Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 Vật lý Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Lê Văn Lương

Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Lê Văn Lương

Câu hỏi 1 :

Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là sự bay hơi?

A. Quần áo sau khi giặt được phơi khô.

B. Lau ướt bảng, một lúc sau bảng sẽ khô.

C. Mực khô sau khi viết.

D. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây.

Câu hỏi 2 :

Đặc điểm nào sau đây là của sự bay hơi?

A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.

B. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng.

C. Xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ.

D. Chỉ xảy ra đối với một số ít chất lỏng.

Câu hỏi 3 :

Không được làm việc nào sau đây khi làm thí nghiệm kiểm tra xem tốc độ bay hơi của một chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt độ hay không?

A. Dùng hai đĩa giống nhau.

B. Đặt hai đĩa đựng cùng một lượng chất lỏng vào cùng một nơi.

C. Dùng hai đĩa đựng hai chất lỏng khác nhau.

D. Chỉ làm nóng một đĩa.

Câu hỏi 4 :

Ở đầu phía trên của nhiệt kế thủy ngân (hay nhiệt kế rượu) thường được phình ra (có tài liệu gọi là khoảng trống an toàn). Vậy khoảng này dùng để:

A. Chứa không khí.

B. Chứa thủy ngân (hoặc chứa khí còn dư trong ống; khi hút chân không chưa hết) khi nở nhiều quá để bảo vệ nhiệt kế khỏi bị bể.

C. Tạo mỹ quan cho nhiệt kế.

D. Chứa thủy ngân ở nhiệt độ thường

Câu hỏi 5 :

Khi sử dụng nhiệt kế y tế, việc làm đầu tiên là:

A. Cầm thân nhiệt kế vẩy mạnh, để thủy ngân hoàn toàn tụt xuống bầu.

B. Lau sạch (khử trùng) trước khi sử dụng.

C. Quan sát và ghi chữ số của mực thủy ngân ban đầu trong ống.

D. Chú ý giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế.

Câu hỏi 6 :

Khi đun băng phiến, ta nhận thấy trong lúc băng phiến đang nóng chảy thì...

A. Nhiệt độ tiếp tục tăng dần.

B. Nhiệt độ không thay đổi.

C. Nhiệt độ giảm dần.

D. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu hỏi 7 :

Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ...

A. Trạng tháỉ lỏng sang trạng thái rắn.

B. Trạng thái rắn sang trạng thái lỏng.

C. Trạng thái lỏng sang trạng thái khí.

D. Trạng thái khí sang trạng thái lỏng.

Câu hỏi 8 :

Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng nóng chảy.

A. Nước đá đang tan.

B. Bơ chảy ra khi gặp thời tiết nóng.

C. Tầng Ozone thủng, băng ở Nam cực đang tan dần.

D. Cả 3 hiện tượng trên đều là hiện tượng nóng chảy.

Câu hỏi 9 :

Một vật ở thể rắn có thể tích V1, sau khi nóng chảy có thể tích V2. Kết luận nào sau đây là đúng

A. V1 luôn lớn hơn V2

B. V1 luôn luôn nhỏ hơn V2.

C. V1 = V2.

D. Chưa thể khẳng định được.

Câu hỏi 10 :

Quan sát đường biểu diễn sự nóng chảy của băng phiến, đường biểu diễn trong giai đoạn nóng chảy là:

A. Đường thẳng.

B. Đường thẳng nằm ngang.

C. Đường thẳng nằm xiên.

D. Đường cong.

Câu hỏi 11 :

Sau giai đoạn nóng chảy, nếu tiếp tục đun nữa thì...

A. Nhiệt độ tiếp tục tăng.

B. Nhiệt độ bắt đầu giảm.

C. Nhiệt độ tiếp tục không thay đổi.

D. Tùy theo chất rắn đó là gì.

Câu hỏi 12 :

Nước nóng chảy ở nhiệt độ:

A. 0oC

B. 100oC

C.  80oC

D. 10oC

Câu hỏi 13 :

Câu nào sau đây không đúng sự nóng chảy:

A. Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của một tinh chất.

B. Mỗi tinh chất khác nhau thường có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

C. Nhiệt độ mà tại đó chất rắn bắt đầu nóng chảy được gọi là nhiệt độ nóng chảy.

D. Trong suốt quá trình nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy luôn luôn thay đổi.

Câu hỏi 14 :

Người ta lấy nhiệt độ của nước đá đang tan làm mức đo nhiệt độ (nhiệt giai Celsius) vì:

A. Không thể làm nước lạnh thêm được nữa.

B. Nhiệt độ của nước đá đang tan (0oC) không đổi trong suốt quá trình tan.

C. Vì thực tế nước đã đông ở 0oC.

D. A và C đúng.

Câu hỏi 15 :

Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng nóng chảy:

A. Đốt một ngọn đèn dầu.

B. Đốt một ngọn nến.

C. Đốt cháy một mảnh bao nilon.

D. Rót nước sôi vào một ly đá.

Câu hỏi 16 :

Câu nào sau đây không đúng khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc của một chất.

