Trang chủ Review Review sách: Hòn Đất – nội chiến đau lòng cảnh nồi da nấu thịt

Review sách: Hòn Đất - nội chiến đau lòng cảnh nồi da nấu thịt

Review sách: Hòn Đất – nội chiến đau lòng cảnh nồi da nấu thịt

review-sach-hon-dat-anh-duc-2

Văn học Việt Nam đã có nhiều tác phẩm kể về các cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc. Chúng ta yêu vô cùng hình tượng cô bác sĩ trẻ, em bé giao liên hay anh lính cụ Hồ. Thế nhưng, có không nhiều tác phẩm nói về cuộc nội chiến Việt Nam, nhất là trong giai đoạn Mỹ tiến hành chiến tranh đặc biệt.

Tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức đã làm nổi bật những phẩm chất tiêu biểu của người chiến sĩ giải phóng miền Nam, lại miêu tả được tính cách của những con người Nam Bộ nghĩa khí, bộc trực. Cùng tìm hiểu tác phẩm chứa đựng những giá trị lịch sử và thời đại quan trọng của nền văn học nước nhà.

Tác giả Anh Đức và tiểu thuyết Hòn Đất

Nhà văn Anh Đức vào chiến khu của lực lượng kháng chiến ở miền Nam Việt Nam hoạt động từ khi còn trẻ. Người đầu tiên phát hiện ra năng khiếu văn học của Anh Đức chính là nhà văn Đoàn Giỏi (tác giả của tiểu thuyết Đất Rừng Phương Nam).

Người đọc yêu mến văn chương của Anh Đức bởi lối viết điềm đạm và thanh thoát. Xung quanh cuộc chiến tranh Việt Nam, tác giả này không đi sâu vào thi vị hóa cuộc chiến mà luôn tìm ra những nét đẹp của con người trong hoàn cảnh tăm tối nhất để trân trọng, ngợi ca.

Anh Đức sáng tác đa thể loại, từ truyện ngắn, bút ký đến tiểu thuyết. Nhắc tới Anh Đức, độc giả chắc chắn sẽ nhớ tới Hòn Đất. Đây được coi là tiểu thuyết tiêu biểu về chiến tranh thời bấy giờ. Tác phẩm này đã được chuyển thể thành bộ phim điện ảnh mang tên Chị Sứ.

review-sach-hon-dat-anh-duc
                                                           Review sách Hòn Đất – Anh Đức

Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé

Hòn Đất
(12 đánh giá)
63,200 đ79,000 đ -20%

Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất


Sách hay nên đọc: Review sách: Nỗi Buồn Chiến Tranh – khi tuổi trẻ bị chiến tranh đánh cắp

Nội dung tiểu thuyết Hòn Đất

Tiểu thuyết lấy bối cảnh tại Hòn Đất, một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang tại đồng bằng Sông Cửu Long ngày nay. Đó là đầu những năm 1960, thời kỳ đầu trong cuộc đấu tranh chống lại đế quốc Mỹ, khi miền Bắc ra sức xây dựng lại xã hội, tri viện cho miền Nam thì nhân dân trong ấy lại phải vật lộn đấu tranh với Mỹ – Diệm.

Một đội du kích xã ở đây đã rút lui vào hang Hòn trong một trận chống càn quyết liệt. Đối nghịch với quân địch được trang bị đầy đủ, vũ khí hiện đại và dã tâm độc ác là đội du kích chỉ gồm có 17 người với vũ khí vô cùng thô sơ. Quân địch độc ác đã nghĩ đủ mọi cách để tiêu diệt đội quân.

Chúng bỏ thuốc độc vào nước suối, chặn mọi nẻo tiếp tế, hun khói vào hang và dùng thuốc nổ phá hang để giết hại đoàn du kích. Dù quân địch nghĩ ra đủ mọi phương cách nhưng quân ta vẫn kiên trì chống trả và kiên cường sống chết tại đó.

Trong đoàn du kích có rất nhiều anh hùng bất khuất khiến người đọc ngưỡng mộ. Đó là người chỉ huy sáng suốt tên Hai Thép, luôn kiên trì, giàu nghị lực và vững chí bền gan. Chiến sĩ Ngạn thông minh, dũng cảm. Anh nông dân Ba Rèn can đảm, chất phác, trung kiến. Cô du kịch Quyên đẹp người, đẹp nết. Và nổi bật hơn cả là chị Sứ du kích, tuy đằm thắm, ngoan ngoãn nhưng bất khuất hơn người. Chị hy sinh vì sự sống của đồng đội, nhưng đến chết vẫn dũng cảm, kiên cường.

“- …Mai nữa là chẵn một tuần lễ rồi!

– Một tuần lễ mà sao em thấy lâu quá!

– Tại em nghĩ có bẩy ngày mà sao xảy ra nhiều chuyện quá!

Ngạn gật gù :

– Phải, xảy ra rất nhiều chuyện!

Anh ngưng lại một chốc rồi nói tiếp :

– Bẩy ngày mà đã vậy, mới biết trong bẩy năm tại miền Nam có biết bao nhiêu là sự việc. Hy sinh, căm thù, anh dũng, cái gì cũng có đủ…”

review-sach-hon-dat-anh-duc-2
                                                              Review sách Hòn Đất – Anh Đức

Sách hay nên đọc: Review sách: Nhật ký Đặng Thùy Trâm – cuốn nhật ký lưu giữ ngọn lửa không bao giờ tắt của tuổi trẻ

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Hòn Đất

Có nhiều nhân vật được tác giả chăm chút xây dựng trong tiểu thuyết Hòn Đất. Từ góc nhìn cá nhân, có hai nhân vật tôi ấn tượng hơn cả.

Người đầu tiên phải nói đến là chị Sứ. 

Chị Sứ có chồng tham gia kháng chiến ở miền Bắc, chị với chồng có một đứa con gái lên 8 tuổi vẫn chưa được gặp cha. Vì ngày chị hay tin mình có con thì anh cũng phải tập kết ra Bắc. Cả gia đình chưa một lần đoàn tụ, những gì họ nghe được về vợ chồng con cái của mình chỉ là qua những lá thư, vất vả lắm mới tới được tay người nhận.

Chị Sứ là người phụ nữ điển hình cho muôn người phụ nữ kiên trung của Việt Nam thời điểm đó. Một mặt, chị dịu dàng, tần tảo, giỏi giang. Lúc 17 người bị kẹt trong hang Hòn, chị đã tỏ rõ vai trò của một người phụ nữ khéo đảm.

Tuy vậy, ẩn trong chị cũng là sức mạnh của người du kích kiên cường, bất khuất. Chị Sứ như một bức tượng đồng trước mặt kẻ thù, chị chẳng sợ cái chết. Khi tên Xăm muốn chém đầu chị, hắn phải chém đến ba lần mà chị không chết vì mớ tóc dài, dày dặn và cứng cáp của chị.

Một nhân vật nữa cũng được xây dựng thành công trong tiểu thuyết Hòn Đất là bà Cà Xợi. Tuy là nhân vật phụ nhưng bà đã góp phần tạo nên thành công cho truyện bởi những diễn biến trong nội tâm của mình. 

Bà Cà Xợi bị tên địa chủ trong vùng ép về làm vợ. Bà đẻ cho hắn thằng con trai tên là Xăm. Khi lớn lên, Xăm còn tàn ác hơn cả cha nó. Bà cũng rất đau lòng vì con trai mình đã giết chị Sứ, người có ơn cưu mang khi bà bơ vơ.

Thằng Xăm theo giặc, phản cách mạng. Nó giết người chẳng nương tay, thậm chí còn hiếp dâm, moi gan, moi tim người khác. Không dưới một lần, bà Cà Xợi ước thằng con mình chết đi.

Đến một ngày, bà quyết tâm phải giết nó. Hình ảnh bà Cà Xợi cầm con dao đứng bên cạnh thằng con say giấc sau bữa cơm rượu mẹ nấu thực sự đem đến rất nhiều bi thương và ám ảnh. Làm gì có bà mẹ nào muốn giết đứa con mình dứt ruột đẻ ra. Nếu bà Xợi làm vậy, câu chuyện Hòn Đất có lẽ đã mang tính tuyên truyền hơn nhiều. Nhưng không, ngòi bút nhân đạo của Anh Đức vẫn rất mực đề cao hình ảnh người mẹ Việt Nam. Thằng Xăm cuối cùng cũng chết, nhưng hắn đã chết trong tay cách mạng.

review-sach-hon-dat-anh-duc-3
                                                                   Review sách Hòn Đất – Anh Đức

Ý nghĩa của tiểu thuyết Hòn Đất

Hình tượng anh hùng chống giặc là một cảm hứng xuyên suốt tiểu thuyết Hòn Đất. Nhưng điều tôi đánh giá cao trong câu chuyện này là sự tôn trọng và ngợi ca tác giả dành cho những nữ anh hùng.

Nhà văn Anh Đức từng viết:

Về mặt dựng truyện, một yếu tố khiến tôi tin tưởng là ngay từ trong chuyện đã xuất hiện một người con gái, đã sống và đã chết như một nữ anh hùng. Đó là chị Phan Thị Ràng, mà trong tiểu thuyết tôi đặt tên là Sứ. Việc có được và hình thành vun đắp ra được một nhân vật phụ nữ như thế, từ lâu trong đời viết của tôi luôn là niềm khao khát muốn khắc họa, và đó là sự quen thuộc, gần gũi như trước kia tôi đã từng khắc họa chị Tư Hậu trong “Một chuyện chép ở bệnh viện”.

Bởi lẽ đó, “Hòn Đất” là một tiểu thuyết viết về một cuộc chiến đấu mà cũng là một tiểu thuyết về một đời người con gái. Tôi đã rút ra từ nhiều mẫu người con gái miền Nam anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang để đúc lại thành một người. Đó là chị Sứ. Trong hơn ba mươi năm, tôi rất sung sướng về một chị Sứ trong Hòn Đất do tôi xây dựng nên từ một nguyên mẫu, đã trở thành nhân vật văn học đến cùng bạn đọc gần xa

Họ chỉ là những người nông dân, những người phụ nữ bình thản mà kiên cường. Dẫu cái chết của họ là muôn phần đau đớn, nhưng họ đã hy sinh vì lý tưởng, vì mảnh đất mà họ suốt đời yêu thương.

“.., Tôi biết làm thế nào bây giờ?. Chị Sứ yêu biết bao cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị, Tôi biết làm thế nào bây giờ?. Chính tại rẻo đất này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ, và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa, Tôi biết làm thế nào bây giờ?. Chính tại đây, chị đã giơ nắm tay nhỏ nhắn lên chào lá cờ Đảng, nên từ đó chị càng biết yêu thêm cha mẹ, chồng con, anh em, đồng chí, Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt, Tôi biết làm thế nào bây giờ?. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy núi Ba Thê vòi või xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò, Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Có lẽ chưa lúc nào Sứ yêu Hòn Đất oặn lòng như buổi sáng hôm nay, Tôi biết làm thế nào bây giờ?. Lúc quỳ trước cái chết lại là lúc chị thấy yêu hơn sự sống, yêu hơn mảnh đất chôn nhau mà bình minh giờ đang trải ra một ngày mới.

Lời kết

Tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức đã xây dựng những bức tượng đài về người du kích mạnh mẽ, kiên trung, làm ta thêm yêu mảnh đất, con người và biết trân trọng hòa bình trên đất nước. Cảm ơn nhà văn đã lưu lại những mảnh ghép của lịch sử để thế hệ sau hiểu được những gì cha ông đã trải qua.

Review sách: Review sách: Cánh đồng bất tận – vì đâu một nửa hồn tôi hóa dại khờ

Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé

Hòn Đất
(12 đánh giá)
63,200 đ79,000 đ -20%

Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK