Đồng dao mùa xuân là một trong những tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm. Đối tượng của bài thơ là những người lính bộ đội cụ Hồ. Vì vậy, Download.vn muốn giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn cảm nghĩ về hình ảnh người lính trong bài Đồng dao mùa xuân.
Tài liệu được chúng tôi cung cấp bao gồm 6 đoạn văn mẫu lớp 7. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ.
Đoạn văn cảm nghĩ về hình ảnh người lính trong bài Đồng dao mùa xuân
Cảm nghĩ về hình ảnh người lính - Mẫu 1
Khi tìm hiểu về bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm, tôi đặc biệt ấn tượng với hình ảnh người bộ đội cụ Hồ. Họ được khắc họa từ khi mới vào chiến trường, chỉ là những chàng thanh niên hồn nhiên. Những người lính tuổi đời còn quá trẻ khi vẫn chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều. Dù vậy thì ẩn sâu trong trái tim của họ là lí tưởng, nhiệt huyết cách mạng. Họ đã gác lại công việc học tập, tham gia vào chiến trường khốc liệt. Tuổi thanh xuân của người lính vẫn còn mãi vì ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ. Tác giả nhắc tới kỉ vật quen thuộc là chiếc ba lô con cóc, hay trong kí ức với làn da xanh xao, nhưng nụ cười lại hiền từ đến lạ. Người lính chiến đấu cùng đồng đội cho đến hơi thở cuối cùng. Đồng đội và nhân dân luôn dành cho họ tình yêu mến, trân trọng và tự hào. Bài thơ giúp tôi thêm hiểu hơn về người lính cụ Hồ, thêm tự hào và cảm phục những con người đã hy sinh vì đất nước, nhân dân.
Cảm nghĩ về hình ảnh người lính - Mẫu 2
Qua bài thơ “Đồng dao mùa xuân”, Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ. Từ khi mới vào chiến trường, họ chỉ là những chàng trai còn trẻ tuổi, chưa một lần được yêu, cà phê vẫn chưa uống hay vẫn đam mê thả diều. Tác giả không khắc họa qua những nét ngoại hình mà chủ yếu nói về tính cách, cuộc sống của người lính. Dù vậy, họ vẫn mang có một trái tim dũng cảm, nhiệt huyết với cách mạng - gác lại công việc học tập để tham gia vào chiến trường. Họ chiến đấu vì đất nước, nhân dân và hy sinh khi tuổi đời còn quá trẻ, chỉ còn lại những kỉ vật gắn liền với cuộc đời người lính - ba lô con cóc, chiếc bật lửa. Dù vậy, đồng đội vẫn nhớ đến họ với niềm thương cảm, xót xa. Còn nhân dân luôn ngưỡng mộ, trân trọng và yêu mến họ.
Cảm nghĩ về hình ảnh người lính - Mẫu 3
Khi đọc “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm, tôi cảm thấy thêm ngưỡng mộ và yêu mến những người lính. Tác giả đã xây dựng hình ảnh người bộ đội cụ Hồ hiện lên đầy chân thực. Khi mới vào chiến trường, họ là những chàng thanh niên vẫn còn trẻ tuổi trẻ lòng với sự hồn nhiên vì chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều. Dù vậy, họ lại là những con người giàu lí tưởng, nhiệt huyết cách mạng và sẵn sàng cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. Những năm chiến tranh khốc liệt, họ chiến đấu và hy sinh, gửi lại thân xác nơi chiến trường, kỉ vật còn lại chỉ là chiếc ba lô con cóc. Hình ảnh người họ hiện lên với làn da xanh xao, nhưng nụ cười lại hiền từ đến lạ. Đối với nhà thơ, người lính dù đã hy sinh nhưng tuổi xuân của họ vẫn bất tử, chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước.
Cảm nghĩ về hình ảnh người lính - Mẫu 4
Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người lính. Họ là những con người còn trẻ tuổi, trẻ lòng vì “chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều”. Dẫu vậy, họ vẫn mang trong trái tim nhiệt huyết, lí tưởng để xung phong vào chiến trường khốc liệt. Đến khi đất nước hòa bình, những người lính ấy đã hy sinh, không thể trở về quê hương được nữa. Sự hi sinh của họ dường như đã hóa thành bất tử, họ sống mãi với tuổi thanh xuân đẹp đẽ, sống mãi cùng mùa xuân của vũ trụ. Qua đây, tác giả còn muốn thể hiện lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước.
Cảm nghĩ về hình ảnh người lính - Mẫu 5
Đến với “Đồng dao mùa xuân”, Nguyễn Khoa Điềm đã giúp người đọc hiểu hơn về hình ảnh người bộ đội cụ Hồ. Từ khi mới vào chiến trường, họ chỉ là những chàng thanh niên vẫn còn hồn nhiên vì chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều. Nhưng ẩn sâu trong đó là một trái tim giàu lí tưởng, nhiệt huyết cách mạng. Họ nguyện dâng hiến cả tuổi xuân của mình cho đất nước, gác lại công việc học tập, vào với chiến trường khốc liệt. Những năm chiến tranh, họ đã chiến đấu không ngại hy sinh để rồi gửi lại thân xác nơi chiến trường. Những kỉ vậy còn lại chỉ là chiếc ba lô con cóc, hay trong kí ức với làn da xanh xao, nhưng nụ cười lại hiền từ đến lạ. Họ sống và chiến đấu cùng đồng đội, luôn sát cánh bên nhau cho đến hơi thở cuối cùng. Đồng đội và nhân dân luôn dành cho họ tình yêu mến, trân trọng và tự hào. Một hình ảnh đẹp về người lính đã in đậm trong tâm trí mỗi bạn đọc.
Cảm nghĩ về hình ảnh người lính - Mẫu 6
Nguyễn Khoa Điềm có nhiều bài thơ hay, Đồng dao mùa xuân là một trong số đó. Đến với bài thơ này, chúng ta đã thấy được hình ảnh người lính hiện lên đầy chân thực. Rời xa quê hương, vào chiến trường tham gia chiến đấu, người lính khi đó vẫn “chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều”. Họ vẫn là những chàng thanh niên trẻ tuổi, hồn nhiên và chưa có nhiều trải nghiệm. Nhưng dù vậy, khi bước chân vào chiến trường, đối mặt với bom rơi bão đạn, người lính đó vẫn dũng cảm, mạnh mẽ chiến đấu mà chưa một lần sợ hãi. Họ mang trong trái tim nhiệt huyết của lí tưởng cách mạng. Để rồi đến khi đất nước hòa bình, những người lính ấy đã hy sinh, không thể trở về quê hương được nữa. Tác giả đã bất tử hóa hình tượng người lính, họ đã trở thành mùa xuân của nhân dân, mùa xuân của đất nước, sống mãi với thời gian. Chúng ta đọc bài thơ mà thêm ngưỡng mộ, trân trọng những người lính cụ Hồ.