viếng Bác. Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương viết với tất cả tấm lòng thành kính biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của một người con từ miền Nam ra viếng Bác lần đầu. Cảm xúc ấy được thể hiện chân thành và cảm động qua khổ thơ 2 và 3 của bài thơ.

Với lòng kính yêu vô hạn đối với Bác Hồ, đã từ rất lâu, Viễn Phương mong ước được ra Bắc viếng thăm làng Bác. Thế nhưng, quân Mĩ ngang ngược, cuộc chiến kéo dài, mãi đến khi đất nước được giải phóng, hai miền Nam – Bắc hợp nhất, Viễn Phương mới có cơ hội cùng đoàn đại biểu miền Nam thăm lăng Bác. Cảm xúc vừa hân hoan, mừng rỡ, vừa ngậm ngùi, xót xa hòa quyện trong lời thơ tha thiết nghẹn ngào. Đứng trước lăng Người, nhà thơ nghĩ về tấm lòng của bác đối với dân tộc, nghĩ về cuộc đời gian lao, vĩ đại mà Bác đã dành trọn cho nhân dân, đất nước:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ trên là mặt trời thực, chỉ mặt trời trong tự nhiên, rực rỡ, chói lọi, vĩnh hằng, ngày ngày vẫn đi qua trên lăng. Hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ dưới là phép ẩn dụ về Bác, nguồn sáng vĩnh hằng soi đường chỉ lối cho dân tộc ta đi. Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp, ấn tượng sâu xa, nói lên tư tưởng cách mạng và lòng yêu nước nồng nàn của Bác

Ví Bác như “mặt trời” là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ. Nhận thấy, Bác là một “mặt trời trong lăng rất đỏ” thể hiện sức liên tưởng sâu sắc của nhà thơ. Đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.

Tiếp đến, khi nhìn những dòng người dài tăm tắp, nghiêm trang xếp hàng vào lăng viếng thăm Bác, nhà thơ bùi ngùi, ấm áp:

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”

Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” gợi lên sự bồi hồi, xúc động trong lòng tiếc niềm thương kính cẩn, trong lòng nặng trĩu nỗi nhớ nhung. Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến Viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu.

Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như “tràng hoa”, dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác. “Tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nảy nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác. “Bảy mươi chín mùa xuân” chỉ sự tận hiến của Người dành cho sự nghiệp cách mạng để làm nên mùa xuân tự do, độc lập cho đất nước, con người.

Sự sống của Bác đã kết thúc nhưng tình yêu của Bác dành cho dân tộc là vĩnh hằng. Muôn người Việt Nam, dù già hay trẻ, lớn hay nhỏ đều giữ ở trong tim hình ảnh Bác Hồ vĩ đại, dịu hiền với nụ cười rạng rỡ, đôi mắt sáng trong, lúc nào cũng trìu mến. Nhà thơ tuy không nói ghét nhưng qua những hinh ảnh giản dị, giàu sức gợi cũng đủ khiến cho người đọc mở rộng liên tưởng mình.

Từ cảm xúc thành kính, ngưỡng mộ ở khổ thơ 2, tiếp sang khổ thơ thứ ba, khi bước vào trong lăng, đứng trước linh cữu của Người, Viễn Phương ngậm ngùi xúc động:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Hình ảnh Bác như “vầng trăng sáng dịu hiền” trong giấc ngủ bình yên là một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao của Bác. Người vẫn đang sống cùng với nhân dân đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp. Mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa. Niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác.

Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian trong lăng. Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi lên sự liên tưởng thú vị: ánh trăng (hình ảnh ẩn dụ). Hình ảnh vầng trăng “dịu hiền” gợi lên tâm hồn cao đẹp, nhân cách thanh cao của Người.

Những vần thơ của Bác tràn đầy ánh trăng. Trăng gắn két với Người trong những đêm trầm miên suy nghĩ:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

(Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)

Trang đến khi Bác hội đàm việc quân:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

(Rằm tháng giêng – Hồ Chí Minh)

Trăng đến gõ cửa khi lâu mà không thấy thi nhân vì mải lo việc nước mà quên ngắm nhìn:

“Trăng vào cửa sổ đòi thơ,
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau,
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về”.

