Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 Vật lý Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Lê Đại Hành

Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Lê Đại Hành

Câu hỏi 1 :

Chọn câu đúng trong các câu sau về sự bay hơi:

A. Nước chỉ có thể bay hơi ở nhiệt độ 100oC.

B. Nước có thể bay hơi ở mọi nhiệt độ khác nhau.

C. Trong khi bay hơi nhiệt độ của nước không thay đổi.

D. Trong cùng điều kiện môi trường, nước là chất lỏng dễ bay hơi và bay hơi nhanh nhất.

Câu hỏi 2 :

Câu nào sau đây không đúng về sự bay hơi:

A. Trong cùng một điều kiện môi trường, nước khó bay hơi hơn cồn, rượu.

B. Quá trình bay hơi là quá trình thu nhiệt.

C. Quá trình bay hơi là quá trình tỏa nhỉệt.

D. Trong cùng một điều kiện, chất lỏng có mặt thoáng càng lớn bay hơi càng nhanh.

Câu hỏi 6 :

Những yếu tố nào sau đây góp phần làm tăng năng suất thu hoạch muối trên những ruộng muối:

A. Trời nắng gắt.

B. Trời có gió mạnh.

C. Ruộng muối phải rộng lớn, càng rộng càng tốt.

D. Cả 3 yếu tố trên đều đúng.

Câu hỏi 7 :

Thả một miếng chì, một miếng thép vào đồng đang nóng chảy, cho rằng nhiệt độ nóng chảy của thép lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của đồng và nhiệt độ nóng chảy của đồng lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của chì.

A. Cả thép và chì cùng nóng chảy theo.

B. Chỉ có chì nóng chảy theo, còn thép thì không.

C. Cả thép và chì cùng không nóng chảy theo.

D. Chỉ có thép nóng chảy theo, còn chì thì không.

Câu hỏi 10 :

Nhúng bàn tay trái vào nước lạnh, bàn tay phải vào nước nóng và sau đó nhúng cả 2 tay vào nước ấm, cảm giác của ta sẽ là...

A. Bàn tay trái lạnh, bàn tay phải nóng.

B. Bàn tay trái nóng, bàn tay phải lạnh.

C. Cả 2 bàn tay đều thấy ấm.

D. cả 2 bàn tay đều thấy lạnh.

Câu hỏi 11 :

Muốn khắc độ cho một nhiệt kế thủy ngân ta phải:

A. Chia chiều dài của ống nhiệt kế thành 100 phần bằng nhau.

B. Xác định điểm 0oC.

C. Xác định điểm 100oC.

D. Xác định điểm 0oC (đánh dấu), xác định điểm 100oC (đánh dấu), rồi chia khoảng cách giữa 2 dấu thành 100 phần bằng nhau.

Câu hỏi 12 :

Muốn định điểm 0oC trên nhiệt kế thủy ngân để chia nhiệt giai Celsius ta phải đặt nhiệt kế vào:

A. Nước lạnh.

B. Nước đá đang tan.

C. Nước đá đã tan hết.

D. Hỗn hợp nước đá và muối (hỗn hợp sinh hàn).

Câu hỏi 13 :

“Chỗ thắt” ở nhiệt kế y tế có công dụng:

A. Ngăn không cho thủy ngân lên ống nhiều quá.

B. Không cho thủy ngân vượt quá chỗ thắt này.

C. Giữ cho mực thủy ngân đứng yên sau khi vừa lấy ra khỏi bệnh nhân.

D. Tạo eo cho nhiệt kế có vẻ đẹp.

Câu hỏi 14 :

Ưu điểm của nhiệt kế thủy ngân là:

A. Thủy ngân không dính thành ống.

B. Thủy ngân sôi ở nhiệt độ cao.

C. Co giãn vì nhiệt nhanh chóng.

D. Cả 3 yếu tố trên.

Câu hỏi 15 :

Khi sử dụng nhiệt kế y tế, việc làm đầu tiên là:

A. Cầm thân nhiệt kế vẩy mạnh, để thủy ngân hoàn toàn tụt xuống bầu.

B. Lau sạch (khử trùng) trước khi sử dụng.

C. Quan sát và ghi chữ số của mực thủy ngân ban đầu trong ống.

D. Chú ý giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế.

Câu hỏi 16 :

Nhiệt kế thủy ngân có độ chính xác càng cao nếu:

A. Bầu chứa thủy ngân lớn.

B. Bầu chứa thủy ngân nhỏ.

C. Ống thủy tinh lớn và ngắn.

D. Ống thủy tinh nhỏ và dài.

Câu hỏi 19 :

Đồ thị hình vẽ sau biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt độ sôi của nước vào độ cao so với mặt biển, căn cứ vào số liệu trên hình vẽ, hãy chọn câu trả lời đúng?

A. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của nước càng tăng.

B. Ở độ cao 3000 m thì nhiệt độ sôi của nước là 90oC.

C. Ở độ cao mặt nước biển, nhiệt độ sôi của nước là 80oC.

D. Ở độ cao 6000 m, nhiệt độ sôi của nước là 100oC.

Câu hỏi 20 :

Nước sôi ở nhiệt độ nào?

A. 100o

B. 1000oC

C. 99o

D. 0oC

Câu hỏi 21 :

Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi?

A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

B. Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng.

C. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

D. Trong suốt quá trình diễn ra hiện tượng này, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

Câu hỏi 22 :

Sự nóng chảy, sự đông đặc,và sự sôi có đặc điểm nào giống nhau?

A. Nhiệt độ không thay đổi và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

B. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ không xác định.

C. Nhiệt độ giảm dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

D. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

Câu hỏi 23 :

Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?

A. tăng dần

B. không thay đổi

C. giảm dần

D. ban đầu tăng rồi sau đó giảm

Câu hỏi 24 :

Đồ thị ở hình vẽ biểu thị điều gì?

A. Sự đông đặc của ête.

B. Sự nóng chảy và đông đặc của ête.

C. Sự sôi của ête.

D. Sự sôi và nguội dần của ête.

Câu hỏi 25 :

Trong các nhận định sau về sự sôi, nhận định nào sai?

A. Ở cùng một điều kiện, các chất lỏng khác nhau thì sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

B. Ở cùng một điều kiện, một chất lỏng có thể sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

C. Ở điều kiện xác định, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định.

D. Áp suất trên mặt thoáng thay đổi thì nhiệt độ sôi của một chất lỏng cũng thay đổi.

Câu hỏi 26 :

Phát biểu nào sau đây là sai về điều kiện để sự sôi xảy ra?

A. Sự sôi xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với mỗi chất lỏng.

B. Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

C. Bình thường, nước sôi ở nhiệt độ 100oC.

D. Ở nhiệt độ sôi, nước bay hơi ở cả trong lòng chất lỏng

Câu hỏi 27 :

Những hiện tượng nào sau đây thể hiện sự ngưng tụ của hơi nước:

A. Sương đọng trên lá cây

B. Hơi nước.

C. Mây

D. Cả 3 hiện tượng trên đều thể hiện sự ngưng tụ của hơi nước.

Câu hỏi 28 :

Về mùa đông ở các xứ lạnh ta thấy người đi thường thở ra “khói” là do:

A. Hơi thở của người có nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị bay hơi tạo thành khói.

B. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti tạo thành khói.

C. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị đông đặc thành đá tạo thành khói.

D. Tất cả đều sai.

Câu hỏi 29 :

 Hiện tượng vào mùa đông ở các nước vùng băng tuyết thường xảy ra sự cố vỡ đường ống nước là do:

A. tuyết rơi nhiều đè nặng thành ống.

B. thể tích nước khi đông đặc tăng lên gây ra áp lực lớn lên thành ống.

C. trời lạnh làm đường ống bị cứng dòn và rạn nứt.

D. các phương án đưa ra đều sai.

Câu hỏi 30 :

Hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?

A. Tuyết rơi

B. Đúc tượng đồng

C. Làm đá trong tủ lạnh

D. Rèn thép trong lò rèn

Câu hỏi 31 :

Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?

A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.

B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.

C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.

D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.

Câu hỏi 32 :

Trường hợp nào sau đây xuất hiện hiện tượng đông đặc?

A. Thổi tắt ngọn nến

B. Ăn kem

C. Rán mỡ 

D. Ngọn đèn dầu đang cháy

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK