Thực hiện Kế hoạch 180-KH/TU, ngày 14/3/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 1930-2020. Ban Tổ chức Cuộc thi đã công bố bộ câu hỏi phần thi trắc nghiệm (gồm 40 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận).
Sau đây Download.vn xin giới thiệu đến các bạn trọn Bộ câu hỏi thi trắc nghiệm Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 1930 - 2020. Mời các bạn cùng theo dõi.
Câu hỏi Cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi
Câu 1. Trước khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Quảng Ngãi thành lập, ở Quảng Ngãi có những tổ chức cách mạng nào?
A. Hội Thiếu niên ái quốc, Hưng Nam Hội.
B. Tân Việt Cách mạng Đảng, Hội Phục Việt.
C. Hưng Nam Hội, Tân Việt Cách mạng Đảng.
Câu 2. Bí thư đầu tiên của Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Quảng Ngãi là ai?
A. Trương Quang Trọng.
B. Nguyễn Nghiêm.
C. Nguyễn Thiệu.
Câu 3. Tổ chức nào được xem là tổ chức tiền thân của Đảng bộ Quảng Ngãi, thể hiện nét độc đáo, sáng tạo của Đảng bộ Quảng Ngãi trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê nin vào Việt Nam?
A. Công Ái xã.
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh.
C. Dự bị Cộng sản.
Câu 4. Chi bộ cộng sản đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu? Đồng chí nào làm bí thư?
A. Tháng 3/1930 - làng Tân Hội, Phổ Phong, Đức Phổ - Nguyễn Nghiêm.
B. Tháng 3/1930 - làng Tân Hội, Phổ Phong, Đức Phổ - Phạm Viết My.
C. Đầu năm 1930 - làng Tân Hội, Phổ Phong, Đức Phổ - Nguyễn Tín.
Câu 5. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi diễn ra vào tháng, năm nào? Ở đâu? Đồng chí nào được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy?
A. Tháng 6/1930 - làng Hùng Nghĩa, xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ - đồng chí Nguyễn Nghiêm làm Bí thư.
B. Tháng 6/1930 - làng Tân Hội, xã Phổ Phong, Đức Phổ - đồng chí Nguyễn Nghiêm làm Bí thư.
C. Tháng 7/1930 - làng Hùng Nghĩa, Phổ Phong, Đức Phổ - đồng chí Phan Thái Ất làm Bí thư.
Câu 6. Trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, cuộc biểu tình nào đã chiếm được huyện đường, làm chủ huyện lỵ?
A. Cuộc biểu tình của nhân dân Mộ Đức, đêm mùng 7, rạng ngày 8/10/1930.
B. Cuộc biểu tình của nhân dân Đức Phổ, đêm mùng 7, rạng ngày 8/10/1930.
C. Cuộc biểu tình của nhân dân Sơn Tịnh, ngày 30/10/1930.
Câu 7. Đồng chí Nguyễn Nghiêm - Bí thư đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi hy sinh vào ngày, tháng, năm nào? Ở đâu?
A. Ngày 6/3/1931 - cấm Giám Tộ, làng Nhu Năng (nay thuộc xã Nghĩa Hiệp), huyện Tư Nghĩa.
B. Ngày 23/4/1931 - cấm Giám Tộ, làng Nhu Năng (nay thuộc xã Nghĩa Hiệp), huyện Tư Nghĩa.
C. Ngày 23/4/1931 - bãi sông Trà Khúc.
Câu 8. Phong trào cách mạng của nhân dân Quảng Ngãi ở giai đoạn nào được Thường vụ Trung ương Đảng đánh giá là mạnh nhất phía Nam Trung kỳ?
A. 1930 - 1931.
B. 1936 - 1939.
C. 1939 - 1945.
Câu 9. Phong trào "đón" Gô-đa, Toàn quyền Brêviê đến Quảng Ngãi diễn ra trong cao trào cách mạng nào?
A. 1930 - 1931.
B. 1936 - 1939.
C. 1939 - 1945.
Câu 10. Ngày 11/3/1945, trên địa bàn châu (huyện) Ba Tơ đã diễn ra sự kiện gì?
A. Đội du kích Ba Tơ thành lập.
B. Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ nổ ra và thắng lợi.
C. Mít tinh mừng khởi nghĩa thắng lợi và thành lập chính quyền cách mạng Ba Tơ.
Câu 11. Tên gọi tỉnh Quảng Ngãi sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Quảng Ngãi.
