Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 2 Tiếng việt Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 có đáp án !!

Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 có đáp án !!

Câu hỏi 1 :

Những thanh niên tình nguyện đã làm được việc gì tốt cho các em nhỏ? 


A. Dựng được một ngôi trường mới.



C. Bảo vệ sự bình yên của bản làng.


B. Tổ chức ngày hội cho các em.

D. Giúp dân bản khoẻ hơn.

Câu hỏi 2 :

Vì sao các bạn không phải băng rừng, lội suối đến trường nữa? 


A. Vì các bạn nhỏ không cần phải đi học nữa.



B. Vì đã có những con đường lớn và đẹp nối từ bản làng đến trường.


C. Vì đã có một ngôi trường mới nằm ngay cạnh bản.

D. Vì đã có các anh chị sinh viên tình nguyện đến tận nhà dạy cho các em nhỏ.

Câu hỏi 3 :

Ngôi trường mới có những gì? 


A. Lớp học, bảng đen, những cây bàng non.



B. Bàn ghế, bảng đen, sân chơi, những cây bàng non.


C. Ba lớp học, bàn ghế, bảng đen, sân chơi, những cây bàng non.

D. Lớp học, những cây bàng non, sân chơi.

Câu hỏi 4 :

Vì sao già làng gọi các anh chị thanh niên là “Thiên thần áo xanh”? 


A. Vì các anh chị đã làm được những điều tốt cho bản như các thiên thần đem lại niềm vui tốt lành đến cho mọi người.



B. Vì các anh chị đã giúp các em học sinh học giỏi hơn.


C. Vì các anh chị băng rừng, lội suối đến trường.

D. Vì các anh chị mang tiếng hát đến bản.

Câu hỏi 10 :

Trong khu rừng, người hát hay nhất là ai?


A. Sẻ.          


B. Cô giáo Hoạ Mi.             

C. Sơn Ca.                

D. Sơn Ca và Sẻ.

Câu hỏi 11 :

Sơn Ca luyện giọng vào lúc nào?


A. Vào buổi sáng sớm.



B. Vào những lúc trời sang mùa thu.


C. Vào lúc cây cối xào xạc.

D. Vào lúc suối chảy róc rách.

Câu hỏi 12 :

Nhờ đâu Sơn Ca có giọng hót hay tuyệt vời như vậy? 


A. Do Bác Mặt Trời và chị Mây Hồng tặng Sơn Ca.



B. Do cô giáo Hoạ Mi dạy Sơn Ca.


C. Do hàng ngày Sơn Ca chăm chỉ luyện giọng.

D. Do hàng ngày Sơn Ca dậy sớm và nghe tiếng cây cối xào xạc, suối chảy róc rách.

Câu hỏi 14 :

Câu chuyện khuyên em điều gì?


A. Câu chuyện khuyên chúng ta cần chăm chỉ, nỗ lực rèn luyện thì sẽ thành công.



B. Câu chuyện khuyên chúng ta cần đối xử tốt với mọi người xung quanh.


C. Câu chuyện khuyên chúng ta cần học tập thật giỏi và quan sát điều xung quanh.

D. Câu chuyện khuyên chúng ta cần nghe lời cô giáo.

Câu hỏi 18 :

Lúc đầu, Ho-bia đối xử như thế nào với cơm gạo?

A. Hơ-bia yêu quý cơm gạo.


B. Hơ-bia ân cần chăm sóc cơm gạo.


C. Hơ-bia khinh rẻ cơm gạo.

D. Hơ-bia lo lắng cho cơm gạo.

Câu hỏi 19 :

Biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ-bia cảm thấy như thế nào?


A. Hơ-bia cảm thấy vô cùng ân hận.



B. Hơ-bia thấy cơ thể bị mệt mỏi vì đói.


C. Hơ-bia thấy vui vì thóc gạo bỏ đi.

D. Hơ-bia buồn vì không có ai bên cạnh.

Câu hỏi 20 :

Vì sao thóc gạo bỏ Hơ-bia để đi vào rừng? 

A. Vì thóc gạo thích rủ nhau đi chơi.


B. Vì thóc gạo cảm thấy Hơ-bia luôn khinh rẻ mình nên tức giận bỏ đi.


C. Vì Hơ-bia bảo thóc gạo hãy đi thật xa để phát triển.

D. Vì Hơ-bia đuổi thóc gạo đi.

Câu hỏi 21 :

Vì sao sau đó, thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ-bia?


A. Vì thóc gạo thấy thương Hơ-bia không có gì để ăn.



B. Vì thóc gạo thấy nhớ Hơ-bia, sợ Hơ-bia ở nhà một mình vất vả.


C. Vì Hơ-bia đã biết nhận lỗi và chăm chỉ làm việc.

D. Vì Hơ-bia đã xin lỗi thóc gạo và gọi thóc gạo về.

Câu hỏi 23 :

Câu chuyện trên khuyên chúng ta điều gì? 


A. Phải coi thóc gạo như bạn bè của mình.



B. Phải ăn uống đủ chất để giữ gìn sức khoẻ.


C. Phải chăm chỉ làm việc và trân trọng những hạt gạo đã nuôi sống ta hàng ngày.

D. Phải chăm chỉ đạo củ, trồng bắp để ăn đủ chất thay cho cơm gạo.

Câu hỏi 26 :

Khỉ Con đã hứa gì với các bạn trước khi đi chơi?


A. Khỉ hứa mang quả thông về cho Sóc Đỏ, cỏ tươi cho Dễ Non, cà rốt cho Thỏ Xám.



B. Khỉ hứa sẽ mang thật nhiều quả thông về cho Dễ Non.


C. Khỉ hứa sẽ mang thật nhiều quả ngon về cho các bạn.

D. Khỉ hứa sẽ mang thật nhiều cỏ tươi về cho các bạn.

Câu hỏi 28 :

Bị gọi là “kẻ khoác lác” thái độ của Khỉ Con thế nào?