(Tin thắng trận – Hồ Chí Minh)

Trăng còn vào nhà lao, hỏi thăm người tù cộng sản:

“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Trăng theo tới khe cửa ngắm nhà thơ”.

(Ngắm trăng – Hồ Chí Minh)

Có thể nói, trăng với Người là hai mà là một, là người đồng chí, đồng đội của Bác, lúc nào cũng đồng hành, kề vai sát cánh trong từng nhiệm vụ, trong từng khoảnh khắc. Giờ đây lại xuất hiện soi sáng giấc ngủ cho Người. Sức liên tưởng của Viễn Phương thật kì diệu, trong một câu thơ đã có thể nhìn rõ tâm tình của Bác.
Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào miền Nam còn đang bị quân thù giày xéo. Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất mà Bác đã đi xa. Nhà thơ muốn quên đi sự thực đau lòng đó và mong sao nó chỉ là một giấc ngủ thật bình yên:

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Hình ảnh “trời xanh” là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước. Đó là một thực tế. Thế nhưng, nhìn linh cữu của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ ngon lành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong tim! Dù rằng Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, nhưng sự ra đi của Bác vẫn không sao xoá đi được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc, ý thơ này diễn tả rất điển hình cho tâm trạng và cảm xúc của bất kì ai đã từng đến Viếng lăng Bác.

Bác dù đã ra đi nhưng hóa thân vào thiên nhiên đất trời của dân tộc, sống mãi với sự nghiệp giải phóng dân tộc lớn lao, vĩ đại. Tư tưởng của Bác mãi mãi là nguồn sáng soi đường cho dân tộc ta bước tới tương lai. Trái tim của Bác dành cho dân tộc mãi mãi là nguồn yêu thương sưởi ấm tâm hồn dân tộc, là nguồn động viên, lời nhắc nhở dân tộc kiên trì, nhẫn nại đạp bằng gian lao tiến tới.

Với lời thơ cô đọng, giọng thơ trang nghiêm thành kính, tha thiết và rất giàu cảm xúc, bài thơ đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người đọc. Khổ 2 và 3 của bài thơ không những chỉ bộc lộ tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Bác Hồ mà còn nói lên tình cảm chân thành tha thiết của hàng triệu con người Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Phân tích khổ 2, 3 Viếng lăng Bác

Bài thơ "Viếng lăng Bác" là sự dồn nén kết tinh tình cảm chân thành thương nhớ Bác không của chỉ riêng nhà thơ Viễn Phương mà còn là của hàng triệu chiến sĩ và đồng bào miền Nam dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Khổ thơ thứ hai là dòng cảm xúc của tác giả trước khi vào viếng thăm lăng Bác. Bác nằm trong lăng, vẫn sống mãi với non sông đất nước:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Điệp từ “ngày ngày” cho ta thấy sự diễn biến liên tục của thời gian, đây là quy luật tất yếu của tự nhiên. Dường như không có một ngày nào mặt trời không đi qua trên lăng Bác. Mặt trời bao trùm lên không gian bên ngoài lăng Bác. Còn không gian bên trong thì đã có một mặt trời khác soi rọi - mặt trời ấy chính là Bác. Bác của chúng ta cũng là một mặt trời, đã soi đường dẫn lối cho nhân dân Việt Nam đi lên từ đêm trường nô lệ đến ánh sáng của tự do và độc lập. Muôn vàn nỗi tiếc thương đối với công ơn to lớn của Bác đã được nhà thơ ví như những tràng hoa kết lại dâng lên để bày tấm lòng thành kính đối với Bác:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

Điệp từ “ngày ngày” để chỉ sự liên tục tiếp diễn của những dòng người tới viếng lăng Bác. Ai ai cũng muốn tới thăm Bác một lần để tưởng nhớ người anh hùng của dân tộc. Động từ “dâng” thể hiện sự biết ơn và lòng kính trọng của người dân đối với Bác.

Khổ thơ thứ ba diễn tả sự bình yên của Bác:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim

Sau bao nhiêu năm tháng dấn thân vì Tổ quốc, giờ đây Bác nằm xuống, đôi mắt nhắm tưởng như là đang ngủ. Đó là một giấc ngủ sâu và kéo dài mãi mãi. Nhìn Bác ngủ giấc bình yên vậy nhưng lòng những người ở lại vẫn cứ thấy nhói đau. Bác ra đi đó là một sự mất mát quá lớn, một nỗi tiếc thương mà chẳng thể nào nguôi ngoai.

Phân tích phép ẩn dụ trong khổ 2 và 3 bài Viếng lăng Bác

Trong bài thơ Viếng lăng bác, nhà thơ Viễn Phương đã sử dụng phép ẩn dụ độc đáo, có sức biểu đạt tinh tế, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Hình ảnh ẩn dụ: mặt trời đỏ, vầng trăng sáng, bầu trời xanh, tràng hoa dâng tạo sắc thái tình cảm thành kính, thiêng liêng đối với Bác Hồ.

Mặt trời trong lăng ấy chính là Bác Hồ. Bác Hồ với nhân cách cao cả, trí tuệ phi thường và sự nghiệp cách mạng vĩ đại cùng lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch là mặt trời rực sáng trong lòng dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới.

Hình ảnh “mặt trời trong lăng rất đỏ”, tác giả đã dùng từ “rất đỏ” vừa gợi màu sắc quen thuộc của mặt trời thiên nhiên khi bình minh đến, vừa gợi ra ánh sáng của hòa bình, độc lập, từ do mà Bác đã mang đến cho dân tộc ta. Đó là mặt trời của chân lí – cách mạng.

Hình ảnh dòng người xếp hàng được ví như “tràng hoa dâng” thể hiện tình cảm thương nhớ, kính yêu và sự gắn bó của nhân dân với Bác. Trái tim yêu thương Bác của mỗi công dân khi viếng Bác đã trở thành một bông hoa đẹp, tập thể những người công dân mang trái tim ấy là một tràng hoa đẹp, thành kính dân lên Người.

Hình ảnh “vầng trăng” và “trời xanh” gợi liên tưởng đến những gì vừa lớn lao vừa vĩnh hằng mà cũng vừa gần gũi thiết tha. Đó chính là sự hóa thân tuyệt đẹp của Người vào dáng hình đất nước thanh bình, vào vũ trụ mênh mông.

Hai hình ảnh sóng đôi: “mặt trời” và “vầng trăng” cùng liên tưởng đến hình ảnh Bác Hồ tưởng chừng như đối lập (giữa ngày và đêm, giữ nóng và lạnh) nhưng lại hết sức hòa hợp. Bởi ở người vừa có cái nóng ấm, quyết liệt của tư tưởng vừa có cái êm dịu, hiền hòa của tình cảm và đời sống vô cùng bình dị.

Viễn Phương đã dùng những hình ảnh tinh khiết và vĩ đại nhất để liên tưởng đến Bác Hồ, một con người ưu tú và kiệt xuất của nhân loại. Người tỏa sáng cả ở sự nghiệp vĩ đại và nhân cách thượng thừa. Sức lan tỏa của Người là mãi mãi, là vĩnh hằng, là bất diệt như mặt trời, vầng trăng của thiên nhiên vũ trụ.