B. Lê Trung Đình.
C. Cẩm Thành.
Câu 12. Trong cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa I (1946), tỉnh Quảng Ngãi bầu được bao nhiêu đại biểu
A. 6 đại biểu.
B. 7 đại biểu.
C. 8 đại biểu.
Câu 13. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, xã nào là xã đầu tiên hoàn thành xóa nạn mù chữ của tỉnh Quảng Ngãi?
A. Xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức.
B. Xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa.
C. Xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh.
Câu 14. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cán bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì vào ngày, tháng, năm nào?
A. 30/12/1949.
B. 30/12/1950.
C. 30/12/1951.
Câu 15. Ngày 19/8/1949, tại thôn Đề An (xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành) diễn ra sự kiện gì?
A. Hội nghị Dân chính Liên khu 5.
B. Lễ xuất quân quân tình nguyện giúp nước bạn Lào.
C. Triển lãm vũ khí tự tạo của lực lượng vũ trang tỉnh.
Câu 16. Tỉnh Quảng Ngãi trong những năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954) có đặc điểm gì?
A. Bị thực dân Pháp chiếm đóng.
B. Là vùng tự do, hậu phương của cuộc kháng chiến.
C. Bị quân phiến loạn chiếm đóng.
Câu 17. Sự kiện nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được ví như "Hội nghị Diên Hồng" của tỉnh Quảng Ngãi?
A. Hội nghị cán bộ toàn miền Tây tại Làng Búp (xã Trà Phong), ngày 22/6/1958.
B. Đại hội Đại biểu nhân dân các dân tộc thiểu số miền Tây Quảng Ngãi tại Gò Rô (xã Trà Phong), ngày 07/7/1958.
C. Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ V tại Di Ngâu (xã Trà Trung) từ ngày 20 đến ngày 28/02/1960.
Câu 18. Thắng lợi nào trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được xem là góp phần làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ?
A. Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi (1959).
B. Chiến thắng Ba Gia (1965).
C. Chiến thắng Vạn Tường (1965).
Câu 19. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có những huyện nào trên địa bàn tỉnh được giải phóng trước năm 1975?
A. Sơn Tây, Ba Tơ, Minh Long.
B. Sơn Hà, Trà Bồng, Nghĩa Hành.
C. Lý Sơn, Sơn Tịnh, Bình Sơn.
Câu 20. Cuộc mít-tinh chào mừng tỉnh Quảng Ngãi giải phóng, chào mừng Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh ra mắt diễn ra vào ngày, tháng, năm nào? Ở đâu?
A. Ngày 30-3-1975 tại sân vận động Diên Hồng, thị xã Quảng Ngãi.
B. Ngày 31-3-1975 tại sân vận động Diên Hồng, thị xã Quảng Ngãi.
C. Ngày 31-3-1975 tại sân bay Quảng Ngãi.
Câu 21. Ngày 15-4-1975, Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 5 bàn về một số nhiệm vụ cấp bách sau giải phóng. Đó là những nhiệm vụ nào?
A. Ổn định tình hình vùng mới giải phóng; tổ chức cuộc chiến đấu mới và xây dựng vùng giải phóng vững mạnh.
B. Chuẩn bị bầu cử Quốc hội nước Việt Nam thống nhất; xây dựng và củng cố chính quyền cơ sở.
C. Tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, giúp tỉnh Ratanakiri và Xiêm Riệp (Căm-pu-chia), Chămpasắc (Lào).
Câu 22. Trong những năm 1975 - 1989, tỉnh Nghĩa Bình có quan hệ, hợp tác giúp đỡ các tỉnh nào của Căm-pu-chia?
A. Xiêm Riệp, Mondunkiri.
B. Ratanakiri, Xiêm Riệp.
C. Kampongcham, Prâyviêng.
Câu 23. Từ năm 1975 đến năm 1989, Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình có mấy lần tổ chức Đại hội?
A. 3 lần.
B. 4 lần.
C. 5 lần.
Câu 24. Thực hiện chủ trương thí điểm cải tạo XHCN về nông nghiệp ở miền Nam, ngày 28-1-1977, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghĩa Bình quyết định chọn 2 hợp tác xã trên địa bàn Quảng Ngãi làm điểm. Đó là 2 hợp tác xã nào?
A. Phổ Thuận (Đức Phổ), Bình Long (Bình Sơn).
B. Tịnh Sơn (Sơn Tịnh), Đức Lân (Mộ Đức).
C. Nghĩa Lâm (Tư Nghĩa), Hành Đức (Nghĩa Hành).
Câu 25. Khi mới tái lập, tỉnh Quảng Ngãi có bao nhiêu huyện, thị xã?
A. 10 huyện, thị xã.
B. 11 huyện, thị xã.
C. 14 huyện, thị xã.
Câu 26. Ngay sau khi tái lập tỉnh, Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ nhất từ ngày 27 đến ngày 29-7-1989 ra Nghị quyết về vấn đề gì?
A. Về công tác cấp bách trong 6 tháng cuối năm 1989 và năm 1990.
B. Về công tác xóa đói, giảm nghèo.
C. Về công tác trồng và bảo vệ rừng.
Câu 27. Công trình thủy lợi Thạch Nham được khởi công xây dựng và hoàn thành trong giai đoạn nào?
A. 1983 - 1995.
B. 1984 - 1996.
C. 1985 - 1997.
Câu 28. Ngày 11/4/1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch chung khu công nghiệp nào trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi?
A. Khu công nghiệp Tịnh Phong.
B. Khu công nghiệp Quảng Phú.
C. Khu công nghiệp Dung Quất.
Câu 29. Tỉnh Quảng Ngãi được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học vào tháng, năm nào?
A. Tháng 10-1997.
B. Tháng 10-1998
C. Tháng 10-1999.
Câu 30. Ngày 28-11-2005, công trình trọng điểm nào trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được khởi công xây dựng?
A. Hồ chứa nước Nước Trong.
B. Hồ chứa nước Núi Ngang.
C. Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Câu 31. Ngày 28/9/2014, dự án nào trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được khánh thành đưa vào sử dụng?
A. Dự án thủy điện Đăk Đrinh.
B. Dự án cấp điện từ điện lưới quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn.
C. Dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua Đức Phổ - Sơn Tịnh.
Câu 32. Ngày 7-9-2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập trường Đại học nào ở Quảng Ngãi?
A. Đại học Tài chính - Kế toán.
B. Đại học Phạm Văn Đồng.
C. Đại học Công nghiệp 4 - cơ sở Quảng Ngãi.
Câu 33. Năm 2012, có 4 đặc sản Quảng Ngãi được công nhận Kỷ lục Việt Nam là những sản phẩm nào?
A. Don, cá bống sông Trà, kẹo gương, quế Trà Bồng.
B. Don, cá bống sông Trà, kẹo gương, tỏi Lý Sơn.
C. Don, cá bống sông Trà, đường phèn, mạch nha.
Câu 34. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX đã đề ra mấy nhiệm vụ đột phá và mấy nhiệm vụ trọng tâm?
A. 2 nhiệm vụ đột phá và 2 nhiệm vụ trọng tâm.
B. 2 nhiệm vụ đột phá và 3 nhiệm vụ trọng tâm.
C. 3 nhiệm vụ đột phá và 3 nhiệm vụ trọng tâm.
Câu 35. Chủ trương "Xây dựng con người Quảng Ngãi khảng khái, khoan dung, thân thiện, tính hợp tác cao, năng động, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế" được đề ra trong văn kiện Đại hội nào của Đảng bộ tỉnh?
A. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2005 - 2010.
B. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
C. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Câu 36. Di tích nào được xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi?
A. Trường Lũy Quảng Ngãi.
B. Khu chứng tích Sơn Mỹ.
C. Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ.
Câu 37. Huyện nào có tất cả các xã đều được tỉnh Quảng Ngãi công nhận là xã nông thôn mới?
A. Mộ Đức.
B. Nghĩa Hành.
C. Đức Phổ.
Câu 38. Đến nay, huyện miền núi nào của tỉnh Quảng Ngãi thoát nghèo theo Nghị quyết 30A của Chính phủ?
A. Ba Tơ.
B. Sơn Hà.
C. Trà Bồng.
Câu 39. Tuổi thọ trung bình của người dân tỉnh Quảng Ngãi hiện nay là bao nhiêu tuổi?
A. 72 tuổi.
B. 73 tuổi.
C. 74 tuổi.
Câu 40. Ghi nhận những thành tựu trong công cuộc đổi mới, doanh nghiệp nào trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới?
A. Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
B. Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi.
C. Công ty TNHH công nghiệp nặng Doosan Vina.
* Câu hỏi tự luận:
Cảm nhận của anh (chị) về một nhân vật, phong trào, sự kiện lịch sử hay những đổi thay có tính đột phá của tỉnh Quảng Ngãi, cho thấy sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh trong 88 năm (1930-2018); đồng thời gợi ý một số đề xuất, góp phần xây dựng tỉnh Quảng Ngãi ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại./.