Bài thu hoạch tập huấn SGK lớp 3 Cánh diều năm 2022 - 2023 môn Toán giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều kinh nghiệm, ý tưởng mới để hoàn thiện bài thu hoạch cuối khóa tập huấn sách giáo khoa mới của mình.
Năm học 2022 - 2023, lớp 3 học theo 3 bộ sách mới là Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Vì vậy, để chuẩn bị thật tốt cho năm học mới các thầy cô sẽ tham gia lớp tập huấn thay sách giáo khoa lớp 3. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm bài thu hoạch tập huấn SGK lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm. Mời thầy cô cùng tải miễn phí:
Bài thu hoạch tập huấn SGK lớp 3 bộ Cánh diều
Câu hỏi tập huấn sách giáo khoa lớp 3 Cánh Diều
Câu 1: Cuốn sách được cấu trúc và trình bày như thế nào?
Câu 2: Cấu trúc và cách trình bày SGK như vậy có tác dụng gì đối với HS và GV?
Câu 3: Thầy/cô giáo có nhận xét gì về cách trình bày một chủ đề trong SGK Tự nhiên và Xã hội?
Câu 4:
Nhóm 3: (chia 3 nhóm theo 3 dạng bài)
Cấu trúc một bài học bao gồm những thành phần nào? (Theo ba dạng bài)
Câu 5: Lưu ý cách dạy ba dạng bài: Bài mới, bài thực hành, bài ôn tập và đánh giá
Biên bản bồi dưỡng giáo viên sử dụng SGK môn Toán 3 Cánh diều
UBND THÀNH PHỐ …………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ….… , ngày … tháng…năm 2022 |
BIÊN BẢN
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SGK MÔN TOÁN LỚP 3
NĂM HỌC 2022-2023
LỜI GIỚI THIỆU
Sách giáo khoa Toán 3 (Cánh Diều) là tài liệu học tập môn Toán dành cho học sinh lớp 3, thực hiện theo “Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 – môn Toán lớp 3”. Đây là cơ sở để giáo viên tiến hành dạy học (lập kế hoạch cho từng bài hoặc cho cả năm học) và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 3 của học sinh. Cuốn Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học theo sách giáo khoa Toán 3 (Cánh Diều) có mục tiêu giúp giáo viên:
- Có hiểu biết khái quát về Chương trình môn Toán lớp 3 bao gồm: mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Toán lớp 3.
- Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học (trong đó có đổi mới việc soạn bài dạy học) và đổi mới đánh giá kết quả học tập.
- Giới thiệu quy trình và kĩ thuật soạn bài dạy học (thông qua việc giới thiệu một số bài soạn có tính chất tham khảo) đáp ứng yêu cầu dạy học hình thành và phát triển năng lực học tập môn Toán cho học sinh lớp 3. Cuốn tài liệu này gồm hai phần chính: Phần thứ nhất. Những vấn đề chung Phần thứ hai. Hướng dẫn soạn bài dạy học theo sách giáo khoa Toán 3 (Cánh Diều).
I. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN LỚP 3
1. Mục tiêu dạy học
- Bước đầu hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực toán học ở mức độ phù hợp với học sinh (HS) lớp 3.
- Giúp HS đạt được các yêu cầu cơ bản thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Nội dung | Yêu cầu cần đạt | |||
SỐ VÀ PHÉP TÍNH | ||||
Số tự nhiên | ||||
Số tự nhiên | Số và cấu tạo thập phân của một số | – Đọc, viết được các số trong phạm vi 10 000; trong phạm vi 100 000. | ||
– Nhận biết được số tròn nghìn, tròn mười nghìn. | ||||
– Nhận biết được cấu tạo thập phân của một số. | ||||
– Nhận biết được chữ số La Mã và viết được các số tự nhiên trong phạm vi 20 bằng cách sử dụng chữ số La Mã. | ||||
So sánh các số | – Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm vi 100 000. | |||
– Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 100 000). | ||||
– Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 100 000). | ||||
Làm tròn số | Làm quen với việc làm tròn số đến tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn mười nghìn (ví dụ: làm tròn số 1 234 đến hàng chục thì được số 1 230). | |||
Các phép tính với số tự nhiên | Phép cộng, phép trừ | – Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số (có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp). | ||
– Nhận biết được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng và mối quan hệ giữa phép cộng với phép trừ trong thực hành tính. | ||||
Phép nhân, phép chia | – Vận dụng được các bảng nhân, bảng chia 2, 3, ..., 9 trong thực hành tính. – Thực hiện được phép nhân với số có một chữ số (có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp). – Thực hiện được phép chia cho số có một chữ số. – Nhận biết và thực hiện được phép chia hết và phép chia có dư. – Nhận biết được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân và mối quan hệ giữa phép nhân với phép chia trong thực hành tính. | |||
Tính nhẩm | Thực hiện được cộng, trừ, nhân, chia nhẩm trong những trường hợp đơn giản. | |||
Biểu thức số | – Làm quen với biểu thức số. – Tính được giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính và không có dấu ngoặc. – Tính được giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính và có dấu ngoặc theo nguyên tắc thực hiện trong dấu ngoặc trước. – Xác định được thành phần chưa biết của phép tính thông qua các giá trị đã biết. | |||
Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học | Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có đến hai bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính; liên quan đến thành phần và kết quả của phép tính; liên quan đến các mối quan hệ so sánh trực tiếp và đơn giản (chẳng hạn: gấp một số lên một số lần, giảm một số đi một số lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé). | |||
Phân số | Làm quen với phân số | 1 1 1 – Nhận biết được về ; ; ...; thông qua các 2 3 9 hình ảnh trực quan. 1 1 1 – Xác định được ; ; ...; của một nhóm đồ vật 2 3 9 (đối tượng) bằng việc chia thành các phần đều nhau. |
...
>> Tải file để tham khảo trọn bộ bài thu hoạch SGK lớp 3