Cảm nhận 2 khổ giữa Viếng lăng Bác

Viếng lăng Bác là bài thơ hay và nổi tiếng của nhà thơ Viễn Phương viết về Bác. Bài thơ bày tỏ niềm xót thương và lòng biết ơn vô bờ bến dành cho Bác. Nổi bật trong bài thơ là khổ thơ thứ 2, thứ 3. Khổ 2 nói lên tâm trạng của tác giả khi nhìn thấy hình hài của Bác:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày mặt trời đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

Cả khổ thơ là sự ca ngợi công ơn của Bác, đó cũng là niềm cảm kích, niềm biết ơn vô bờ của tất cả mọi người dân Việt Nam dành cho Bác. Hai câu thơ đầu là hình ảnh ẩn dụ đầy độc đáo. Mặt trời của tự nhiên trong câu thơ đầu là mặt trời của tự nhiên, là nguồn sống cho muôn loài và hàng ngày mọc rồi lặn như một quy luật, một sự tuần hoàn của cuộc sống. Mặt trời ấy quan trọng, quý giá và chỉ có một mà thôi. Ấy nhưng mặt trời tự nhiên lại bắt gặp một mặt trời nữa cũng đẹp, cũng sáng. Ấy là “mặt trời trong lăng”- ẩn dụ chỉ Bác Hồ với những hi sinh lớn lao dành cho dân tộc. Điệp từ thời gian “ngày ngày” lần nữa được sử dụng với dụng ý khẳng định tính chất thường xuyên liên tục. Đoàn người vào lăng viếng Bác nối nhau thành “dòng”. Và tất cả “dòng người” đều chung một nỗi niềm, cảm xúc là thương yêu Bác. Thông qua nghệ thuật ẩn dụ, dòng người nối tiếp nhau kết thành “tràng hoa” dâng Bác hiện lên thật đẹp. Viễn Phương mượn ẩn dụ “bảy mươi chín mùa xuân” để nói về tuổi của Bác. Bác ra đi nhưng luôn sống mãi ở độ tuổi bảy mươi chín với sức xuân tràn ngập. Viễn Phương đã cô đọng, kết tinh tình cảm để cảm ơn người cha đem đến mùa xuân cho đất nước, con người Việt Nam.

Ở khổ thơ thứ ba, tác giả đã mang đến cho bạn đọc một cái nhìn trực quan nhất về giấc ngủ ngàn thu của Bác:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim

Bác đang nằm ở đó, nhẹ nhàng thanh thản như đang chìm trong một giấc ngủ ngon. Cả cuộc đời Người chỉ có một niềm mong ước, đó là đất nước được hòa bình. Vậy nên khi đất nước được hòa bình, độc lập Người đã được nghỉ ngơi trong giấc ngủ yên bình. Hình ảnh yên nghỉ của Bác vô cùng bình yên và tĩnh lặng. Ở Bác luôn toát lên vẻ dịu hiền như vầng trăng, bình yên như đất nước sau ngày được độc lập. Hình ảnh so sánh vô cùng chính xác và gợi tả, gợi cảm. Bác Hồ như vầng trăng soi sáng cho đất nước Việt Nam này, mang lại bầu trời thanh bình cho hàng triệu con người dân tộc. Bầu trời bao năm tháng vẫn xanh một màu trường tồn vĩnh cửu như một quy luật bất biến của tự nhiên, vậy mà vị Cha già của dân tộc đã phải ra đi. Vẫn biết quy luật sinh tử của tạo hóa nhưng vẫn thấy xót xa, đau đớn vô cùng. Sự ra đi của Bác không chỉ gây tiếc nuối cho đất nước mà còn khiến cho bao thế hệ sau này không khỏi xót thương.

Đoạn thơ không những miêu tả hình ảnh yên nghỉ yên bình của Bác Hồ mà còn thể hiện tình cảm, nỗi xót xa của tác giả cũng như bao thế hệ con người Việt Nam trước sự ra đi của Bác. Nhiều năm tháng qua đi nhưng hình ảnh, công lao của Bác vẫn còn sống mãi trong trái tim người Việt Nam ta cũng như bài thơ Viếng lăng Bác để lại nhiều dư âm đáng suy ngẫm đối với nhiều thế hệ bạn đọc.

Liên kết tải về

pdf Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận khổ 2 và 3 bài thơ Viếng lăng Bác
doc Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận khổ 2 và 3 bài thơ Viếng lăng Bác 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 9

Văn 9

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK