Trang chủ Review Review sách: Thương Nhớ Mười Hai – nhớ Hà Nội biết bao cho vừa

Review sách: Thương Nhớ Mười Hai - nhớ Hà Nội biết bao cho vừa

Review sách: Thương Nhớ Mười Hai – nhớ Hà Nội biết bao cho vừa

review-sach-thuong-nho-muoi-hai

Có người bạn thân, trong lúc đàm đạo văn chương, hỏi tôi: “Sắp sang thế kỷ 21 rồi, nếu chỉ được phép mang mười cuốn sách văn học vào thế kỷ mới, ông mang những cuốn nào?”. Tôi trả lời ngay: “Một trong những cuốn tôi mang theo là Thương Nhớ Mười Hai của Vũ Bằng!…

Bởi viết về Hà Nội, viết về đất nước quê hương, không ai có thể hơn Vũ Bằng. Bởi Vũ Bằng yêu Hà Nội, yêu đất nước quê hương khi mà ông đang sống ở Sài Gòn, cách Hà Nội chưa đầy hai giờ máy bay mà vời vợi ngàn trùng. Nỗi nhớ niềm yêu ấy là tuyệt vọng! Hơn thế nữa, bà Nguyễn Thị Quỳ, vợ hiền của ông, người đã góp phần quyết định làm nên một Vũ Bằng nhà văn, nhà báo, là nguồn cảm hứng văn chương của ông…

Đó là những lời khen tặng rất mực chính xác mà nhà văn Triệu Xuân dành tặng tác phẩm Thương Nhớ Mười Hai của tác giả Vũ Bằng. Hãy đọc cuốn sách này để cảm được hết những gì quý giá nhất, mà tác Vũ Bằng yêu mến gọi là “thời trân” Hà Nội.

Về tác giả Vũ Bằng và Thương Nhớ Mười Hai

Tác giả của Thương Nhớ Mười Hai  – Vũ Bằng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, trong một gia đình Nho học có mẹ là một chủ tiệm bán sách trên phố Hàng Gai. Tác giả này bộc lộ năng khiếu viết văn, làm báo khi tuổi còn rất nhỏ. 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo, ông lao vào nghề báo với tất cả niềm say mê chứ không phải vì mưu sinh.

Vũ Bằng cũng có khoảng thời gian hoạt động cách mạng sôi nổi. Ông vào Sài Gòn tiếp tục hoạt động nhưng vì sự đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này, Vũ Bằng mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và truy tặng huân chương nhà nước.

Nói đến Vũ Bằng thì không thể không nhắc tới người vợ đảm của ông – bà Nguyễn Thị Quỳ. Bà chính là nguồn cảm hứng cho rất nhiều sáng tác của ông. Nếu không có bà Quỳ, chưa chắc chúng ta đã có được những tác phẩm xuất sắc như Món ngon Hà Nội hay Thương Nhớ Mười Hai.

review-sach-thuong-nho-muoi-hai
Review sách Thương Nhớ Mười Hai – Vũ Bằng

Sách hay nên đọc: Review sách: Gió lạnh đầu mùa – số phận con người trong những ngày đông lạnh co ro

Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé

Thương Nhớ Mười Hai
(36 đánh giá)
66,000 đ

Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất

Công ty phát hành Nhà sách Hàn Thuyên
Ngày xuất bản 2013-10-14 00:00:00
Kích thước 13 x 19 cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 331

Nội dung cuốn Thương Nhớ Mười Hai

Trong thời gian đi xa Hà Nội, Vũ Bằng hoạt động tại mảnh đất Sài Gòn, nơi có vô vàn cây trái tươi tốt, món ăn thơm ngon, những thú vui ồn ào náo nhiệt nhưng lòng ông vẫn đau đáu trông về Bắc Việt.

Thương Nhớ Mười Hai là cuốn hồi ký vỏn vẹn 250 trang giấy nhưng được viết ròng rã suốt 11 năm trời, bắt đầu từ năm 1960 đến tận năm 1971. Trong cuốn phim tua ngược hồi ức này, tác giả nhớ về Hà Nội dấu yêu, lòng đau đớn nghĩ đến ngày chia xa rồi đoàn tụ. Hà Nội, nơi có những thú vui rất mực nho nhã, có những món ngon không đâu sánh được, có người vợ tấm mẳn thương yêu.

Ẩm thực Bắc Việt

Mùa nào thức ấy, ẩm thực có lẽ là thứ người dân Bắc Việt vô cùng tự hào. Tháng ba quả bàng quế đực, Tháng năm, nhớ nhót, mận, rượu nếp và lá móng. Tháng sáu thèm nhãn Hưng Yên, tháng tám lại mơ về quả chuối chín vàng ăn kèm với cốm non xanh dẻo.

Với Vũ Bằng, ăn không cốt để no. Ăn là để thưởng thức tinh túy đất trời gói ghém trong từng thức quà. Càng xa Hà Nội, ông càng nhớ da diết những món ngon thong thả, chậm rãi, gói trong đó cái tình của trời đất và cái tài của người làm.

Giữa bầu không khí thơm ngát hương sầu đâu ấy, anh thử bảo người nhà hái về mấy ngọn rau cần đầu mùa, nấu một bát canh với tôm he mà ăn với chén cơm gạo vàng xem có phải anh thấy đúng in những cảm giác đó không? Rau cần là một thứ rau rẻ tiền cấy trong ao, cứ đến giữa tháng ba thì tốt lá, dài rễ, nhổ lên ăn ngay thì ngọt lừ, khó có thứ rau nào sánh kịp. Nếu nấu canh mãi chán, anh có thể xào rau cần với huyết heo bóp nhỏ, hay muốn cầu kỳ hơn một chút thì xào với long heo, thịt bò.

Rau cần, với cải bắp cho một tí rau răm vào, muối xổi, lấy ra ăn với thịt đông hay kho tầu, nó lạ miệng và có khi thú hơn cả dưa cải nữa…Nhưng ăn cháo ám mà không có rau cần thì…hỏng, y như thể là vào một khoảng vườn mà không có hoa, đi trong mùa xuân mà không thấy bướm. Tháng ba mà không có những ao rau cần xanh ngăn ngắt, tươi hơn hớn không phải là tháng ba Bắc Việt.

(Trích Thương Nhớ Mười Hai)

Thú vui tao nhã

Mơ về Bắc Việt, Vũ Bằng nhớ về những đêm trăng ngon ngọt ngào, những buổi thức đến hai giờ sáng cùng bạn bè chơi tổ tôm và rút bất. Xa Hà Nội, ông nhớ cuồng khấu cái tết Trung Thu đầm ấm và những con phố lúc nào cũng sáng những đèn.

Dòng hồi ức đưa tác giả về lại những ngày thơ bé. Khi tuổi thơ ngập tràn niềm vui và mong đợi mỗi ngày cho tới tết Trung Thu.

review-sach-thuong-nho-muoi-hai-2
Review sách Thương Nhớ Mười Hai – Vũ Bằng

Sách hay nên đọc: Review sách: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh – một lần tìm về bầu trời tuổi thơ êm đềm, tĩnh lặng

Gớm chết là cái thuở thiếu thời tai ác ấy. Nhà tôi bán đầu sư tử: ai mà bảo sư tử của nhà khác cùng phố lớn hơn mà đẹp hơn thì tôi tưởng có thể sanh sự liền; đèn kéo quân nhà tôi bán cũng là đèn đẹp nhất; còn cỗ tháng tám thì khỏi phải nói, bao giờ tôi cũng thấy cỗ nhà tôi hách nhất và to nhất, không cỗ nhà ai sánh kịp…

Cứ từ mười hai tháng tám là ngày bầy cỗ, tôi sướng như điên, có đêm thao thức đến một hai giờ khuya không ngủ được. Đi hết Hàng Thiếc xem những cái tàu bay tàu thuỷ, lại rẽ Hàng Mã xem con giống quay xuống Hàng Gai xem đèn và sư tử, rồi lại quành ra Hàng Trống để đứng ngắm nghĩa xem nên về nhà xin tiền để mua cái trống nào, tôi oán ức bố mẹ bắt phải lên giường đi ngủ.

Nằm nhìn lên những đám mây bay quanh ông trăng sáng in rõ hình thằng cuội, cây đa, tôi thao thức vẩn vơ và nhiều khi, mở mắt rõ ràng, tôi tưởng như thấy có những cô tiên bé nhỏ bằng ngón tay út bay là là từ mặt trăng xuống đất dắt nhau đi “dung giăng dung dẻ” và hát những câu hát dân gian mà tôi thích thú vô cùng vì lẽ chính tôi cũng biết những câu hát ấy.

(Trích Thương Nhớ Mười Hai)

Đâu chỉ có vậy, ông còn nhớ những buổi cùng vợ đi xem hát trống quân, một thú vui vô cùng thanh lịch của người dân Hà Thành.

Người vợ tấm mẳn

Xa Hà Nội, cái gieo vào lòng nhà văn một nỗi nhớ khắc khoải và đau đớn chính là thiếu vắng bàn tay chăm sóc của người vợ thân yêu.

Ngay đầu tác phẩm, Vũ Bằng đã dành tặng người vợ thân yêu mấy lời ai điếu:

Bắt đầu viết cuốn sách này thì là nhớ. Viết đến câu chót thì là thương. Thương không biết bao nhiêu, nhớ không biết ngần nào người bạn chiếu chăn.

Sự tàn ác của thời cuộc đã đẩy đôi vợ chồng trẻ xa nhau mãi mãi. Nhớ về người vợ tâm đầu ý hợp, tác giả đau như bị ai lỡ tạc vào lòng.

“Trăng sáng quá, em ơi, cứ đi như thế này, cả đêm em không biết chán. Trăng giãi trên đường thơm thơm; trăng cài trên tóc ngoan ngoan của những khóm tre xào xạc; trăng thơm môi mời đón của dòng sông chảy êm đềm; trăng ôm lấy những bộ ngực xanh của những trái đồi ban đêm ngào ngạt mùi sim chính… trăng ơi, sao trăng khéo đa tình, cứ đi hoài theo chân cô gái tuyết trinh và lẻn cả vào phòng the của người cô phụ lay động lá màn chích ảnh?

Lúc ấy, đứng dừng lại nhìn vào mắt vợ thì trong mắt vợ mình cũng thấy có trăng, có trăng cả ở toàn thân mặc quần áo mà như là kho thân; chạm mạnh vào thì vỡ. Tự nhiên mình có cảm giác trăng ở trong lòng mình cũng lung linh một thứ ánh sáng xanh màu huyền diệu, thắm hoa hương, làm cho cả tâm óc chơi với, rung động.

(Trích Thương Nhớ Mười Hai)

Khắp những trang văn trong Thương Nhớ Mười Hai, đâu đâu cũng thấy thấp thoáng bóng dáng người vợ bé nhỏ mà ông rất mực yêu thương. Không ai có thể hiểu hết tình yêu mà bà Quỳ dành cho người chồng của mình. Tình cảm đơn giản mà vĩ đại ấy đã vực dậy ông từ những cám dỗ, u mê trong cuộc đời.

Review sách Thương Nhớ Mười Hai – Vũ Bằng

Nhận xét về tác phẩm Thương Nhớ Mười Hai

Thực tình, tôi không dám phân tích quá sâu từng lời văn, con chữ của tác giả. Tôi muốn giữ lại những gì nguyên vẹn nhất mà tác giả đã viết trong Thương Nhớ Mười Hai, bởi tôi trân quý những cảm xúc và nhung nhớ tự nhiên mà Vũ Bằng dành cho Hà Nội, thật không gì sánh bằng.

Thương Nhớ Mười Hai nên đọc vào mùa nào nhỉ? Có phải là tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt, hay mùa đông gió bấc mưa phùn. Không…, Thương Nhớ Mười Hai đọc hay nhất vào cái mùa người ta đi xa Hà Nội. Vì thực lòng, chỉ khi rời xa mảnh đất này, người ta mới thấy được nỗi nhớ cồn cào về mảnh đất nhuốm biết bao tình, bao hẹn.

Lời kết

“Cái đã đi là cái đã mất. Đành vậy. Lấy hiện tại so sánh với quá khứ, e bị chủ quan mà có sự bất công. 

Tôi cũng biết có sự bất công, khó tránh. Tôi yêu Hà Nội quá, tôi nhớ Bắc Việt nhiều nên bao nhiêu cái đẹp, cái hay ở trước mắt, tôi thấy mất cả ý nghĩa đi. Có lẽ đó là một sự bất công to lớn, nhưng yêu, bao giờ mà lại chẳng bất công như thế?”

Đó là những lời tác giả Vũ Bằng gửi gắm độc giả ngay đầu tác phẩm. Thật hiếm có áng văn nào, ta thấy được tình yêu nồng đượm của một người xa xứ gửi đến Hà Nội thân yêu cháy bỏng như Vũ Bằng với Thương Nhớ Mười Hai.

Sách hay nên đọc: Review sách: Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất – cuốn sách làm sống dậy khát vọng sống trẻ, sống tự do

Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé

Thương Nhớ Mười Hai
(36 đánh giá)
66,000 đ

Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất

Cảm Nhận Của Độc Giả

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK