Giải Khoa học lớp 4 Bài 21: Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 4 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 78, 79, 80, 81.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 21 Chủ đề 4: Nấm. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Khoa học 4 Bài 21: Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc
1. Nấm gây hỏng thực phẩm
Câu 1: Làm cách nào để nhận biết thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc?
Trả lời:
- Mốc xanh trắng trên bề mặt thực phẩm.
- Thực phẩm bị thay đổi mùi vị.
- Thực phẩm bị mềm nhũn, ẩm ướt.
Câu 2: Nấm mốc gây những tác hại gì đến thực phẩm và sức khoẻ con người?
Trả lời:
Nấm mốc có thể làm thay đổi màu sắc, hình dạng, mùi vị của thực phẩm, tạo ra độc tố có hại cho sức khoẻ.
Sử dụng các loại thực phẩm bị nhiễm nấm mốc gây tác hại cho gan, thận, gây rối loạn tiêu hoá, có thể gây ung thư, thậm chí dẫn đến tử vong.
2. Nguyên nhân gây hỏng thực phẩm và cách bảo quản
Tìm hiểu và chia sẻ những cách bảo quản thực phẩm ở gia đình em.
Trả lời:
Một số cách bảo quản thực phẩm ở gia đình em:
- Phơi khô: thóc, ngô, sắn, cá, tôm …
- Ngâm đường: dâu tằm, sấu, mơ …
- Muối chua: dưa cải, cà pháo …
- Bảo quản trong tủ lạnh: rau quả tươi, cá thịt tươi, trứng …
3. Một số nấm độc
Câu 1: Vì sao không được ăn nấm lạ?
Trả lời:
Nấm lạ có thể là nấm độc chứa độc tố, khi người ăn phải nấm độc sẽ bị ngộ độc, các cơ quan như tiêu hoá, thần kinh bị ảnh hưởng, thậm chí trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Câu 2: Nếu gặp nấm lạ thì em nên làm gì? Vì sao?
Trả lời:
Có loại nấm độc sau khi ăn khoảng 20 – 24 giờ mới xuất hiện triệu chứng ngộ độc. Có loại nấm độc động vật ăn được nhưng người không ăn được.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình khi gặp nấm lạ thì tuyệt đối không ăn thử hoặc cho động vật ăn thử, vì có thể là nấm độc.