A. Nó rất buồn, nghĩ là mình không lừa dối ai nên không phải là “kẻ khoác lác”.



B. Khỉ rất bực tức, nghĩ các bạn đang chọc tức mình.


C. Khỉ con rất buồn, vì nghĩ các bạn đang xa lánh mình.

D. Khỉ con rất vui vì mình có biệt danh mới.

Câu hỏi 29 :

Vì sao khi Khỉ Con về nó bị gọi là “kẻ khoác lác”? 


A. Vì Khỉ Con mải vui chơi.



B. Vì đi chơi vui, nó quên hết lời hứa, chẳng mang gì về cho các bạn.


C. Vì Khỉ Con quên hết lời các bạn dặn.

D. Vì Khỉ Con hay khoe khoang.

Câu hỏi 30 :

Dòng nào viết đúng tên 5 bạn học sinh theo thứ tự bảng chữ cái? 


A. Dũng, Lan, Minh, Ngọc, Tú



B. Ngọc, Minh, Dũng, Tú, Lan


C. Dũng, Ngọc, Tú, Minh, Lan

D. Tú, Ngọc, Lan, Minh, Dũng

Câu hỏi 31 :

Khi Khỉ Con thắc mắc sao bị gọi là “kẻ khoác lác”, mẹ Khỉ bảo gì? 


A. Hứa mà không làm thì lời hứa cũng như lời nói khoác.



B. Vì con nói dối nên con giống như một kẻ khoác lác.


C. Vì con đã không giữ lời hứa, lừa dối mọi người.

D. Vì con hay khoe khoang.

Câu hỏi 32 :

Cách nói nào giống nghĩa với câu: “Em có ăn kẹo đâu.” 


A. Em có ăn kẹo.



B. Em đang ăn kẹo.


C. Em không ăn kẹo mà.

D. Em chưa bao giờ ăn kẹo.

Câu hỏi 36 :

Bé Chăm là người như thế nào? 


A. Chăm là một cô bé lười biếng.



B. Chăm là một cô bé chăm làm nhưng cũng hay chán việc.


C. Chăm là một cô bé chăm chỉ.

D. Chăm là một cậu bé ngoan, chăm chỉ làm việc nhà.

Câu hỏi 37 :

Bác thợ may đã may quần áo cho Chăm như thế nào?


A. Bác may xong chiếc áo rồi may đến chiếc quần.



B. Bác may xong chiếc quần rồi may đến chiếc áo.


C. Bác chỉ may được nửa cái áo và nửa cái quần.

D. Bác chỉ cắt xong vải rồi may áo với quần vào với nhau.

Câu hỏi 38 :

Câu chuyện khuyên em điều gì? 


A. Khi làm việc gì, chúng ta cũng phải làm đến nơi đến chốn.



B. Con cái phải biết vâng lời cha mẹ.


C. Trẻ em chỉ nên làm những việc mình yêu thích.

D. Chúng ta cần tập trung làm nhiều việc một lúc.

Câu hỏi 39 :

Từ nào dưới đây là từ chỉ sự vật? 


A. Quần áo            


B. Mới                

C. May                         

D. Bực tức

Câu hỏi 45 :

Ai đã làm vỡ bình hoa trong câu chuyện trên? 


A. Bé Minh Quân.



B. Minh Quân và bố.


C. Minh Quân và Mèo vàng.

D. Mèo vàng.

Câu hỏi 46 :

Thấy Mèo vàng bị phạt, Minh Quân đã làm gì? 


A. Minh Quân nằm ngủ trên giường êm ấm.



B. Minh Quân vùng dậy, đến bên bố và thú nhận tất cả sự thật.


C. Minh Quân không ngủ được, vùng dậy, đến bên bố và thú nhận tất cả rồi xin bố tha cho Mèo vàng.

D. Minh Quân chạy đến an ủi Mèo vàng và dặn Mèo vàng lần sau nhớ cẩn thận hơn.

Câu hỏi 47 :

Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì?


A. Chúng ta cần phải thương yêu loài vật hơn nữa.



B. Mỗi khi có lỗi, chúng ta cần biết dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.


C. Mỗi khi có lỗi, chúng ta chỉ cần xin lỗi là được.

D. Bố mẹ cần nghiêm khắc với con cái để dạy con cách sửa lỗi khi sai.

Câu hỏi 48 :

Tại sao bố không trách mắng mà còn khen Minh Quân?


A. Vì bố thấy Minh Quân dũng cảm đã trung thực và biết nhận lỗi sai của mình.



B. Vì chiếc bình đó không đáng tiền với bố.


C. Vì bố đã phạt Mèo vàng rồi nên không mắng Minh quân nữa.

D. Vì bố tin chắc chắn là do Mèo vàng làm vỡ bình.

Câu hỏi 53 :

Chuyện gì đã xảy ra với cậu bé? 


A. Cậu bé đi tắm sông và bị cá sấu tấn công.



B. Cậu bé đi tắm sông và bị mẹ đánh đòn.


C. Cậu bé đi tắm sông và bị đuối nước.

D. Cậu bé đi tắm sông và bị mất quần áo.

Câu hỏi 54 :

Khi thấy con gặp chuyện, người mẹ đã hành động như thế nào?


A. Bà sợ hãi vì con cá sấu quá to, bà chạy ra nhờ người giúp đỡ.



B. Bà lo lắng và nhảy xuống sông cứu con.


C. Bà hoảng sợ tột độ, vừa chạy hết sức ra sông vừa hét gọi con trai.

D. Bà cầm theo cây gậy và chạy ra chiến đấu với con cá sấu.

Câu hỏi 55 :

Người mẹ đã làm cách nào để cứu con mình? 


A. Người mẹ chộp lấy cây gậy và đánh liên tiếp vào đầu con cá sấu.



B. Người mẹ chộp lấy cánh tay của con và kéo con thật mạnh khỏi miệng cá sấu.


C. Người mẹ bảo con bám chắc vào cành cây và chạy đi gọi người đến kéo cậu bé lên.

D. Người mẹ ném sợi dây cho con và cùng bác nông dân kéo cậu bé lên.

Câu hỏi 57 :

Sau khi thoát khỏi miệng cá sấu, cậu bé nói nhớ mãi điều gì? 


A. Cậu nhớ mãi vết sẹo, vết cào xước do mẹ cậu dùng hết sức để kéo cậu lại.



B. Cậu nhớ mãi nỗi sợ hôm đó và không bao giờ đi tắm sông nữa.


C. Cậu nhớ mãi vết sẹo bị cá sấu cắn ở tay.

D. Cậu nhớ mãi công ơn của bác nông dân đã đánh đuổi cá sấu cho cậu.

Câu hỏi 61 :

Năm nay Chuyên bao nhiêu tuổi?


A. 10 tuổi              


B. 11 tuổi                   

C. 12 tuổi                      

D. 21 tuổi

Câu hỏi 62 :

Tại sao mới mười một tuổi, Chuyên đã phải chăm lo cho gia đình?


A. Vì bố Chuyên mất sớm.



B. Vì mẹ Chuyên mất sớm.


C. Vì Chuyên mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

D. Vì Chuyên phải nuôi em Cần.

Câu hỏi 63 :

Kể từ khi mẹ mất, Chuyên đã chăm lo cho gia đình như thế nào?


A. Đi chợ, nấu cơm, dậy sớm, pha mì, đưa đón em đi học.



B. Dậy sớm pha mì tôm, đưa em đi học, ra chợ bán hàng cho bố.


C. Đi chợ, nấu cơm, dọn nhà, bán hàng kiếm thêm tiền giúp bố.

D. Đưa em đi học, dạy em học bài, nấu cơm cho em ăn và dọn dẹp nhà cửa.

Câu hỏi 64 :

Qua câu chuyện trên, em thấy Chuyên là người như thế nào?


A. Chuyên là người con hiếu thảo, học giỏi, luôn giúp bố mẹ làm việc nhà.



B. Chuyên cố gắng học tập, biết nghe lời bố mẹ và yêu thương em.


C. Chuyên biết ý thức được mọi việc sau khi mẹ mất, là một người con gái đảm đang.

D. Chuyên là người đảm đang, sôi nổi trong mọi việc của lớp và rất thương em.

Câu hỏi 72 :

Lương Thế Vinh là ai?


A. Là Trạng nguyên thời xưa, giỏi tính toán.



B. Là một cậu bé rất nghịch ngợm, mải chơi.


C. Là một thanh niên ba mươi hai tuổi.

D. Là một tráng sĩ thời xưa.

Câu hỏi 76 :

Trong câu chuyện, có sự việc gì đặc biệt xảy ra?


A. Cậu bé Vinh làm đổ gánh bưởi của bà bán bưởi.



B. Cậu bé Vinh chơi bên gốc đa cùng các bạn.


C. Bà bán bưởi vấp ngã khiến bưởi lăn tung toé dưới đất.

D. Cậu bé Vinh nghĩ ra cách trồng quả bưởi to hơn.

Câu hỏi 80 :

Cậu bé Vinh đã thể hiện trí thông minh như thế nào?


A. Nhặt bưởi trên đường trả bà bán bưởi.



B. Nghĩ ra một trò chơi hay với quả bưởi.


C. Đổ nước vào hố để bưởi nổi lên.

D. Nghĩ ra cách mới làm to quả bưởi.

Câu hỏi 89 :

Mẹ Thắng ngồi làm việc vào lúc nào?


A. Vào sớm mùa đông lạnh.



B. Vào một đêm khuya.


C. Vào buổi chiều trời trở rét.

D. Vào mùa hè nóng bức.

Câu hỏi 91 :

Đọc hiểu (6 điểm)

Bài học đầu năm

Sang năm mới, Chuột Nhắt thêm một tuổi rồi. Chuột Nhắt vốn rất thích đi xe ô tô. Mặc dù đường đến công viên không xa lắm, nhưng khi chiếc xe buýt chở khách đến bến đỗ, Chuột Nhắt quyết định trèo lên xe. Song, bậc lên ô tô thì cao, mà cậu thì bé tí làm sao lên được? Cậu lay hoay một lát rồi chui tọt vào chiếc ủng của một bà hành khách đang lên xe. Xe chuyển bánh, Chuột ngồi vắt vẻo trên thành ghế, vừa không an toàn, vừa mất lịch sự. Mọi người lần lượt đưa tiền cho người phụ xe để mua vé. Chuột nhắt không có tiền, bí quá, nó liền nhảy ngay lên thành ghế nói thầm vào tai anh Tí Tô nhờ anh giúp đỡ. Anh Tí Tô quay lại nói với Chuột Nhắt:

- Thôi được, lần này anh cho tiền mua vé. Nhưng nhớ lần sau đi ô tô khách là phải mua vé đấy nhé!

Chuột Nhắt vâng dạ rối rít và nói:

- Cảm ơn anh. Em xin anh. Em nhớ lời anh dặn rồi ạ!

 Ô tô tới bến. Một lần nữa, Chuột Nhắt cảm ơn anh Tí Tô rồi phấn khởi xuống xe vào công viên chơi. Thế là, nhờ buổi đi chơi đầu năm, Chuột Nhắt lại biết thêm một điều rất bổ ích là đi xe ô tô chở khách là phải mua vé và ngồi ngoan ngoãn đúng chỗ. Nếu không sẽ bị mọi người chê cười, thậm chí, còn bị đuổi xuống xe nữa.

Bậc ô tô cao, làm cách nào Chuột Nhắt có thể lên được xe? (0,5 điểm)

A. Chuột Nhắt lấy đà, bật cao rồi nhảy lên xe.

B. Chuột Nhắt chui tọt vào chiếc ủng của một bà hành khách đang lên xe.

C. Chuột nhờ anh Tí Tồ bế lên xe.

D. Chuột nhảy lên vai anh Tí Tồ rồi lên xe.

Sưu tầm

Câu hỏi 93 :

Mẹ Thắng ngồi cặm cụi làm việc gì?


A. Mẹ cặm cụi vá lại chiếc áo cũ.



B. Mẹ khâu lại mấy chiếc cúc bị đứt.


C. Mẹ cố may xong tấm áo ấm cho Thắng.

D. Mẹ may cho Thắng chiếc quần mới.

Câu hỏi 97 :

Vì sao mẹ phải cố may xong chiếc áo trong đêm?


A. Vì ngày mai trời rét, mẹ muốn Thắng có thêm áo ấm để đi học.



B. Vì ngày mai là ngày khai giảng, mẹ muốn Thắng được mặc áo mới.


C. Vì ban ngày mẹ bận đi làm không may áo cho Thắng được.

D. Vì mẹ muốn Thắng có quần mới, không ngại với bạn bè.

Câu hỏi 104 :

Trong câu: “Chốc chốc, Thắng trở mình, mẹ dùng mũi kim, đắp lại chăn cho Thắng ngủ ngon.” có mấy từ chỉ hoạt động?


A. Hai từ.                   


B. Ba từ.                    

C. Bốn từ.                

D. Năm từ.

Câu hỏi 109 :

Đọc hiểu (8 điểm)

Gấu con bị sâu răng

Trong rừng có một chú Gấu con rất thích của ngọt. Mật ong, bánh, các loại kẹo, chú ăn bao nhiêu cũng chẳng chán. Một hôm, răng Gấu con đau nhức. Nó buồn bã ôm mặt khóc tu tu. Bao nhiêu bánh kẹo thơm ngon nhưng vì đau răng nên chẳng nhấm nháp được tí nào. Ở lớp học, cô giáo Sơn Dương luôn căn dặn học sinh:

- Sau khi ăn phải đánh răng, nhất là sau khi ăn đồ ăn ngọt!

Nhưng Gấu con chẳng chịu nghe lời. Nó bảo:

- Đánh răng trôi mất vị ngọt thì tiếc lắm!

Mẹ đưa Gấu con đến bệnh viện, bác sĩ Voi nói ngay:

- Răng cháu bị sâu hết cả rồi!

Gấu con ngạc nhiên nói:

- Cháu có ăn sâu bọ bao giờ đâu mà sâu lại cắn vào răng cháu?

 Bác sĩ Voi cười phá lên giải thích:

- Cậu bé ngốc ơi! Đó là do thức ăn, nhất là các loại bánh kẹo bám vào răng, không được đánh rửa sạch, lâu ngày sẽ biến thành “sâu đục thủng chân răng, làm răng đau nhức và có thể bị gãy hoặc lung lay.

Từ đó về sau, Gấu con đánh răng buổi sớm khi mới ngủ dậy, sau các bữa ăn, và trước khi đi ngủ và không dám ăn nhiều kẹo nữa.

Sưu tầm

 

Gấu con trong chuyện thích gì? (0,5 điểm)

A. Gấu con thích ăn hoa quả và uống nước ngọt.

B. Gấu con thích ăn kẹo và uống sữa.

C. Gấu con thích ăn của ngọt: mật ong, bánh, kẹo...

D. Tất cả đáp án trên.

Câu hỏi 118 :

Chiếc lá non luôn ước mong điều gì?


A. Lá non ước mong mình sẽ to lớn và mạnh mẽ như anh chị.



B. Lá non luôn mong muốn bay được lên trên trời cao.


C. Lá non muốn bứt ra khỏi cành cây để phát triển thành một cây mới.

D. Lá non muốn bay theo những cơn mưa mát mẻ.

Câu hỏi 124 :

Chuyện gì đã sảy ra với chiếc lá non?


A. Một cơn giông bão ập đến và làm bật gốc cây khiến lá non ngã xuống đất bẩn.



B. Một cơn mưa rào ập xuống ném tới tấp vào cây làm lá non tan nát.


C. Một trận nắng chói chang làm lá non héo khô.

D. Một cơn giông bão ập đến và cuốn lá non bay đi.

Câu hỏi 126 :

Tính cách bướng bỉnh đã khiến lá non chịu hậu quả như thế nào?


A. Lá non bay cao lên bầu trời và không trở lại với anh chị được nữa.



B. Lá non bị mưa ném tới tấp, sau đó rơi xuống dòng suối và rách nát tả tơi.


C. Lá non bị mưa ném tới tấp, sau đó rơi xuống cống và mọc thành một cây mới.

D. Lá non bay lên cao và rơi xuống một cây to hơn.

Câu hỏi 148 :

Tai nạn gì xảy ra khiến khuôn mặt của chú Đan trở thành xấu xí?


A. Chú bị một tai nạn xe hơi.



B. Dòng điện cao thế bị chập phóng thẳng vào cơ thể chú.


C. Chú bị tai nạn khi leo núi.

D. Chú bị ngã khi đang sửa điện khiến khuôn mặt biến dạng.

Câu hỏi 151 :

Cô con gái nhỏ đã làm gì để giúp cha?


A. Hết mực yêu thương cha, luôn động viên và vui đùa cùng cha.



B. Hết mực yêu thương cha, luôn vuốt ve và hôn lên khuôn mặt biến dạng của cha.


C. Cô bé rất buồn và sợ hãi nhưng vẫn cố động viên người cha.

D. Cô bé rất buồn và sợ hãi khi phải nhìn vào khuôn mặt kinh dị của cha.

Câu hỏi 156 :

Câu chuyện đã giúp ta hiểu được điều gì?


A. Tình yêu cha mẹ dành cho con luôn là món quà quý giá nhất.



B. Tình yêu của con là liều thuốc thần kì giúp người cha vượt qua nỗi đau.


C. Tình yêu người cha dành cho con luôn trọn vẹn trong mọi hoàn cảnh.

D. Tình yêu của con cái dành cho cha mẹ khiến cha mẹ yên tâm làm việc hơn.

Câu hỏi 160 :

Nối
Media VietJack

Câu hỏi 177 :

Đọc hiểu (7 điểm)

Mẹ luôn bên con

Ron là một cậu bé 15 tuổi, học lớp 10. Hôm đó là ngày diễn ra trận bóng đá đầu tiên có cậu tham gia. Vô cùng phấn khởi, cậu mời mẹ tham dự. Bà hứa sẽ có mặt ở đó cùng vài người bạn. Khi trận đấu kết thúc, bà chờ ở phía ngoài phòng thay đồ để chở Ron về nhà.

“Mẹ thấy trận đấu thế nào? Mẹ có thấy ba cú chuyền bóng mà đội con đã thực hiện xuyên qua hàng rào phòng thủ chắc chắn của đối phương không? Mẹ có thấy sau sự lúng túng ở hiệp một, đội con đã lấy lại bình tĩnh?” - Ron hỏi. Mẹ cậu trả lời: “Ron thật cừ. Con đã có mặt ở đó, và mẹ tự hào về cái nhìn kiêu hãnh của con. Con đã kéo vớ lên đầu gối cả thảy 11 lần trong suốt trận đấu. Mồ hôi con đổ đầm đìa, con đã phải uống nước 8 lần, hắt nước lên mặt 2 lần. Mẹ thật sự thích cái cách con vỗ vai cầu thủ số 19, số 5 khi họ rời sân.”

“Mẹ, làm thế nào mẹ biết tất cả những điều đó? Sao mẹ lại cho rằng con rất cừ? Con thậm chí còn không được ra sân thi đấu.” - Ron bất ngờ.

Mẹ cậu cười, ôm cậu vào lòng: “Ron, mẹ không biết gì về bóng đá cả. Mẹ không đến đây để xem trận đấu. Mẹ đến để quan sát con mà, con thương yêu. Cố lên ở những lần sau, con nhé!”.

Sưu tầm

 

Cậu bé Ron có cảm xúc như thế nào khi được tham gia trận đấu? (0,5 điểm)

A. Ron vui mừng, phấn khởi và mời mẹ tham dự.

B. Ron buồn vì không được đá chính.

C. Ron rất hào hứng và lo lắng khi trận đấu sắp diễn ra.

D. Ron sợ hãi mình đá không tốt.

Câu hỏi 199 :

Bạn nhỏ trong chuyện có kho báu gì?


A. Một tủ toàn đồ chơi rất đẹp.



B. Những cuốn truyện bố mẹ mang về.


C. Một con lợn đất đầy tiền xu.

D. Một giá sách rất nhiều truyện mới.

Câu hỏi 201 :

Do đâu bạn nhỏ có được kho báu đó?


A. Do bạn bè tặng.



B. Do bạn nhỏ mua từ tiền mừng tuổi của mình.


C. Do bố mẹ bạn tặng trong những dịp sinh nhật.

D. Do bố mẹ bạn dày công sưu tầm.

Câu hỏi 202 :

Những chi tiết nào thể hiện tình yêu của bố mẹ dành cho bạn nhỏ?


A. Cặm cụi cắt dán, dịch những quyển truyện cho con.



B. Bố mẹ ăn rau, dành thịt cá cho con, dành tiền để mua quyển sách mà con thích.


C. Trong lúc khó khăn, bố mẹ đã không để cho bạn nhỏ cảm thấy mình bị thiếu thốn.

D. Cả ba chi tiết trên đều thể hiện tình yêu thương của bố mẹ dành cho bạn nhỏ.

Câu hỏi 203 :

Bạn nhỏ cảm thấy như thế nào về những gì bố mẹ dành cho mình?


A. Bạn nhỏ cảm nhận sự quan tâm, yêu thương và hi sinh mà bố mẹ dành cho mình.



B. Bạn nhỏ cảm nhận được sự ấm no của gia đình.


C. Bạn nhỏ cảm nhận được sự thiếu thốn, nghèo khó của gia đình.

D. Bạn nhỏ cảm thấy thật hạnh phúc vì được bố mẹ chiều chuộng, nuông chiều.

Câu hỏi 204 :

Chọn từ thích hợp để hoàn thành câu sau:

Những quyển sách của bạn nhỏ rất .......


A. Diệu kì                


B. Kì thú                 

C. Bóng lộn                  

D. Đáng quý

Câu hỏi 210 :

Đọc hiểu (8 điểm)

Biết ơn thầy cô

Thầy cô là người dìu dắt em từ những năm đầu tiên của cuộc đời đi học. Thầy cô đã chắp cánh cho em những ước mơ về sự thành đạt, về công danh, sự nghiệp và cả niềm tin mãnh liệt của cuộc đời. Những điều hay lẽ phải, những nét đẹp trong tâm hồn của con người đều được khởi nguồn từ thầy cô. Thầy cô đã dành một phần cuộc đời mình để trau dồi, dẫn dắt học sinh từng bước đi trên con đường còn bao chông gai phía trước. Cho dù phải thức khuya, dậy sớm để soạn giáo án, những bài giảng hay nhưng thầy cô vẫn mỉm cười. Dù ngày qua ngày, các thầy cô luôn luôn hết lòng tận tụy với học sinh, bởi vì trong trái tim họ chỉ có duy nhất một khao khát uốn nắn dạy lớp trẻ hôm nay thành người. Nhớ lắm tà áo thướt tha của cô, dáng đi nghiêm trang của thầy.

Một năm trôi qua, chúng em phải chào tạm biệt những người thầy, người cô để bước tiếp sang lớp mới, học thêm những kiến thức mới.

Sưu tầm

Mong muốn, khao khát của thầy cô trong đoạn văn trên là gì? (0,5 điểm)

A. Mong học sinh của mình phải thật thành công và giàu có.

B. Mong học sinh phải yêu thương thầy cô.

C. Mong muốn khao khát uốn nắn dạy lớp trẻ thành người.

D. Mong muốn khao khát học sinh luôn phải nhớ công ơn của mình.

Câu hỏi 216 :

Nối: (1 điểm)

Câu hỏi 219 :

Nối: (1 điểm)

Nối:  (ảnh 1)

Câu hỏi 237 :

hiểu (8 điểm)

Niềm vui từ bát canh cải

Xem tivi thấy các chú bộ đội đảo Trường Sa trồng rau trong khay gỗ, bé Mai thích lắm nói với bố: “Con muốn được trồng rau như các chú bộ đội”.

Chiều hôm sau, bố mang về cho Mai một bao đất và gói nhỏ hạt rau. Bố cho đất vào hai cái chậu nhựa hỏng rồi hướng dẫn Mai làm đất cho tơi xốp và gieo hạt. Biết Mai chưa biết cách chăm sóc cho hạt nảy mầm, mẹ dừng tay vo gạo nói: “Tưới nhiều nước hạt cải không nảy mầm được. Tưới rau cũng như tưới hoa, ngày tưới hai lần vào buổi sáng và buổi chiều. Tưới nhẹ tay vừa nước cho đất ẩm là được”. Nghe lời mẹ, Mai chăm chỉ ngày tưới hai lần và hồi hộp chờ đợi hạt cải nảy mầm. Mấy ngày sau Mai thấy ở kẽ nứt của hạt cải có một mầm trắng. Hôm sau nữa hạt cải nảy mầm, thân cải nhỏ và trắng đội đất nhô lên. Được chăm sóc chu đáo cải lớn nhanh như thổi, chẳng bao lâu là cải xanh rờn xòe kín cả chậu.

Vào một ngày chủ nhật mẹ làm bữa ăn tươi. Mai cùng mẹ cắt tỉa những lá cải. Cùng với các món ăn khác, bát canh cải nấu với thịt nạc thêm chút gừng tỏa mùi thơm ngát, ngọt ghê. Mẹ bảo: “Ngon nhất là bát canh cải nấu bằng rau do Mai chăm sóc”. Mai sung sướng lắm.

Sưu tầm

 

Trong câu chuyện trên Mai nói với bố điều gì? (0,5 điểm)

A. Mai thích được bố mua cho quần áo đẹp.

B. Mai muốn được trồng rau như các chú bộ đội.

C. Mai thích được bố cho đi du lịch.

D. Mai thích bố cho đi câu cá.

Câu hỏi 278 :

Nối: (1,5 điểm)

Nối: (1,5 điểm) Con vật lưỡng cư Con vật dưới nước (ảnh 1)

Câu hỏi 292 :

Nối: (1 điểm)

Nối: (1 điểm) 10 tuổi 3 tháng tuổi 4 tuổi 8 tuổi  (ảnh 1)

Câu hỏi 319 :

Nối: (1 điểm)

Nối: (1 điểm) kéo cừu mào  (ảnh 1)

Câu hỏi 337 :

Đọc hiểu (6 điểm)

Gà Trống và Vịt Bầu

Gà Trống và Vịt Bầu là đôi bạn rất thân. Gà Trống tính tình kiêu căng, còn Vịt Bầu thì hiền lành, ngoan ngoãn và tốt bụng. Một hôm, hai bạn xin phép bố mẹ rủ nhau đi chơi. Bố mẹ của hai bạn dặn rằng: “Các con đi chơi hoặc đi đâu, muốn làm một việc gì đó thì phải suy nghĩ thật kỹ rồi mới làm nhé!”. Hai bạn vừa đi vừa chuyện trò ríu rít. Đến một khúc sông rộng, Vịt Bầu rủ Gà Trống sang bờ bên kia chơi. Gà Trống nhìn thoáng qua rồi nói lời đồng ý. Vịt Bầu nghe Gà Trống nói, chợt nhớ lời mẹ dặn nên trả lời:

- Khúc sông rộng thế này, mình thì bơi được, còn bạn thì biết làm sao? Bạn không nhớ lời bố mẹ dặn à?

Vịt Bầu chưa kịp ngăn chặn bạn thì Gà Trống đã vỗ cánh bay vèo. Đến giữa sông, Gà Trống mỏi cánh quá không thể bay nữa bị rơi tõm xuống sông. Gà Trống kêu thất thanh nhờ Vịt Bầu giúp. Vịt Bầu vội bay ra giữa sông để cứu Gà Trống. Nhưng Gà Trống vừa to và nặng. Cũng may lúc đó có bác Ngỗng Nâu bơi tới và đưa Gà Trống lên bờ. Được Vịt Bầu và bác Ngỗng Nâu cứu sống, Gà Trống ân hận lắm. Từ đó, Gà Trống bỏ được tính kiêu căng và luôn nhớ lời mẹ dặn.

Sưu tầm

 

Gà Trống và Vịt Bầu có tính tình như thế nào? (0,5 điểm)

A. Gà Trống hiền lành, Vịt Bầu kiêu ngạo.

B. Gà Trống kiêu căng, Vịt Bầu ngoan hiền.

C. Cả hai đều ngoan hiền.

D. Cả hai đều kiêu căng vì là đôi bạn thân.  

Câu hỏi 350 :

Đọc hiểu (8 điểm)

Quà tặng mẹ

Ngày mai là sinh nhật mẹ đấy! Bố thì thầm với bé Nhi. Vui quá, chợt bé Nhi nhớ ra: “Đúng rồi, mẹ thích hoa! Sinh nhật mẹ năm ngoái, bố cũng tặng hoa cho mẹ”. Nhi chạy đi tìm ông để hỏi xin hạt giống hoa. Ông ngạc nhiên lắm, không hiểu Nhi định làm gì nhưng ông cũng đành chiều cháu gái. Nhi gieo hạt vào cái cốc nhựa cũ đựng đầy đất và tưới nước như ông vẫn làm, cô bé tưởng tượng ra những hạt giống sáng mai sẽ nảy mầm và cây sẽ nở những bông hoa đẹp. Sáng hôm sau, Nhi dậy thật sớm rồi reo lên:

- Con chúc mừng sinh nhật mẹ! Con có quà tặng mẹ đây!

Vừa nói Nhi vừa chạy đi lấy chiếc cốc đã gieo hạt, nhưng chẳng có bông hoa nào nở cả. Nhi không có những bông hoa tự tay trồng để tặng mẹ rồi. Nhi buồn lắm. Biết chuyện mẹ cảm động ôm Nhi vào lòng. Mẹ giảng cho Nhi hiểu từ cái hạt gieo xuống đất nảy mầm, đâm chồi, kết lá, trổ hoa phải có thời gian và công sức chăm sóc. Sau đó, mẹ thơm lên má Nhi:

- Con biết không? Con chính là bông hoa đẹp nhất, là món quà ý nghĩa nhất tặng mẹ hôm nay đấy!

Sưu tầm

 

Vì sao Nhi muốn tặng mẹ hoa nhân ngày sinh nhật của mẹ? (0,5 điểm)

A. Vì Nhi thấy những bông hoa hồng, hoa cúc của ông nở thật là đẹp.

B. Vì Nhi thích những bông hoa đẹp nên muốn trồng hoa tặng mẹ.

C. Vì mẹ thích hoa, năm ngoái bố cũng tặng hoa cho mẹ.

D. Vì Nhi thấy hoa là món quà ý nghĩa nhất đối với mẹ.

Câu hỏi 362 :

Vì sao người ta gọi chú chó là “Chú chó chăn cừu”?


A. Vì ở nước Mỹ không ai đặt tên cho con vật.



B. Vì những chó chăn cừu thường không có tên riêng.


C. Vì chủ của chú đã qua đời, không ai biết tên chú là gì.

D. Vì chủ của chú đặt tên cho chú là “Chú chó chăn cừu”.

Câu hỏi 363 :

Vì sao ông chủ của chú chó qua đời mà không ai biết?


A. Vì ông mất đột ngột, trang trại của ông lại nằm tách biệt.



B. Vì trại chăn nuôi gia súc của ông không cho ai tới thăm.


C. Vì chú chó không báo cho ai tin đó.

D. Vì trước khi mất ông chủ không muốn cho ai biết.

Câu hỏi 364 :

Vì sao người ta ngạc nhiên vì những gì chú chó chăn cừu đã làm?


A. Vì suốt 2 năm không có chủ, chú vẫn chăn dắt đàn cừu.



B. Vì suốt 2 năm không có đồ ăn mà chú không ăn thịt cừu.


C. Vì suốt 2 năm sau khi người chủ chết, chú vẫn được nhận nuôi ở trang trại.

D. Cả đáp án A và B.

Câu hỏi 365 :

Câu chuyện nói lên điều gì về chú chó chăn cừu?


A. Chú biết cách chăm cho đàn cừu béo tốt, mập mạp.



B. Chú trung thành, tận tụy với công việc mà chủ đã giao.


C. Suốt 2 năm không có gì ăn mà chú không ăn thịt cừu.

D. Chú chó rất trung thành với đàn cừu, luôn phục vụ đàn cừu chu đáo.

Câu hỏi 370 :

Dòng nào nêu đầy đủ nhất về sự giống nhau của hai anh em?


A. Là anh em sinh đôi, rất hay mặc quần áo giống nhau.



B. Là anh em sinh đôi, cao bằng nhau, giống nhau và mặc quần áo cùng màu và kiểu.


C. Là hai anh em, hay mặc quần áo cùng màu, cùng kiểu.

D. Là hai anh em, cao bằng nhau, mặc quần áo giống nhau.

Câu hỏi 371 :

Người bác chia kẹo cho hai anh em như thế nào?


A. Chia cho hai anh em mỗi người một gói.



B. Chia cho hai anh em mỗi người 5 chiếc.


C. Chia cho người em 3 chiếc, người anh 5 chiếc.

D. Chia cho một cháu một gói kẹo, cháu còn lại 5 chiếc kẹo.

Câu hỏi 372 :

Vì sao người bác biết Hùng là anh của Tùng?


A. Vì Hùng cao hơn Tùng.



B. Vì Hùng giới thiệu cho bác biết.


C. Vì bác thấy Hùng đã đưa gói kẹo của mình nhường cho Tùng để lấy 5 chiếc kẹo. Hùng đã nhường nhịn Tùng chứng tỏ Hùng là anh.

D. Vì mẹ của hai bạn đã phân biệt giúp bác khi bác đến.

Câu hỏi 373 :

Vì sao Hùng bằng tuổi Tùng nhưng lại xứng đáng làm anh?


A. Vì Hùng nhường nhịn và chia sẻ với em.



B. Vì Hùng được bác khen.


C. Vì Hùng được bác chia cho cả túi kẹo.

D. Vì Hùng đã nhận được ít kẹo hơn.

Câu hỏi 377 :

Thầy giáo mới là người như thế nào?


A. Thầy giáo mới luôn tươi cười, như một người bạn thân thiết, tin cậy.



B. Thầy rất nghiêm nghị và không cười.


C. Thầy rất gầy và luôn nở nụ cười tươi.

D. Thầy là người bạn thân thiết, tin cậy từ năm lớp Một.

Câu hỏi 378 :

Vì sao bạn nhỏ thấy nhớ thầy giáo lớp Một của mình?


A. Vì thầy giáo lớp Một là người thầy tốt, hay cười, thân thiết, tin cậy với bạn nhỏ.



B. Vì thầy giáo lớp Một là một người tốt, gầy nhưng dạy dỗ bạn nhỏ nghiêm khắc.


C. Vì sự nghiêm khắc của thầy đã giúp bạn nhỏ học tốt.

D. Vì thầy luôn bao dung, che chở cho bạn nhỏ khi bạn mắc lỗi.

Câu hỏi 379 :

Bạn nhỏ có cảm xúc, suy nghĩ gì sau ngày đầu tiên trở lại trường ?


A. Bạn cảm thấy ngôi trường không còn đẹp như năm trước.



B. Bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản với nhiều bài tập và bài kiểm tra.


C. Bạn cảm thấy nhớ mẹ, không muốn đến trường và muốn về nhà với mẹ.

D. Bạn cảm thấy yêu thích ngôi trường vì người thầy năm nay rất nghiêm khắc.

Câu hỏi 385 :

Lúc đi học về, Loan nhận được tin gì?

A. Bà bị cảm cúm sơ sơ.


B. Bà bị ốm phải đi cấp cứu ở viện.


C. Bố và mẹ lên bệnh viện chăm bà.

D. Bà bị ốm nhưng đã tỉnh lại.

Câu hỏi 386 :

Tại sao suốt đêm hôm đó mẹ và Loan ít ngủ?


A. Mẹ và Loan thương bà, lo cho bà.



B. Mẹ và Loan chưa nhận được tin về bà.


C. Mẹ và Loan sợ không ai chăm sóc bà.

D. Mẹ và Loan sợ bà không tỉnh lại.

Câu hỏi 387 :

Khi bà vắng nhà, cảm giác của Loan như thế nào?


A. Các ngọn mướp cứ ngóc đầu lên chờ đợi được bàn tay tưới tắm.



B. Nhìn vào đâu, sờ vào cái gì cũng thấy thiếu bà.


C. Mới vắng bà có mấy ngày mà đàn gà cứ ngơ ngác.

D. Nhớ những lúc bà kể chuyện cho Loan nghe.

Câu hỏi 389 :

Chọn từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu:

Chú chó phi như ......., chặn đầu đàn cừu, lùa chúng trở về trang trại.


A. sóc                      


B. cáo                      

C. lợn                            

D. bay

Câu hỏi 395 :

Già làng Voi tức giận vì điều gì?


A. Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng.



B. Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng.


C. Cá Sấu đến uống hết nước ở hồ nước của buôn làng.

D. Cá Sấu đến sống ở hồ nước, làm bẩn hồ nước của buôn làng.

Câu hỏi 396 :

Già làng Vòi làm gì để đánh đuổi Cá Sấu khỏi hồ nước?


A. Gọi Cá Sấu đến nhà chơi và đánh đuổi cá sấu khỏi hồ nước.



B. Nhử Cá Sấu lên bờ để dân làng dễ dàng đánh bại.


C. Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại.

D. Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại.

Câu hỏi 397 :

Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có?


A. Do dấu chân của người dân ở đó tạo nên.



B. Do dấu chân già làng Voi khi đánh nhau với Cá Sấu và vết kéo gỗ tạo thành.


C. Do dấu chân Cá Sấu khi đánh nhau với già làng Voi và dấu vết trận đánh tạo thành.

D. Do dấu chân dân làng và chân muông thú sau trận đánh tạo thành.

Câu hỏi 399 :

Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có cái gì?


A. Sông hồ                 


B. Ao hồ                

C. Kênh rạch             

D. Mương máng

Câu hỏi 404 :

Sinh nhật Ly có điều gì bất ngờ?


A. Ly được mẹ tặng cho một món quà rất đẹp.



B. Ly được anh Dũng tặng cho một bó hoa.


C. Ly được anh Dũng tặng cho một gói quà nhỏ, bọc giấy hoa.

D. Ly được bố tặng cho một gói quà nhỏ, bọc giấy hoa.

Câu hỏi 405 :

Khi nhận được món quà của anh Dũng, Ly cảm thấy thế nào?


A. Ly bất ngờ và nhận món quà.



B. Ly mừng quýnh, run run mở món quà và rất bất ngờ vì đó là cuốn sách mà Ly rất thích nhưng chưa dám hỏi xin tiền mẹ mua.


C. Ly rất xúc động và khóc òa lên.

D. Ly mừng quýnh, khóc òa lên và nhận món quà.

Câu hỏi 406 :

Dũng lấy đâu ra tiền mua quà cho Ly?


A. Dũng xin tiền mẹ mua quà cho Ly.



B. Dũng lấy tiền mừng tuổi để mua quà cho Ly.


C. Dũng đã nhịn ăn sáng trong suốt một tuần để lấy tiền mua quà cho Ly.

D. Dũng đã tích góp trong nhiều tháng để mua quà cho Ly.

Câu hỏi 407 :

Em nghĩ gì về tình cảm của anh Dũng dành cho em Ly?


A. Anh Dũng luôn muốn mang lại điều bất ngờ cho em gái.



B. Anh Dũng rất nhớ em gái.


C. Anh Dũng rất quan tâm và yêu thương em gái.

D. Anh Dũng rất chiều chuộng em gái.

Câu hỏi 408 :

Trong câu: “Trong suốt cả tuần qua, anh Dũng nhịn ăn xôi - những gói xôi thơm phức, ngon lành, có cột dây thun đỏ.” Các từ chỉ đặc điểm là:


A. Thơm phức, ngon lành.



B. Thơm phức, ngon lành, đỏ.


C. Xôi, thơm phức, ngon lành, đỏ.

D. Nhịn ăn, gói xôi thơm, dây thun đỏ.

Câu hỏi 412 :

Tác giả gặp voi non trong tình trạng như thế nào?


A. Voi non bị lạc trong rừng sâu.



B. Voi non bị sa xuống hố sâu.


C. Voi non bị thụt xuống đầm lầy.

D. Voi non bị thợ săn đuổi bắt.

Câu hỏi 413 :

Tác giả đã nhờ ai giúp sức kéo voi non lên bờ?


A. Nhờ năm người quản tượng đến giúp sức kéo voi lên bờ.



B. Nhờ năm người dân trong bản kéo voi lên.


C. Nhờ năm người có cơ bắp, lực lưỡng kéo voi lên.

D. Nhờ voi mẹ kéo voi con lên.

Câu hỏi 414 :

Vài năm sau vào buổi sáng, tác giả ngạc nhiên vì gặp chuyện gì lạ?


A. Gỗ mới đốn đã được đưa về gần nhà.



B. Gỗ mới đốn đã có người lấy mất đi.


C. Gỗ mới đốn đã bị voi khuân đi mất.

D. Gỗ mới đốn đã bị voi đánh gẫy.

Câu hỏi 415 :

Từ nào dưới đây có thể thay cho từ khiêng trong câu “Tôi ra rình, thấy hai con voi lễ mễ khiêng gỗ đến.”?


A. Vác                 


B. Cắp                     

C. Khênh                         

D. Đẩy

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK