Người sáng lập ra nhà Lý là
A. Lê Hoàn.
B. Lý Thường Kiệt.
C. Sư Vạn Hạnh.
D. Lý Công Uẩn.
Ý nào dưới đây không phải là việc làm của Lý Công Uẩn sau khi thành lập triều Lý?
A. Đặt niên hiệu là Thuận Thiên.
B. Quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long, Hà Nội).
C. Xây dựng các cung điện ở khu vực trung tâm của kinh thành.
D. Đổi tên nước là Đại Việt.
Kinh thành Thăng Long gồm
A. Cấm thành, Hoàng thành, La thành.
B. Cấm thành, Hoàng thành.
C. La thành, Cấm thành.
D. Tử Cấm thành, Hoàng thành, La thành.
Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa sự kiện dời đô từ Hoa Lư về Đại La của Lý Công Uẩn?
A. Khẳng định vị thế của Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử dân tộc.
B. Tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.
C. Mở ra thời kì mới trong sự phát triển của dân tộc.
D. Góp phần xây dựng quốc gia thống nhất.
Ý nào dưới đây không phải là chính sách của nhà Lý trong việc xây dựng quân đội?
A. Xây dựng quân đội với kỉ luật nghiêm minh, huấn luyện chu đáo.
B. Xây dựng quân đội với hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
C. Quân đội được trang bị nhiều vũ khí hiện đại.
D. Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.
Bộ luật được ban hành năm 1042 dưới thời Lý là
A. Hình thư.
B. Quốc triều hình luật.
C. Hình luật.
D. Hoàng Việt luật lệ.
Ý nào dưới đây không phản ánh đúng về chính sách đối ngoại của nhà Lý?
A. Giữ quan hệ hoà hiếu với nhà Tống.
B. Cho nhân dân hai bên biên giới qua lại tự do.
C. Đưa quan hệ giữa Đại Việt với Chăm-pa trở lại bình thường.
D. Chấm dứt quan hệ bang giao với nhà Tống.
Hằng năm, các vua Lý thường về các địa phương làm lễ tịch điền nhằm mục đích gì?
A. Khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp.
B. Quản lí việc sản xuất nông nghiệp.
C. Đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang.
D. Góp phần nâng cao uy tín của nhà vua, triều đình.
Nhà Lý lập nơi trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài ở nhiều nơi, trong đó có
A. kinh thành Thăng Long.
B. cảng biển Vân Đồn.
C. Phố Hiến.
D. Thanh Hà.
Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tư tưởng - tôn giáo thời Lý?
A. Phật giáo được các vua Lý tôn sùng và truyền bá rộng rãi trong nhân dân.
B. Nho giáo bắt đầu được mở rộng.
C. Nho giáo chưa có vai trò trong đời sống xã hội.
D. Đạo giáo được truyền bá, kết hợp với các tín ngưỡng dân gian.
Em hãy tìm hiểu và lí giải vì sao Lý Công Uẩn lại được tôn lên làm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh mất.
a) Em hãy trình bày ý nghĩa của việc xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám, qua đó thể hiện truyền thống nào của dân tộc?
Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).
Copyright © 2021 HOCTAPSGK