A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.

B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.

C. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc bằng nhau.

D. Cao hơn hay thấp hơn là tùy theo mỗi tinh chất.

Câu hỏi 17 :

Câu nào sau đây không đúng về sự nóng chảy:

A. Một chất bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng bắt đầu đông đặc ở nhiệt độ đó.

B. Trong suốt thời gian đông đặc, nhiệt độ của tinh chất đó không đổi.

C. Mỗi chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy hay nhiệt độ đông đặc khác nhau.

D. Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của tinh chất đó tiếp tục nguội dần.

Câu hỏi 18 :

Khi cho nước và chì lỏng đông đặc, ta nhận thấy:

A. Chì và nước cùng tăng thể tích.

B. Chì và nước cùng giảm thể tích.

C. Chì tăng còn nước giảm thể tích.

D. Chì giảm còn nước tăng thế tích.

Câu hỏi 19 :

Khi cho nước và đồng lỏng đông đặc, ta nhận thấy:

A. Đồng và nước cùng tăng thể tích

B. Đồng giảm còn nước tăng thể tích.

C. Đồng tăng còn nước giảm thể tích.

D. Đồng và nước cùng giảm thể tích.

Câu hỏi 20 :

Khi để nguội dần băng phiến lỏng (đã được đun nóng chảy hoàn toàn), lúc băng phiến bắt đầu đông đặc thì:

A. Nhiệt độ của băng phiến tiếp tục giảm dần.

B. Nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

C. Nhiệt độ của băng phiến lại bắt đầu tăng.

D. Cả 3 câu trên cùng sai.

Câu hỏi 21 :

Nước đông đặc ở nhiệt độ:

A. 0oC

B. 10oC

C. 100oC

D. 110oC

Câu hỏi 22 :

Khi đúc tượng đồng, các quá trình xảy ra như sau:

A. Rắn → lỏng → rắn.

B. Rắn → lỏng.

C. Lỏng → rắn.

D. Lỏng → rắn → lỏng rắn.

Câu hỏi 24 :

Cho đông đặc cùng một thể tích của 3 chất khác nhau: đồng, chì, nước. Chất nào sau đây tăng thể tích:

A. Nước.

B. Đồng và chì.

C. Nước và chì.

D. Nước và đồng.

Câu hỏi 25 :

Thả một miếng chì, một miếng thép vào đồng đang nóng chảy, cho rằng nhiệt độ nóng chảy của thép lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của đồng và nhiệt độ nóng chảy của đồng lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của chì.

A. Cả thép và chì cùng nóng chảy theo.

B. Chỉ có chì nóng chảy theo, còn thép thì không.

C. Cả thép và chì cùng không nóng chảy theo.

D. Chỉ có thép nóng chảy theo, còn chì thì không.

Câu hỏi 28 :

Một băng kép được làm bằng cách ghép một lá thép với một lá đồng. Khi được nung nóng thì băng kép sẽ

A. Nở dài ra.

B. Co ngắn lại.

C. Cong về hướng lá đồng.

D. Cong về hướng lá thép.

Câu hỏi 29 :

Cũng băng kép trên nhưng bây giờ ta làm lạnh băng kép đi, băng kép sẽ:

A. Không thay đổi.

B. Cong về hướng lá thép.

C. Cong về hướng lá đồng.

D. Co ngắn lại.

Câu hỏi 31 :

Ở những xứ lạnh, người ta thường gắn lò sưởi ở sát dưới mặt đất vì:

A. Dễ xử lý sự cố vì nhiệt hơn.

B. Dễ tiếp thêm nhiên liệu (than, củi, gas...).

C. Đã gắn máy lạnh ở trên cao rồi thì lò sưởi phải gắn ỗ dưới.

D. Không khí nóng nhẹ hơn nên nó sẽ được bốc lên cao. Chính vì vậy lò sưởi gắn ở dưới, không khí nóng lan tỏa khắp phòng nhiều hơn.

Câu hỏi 32 :

Chọn câu đúng. Nhiệt kế y tế được chia độ từ:

A. Từ 0oC đến 42oC.

B. Từ 35oC đến 42oC.

C. Từ 35oC đến 40oC.

D. Từ 25oC đến 45oC.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK