Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 GDCD Đề thi HK2 môn GDCD 6 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thị Định

Đề thi HK2 môn GDCD 6 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thị Định

Câu hỏi 1 :

Thành ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" nói đến điều gì?

A. Vai trò của tự học.

B. Vai trò của tự nhận thức.

C. Vai trò của việc học.

D. Vai trò của cá nhân.

Câu hỏi 2 :

Luật giáo dục do cơ quan nào ban hành?

A. Quốc hội.

B. Chủ tịch nước.

C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục.

D. Tổng Bí thư.

Câu hỏi 3 :

Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục thể hiện tính chất gì?

A. Tính nhân đạo.

B. Tính nhân văn.

C. Tính bình đẳng.

D. Cả A và B.

Câu hỏi 4 :

Nhà nước phổ cập giáo dục ở các cấp học nào ?

A. Giáo dục mầm non.

B. Giáo dục tiểu học.

C. Giáo dục THCS.

D. Cả A,B, C.

Câu hỏi 5 :

Việc làm nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Tự ý bắt người và giam giữ người vì lí do không chính đáng.

B. Tự ý bắt người và giam giữ người trái pháp luật.

C. Bắt giữ người đang phạm tội quả tang.

D. Bắt giữ người do nghi ngờ.

Câu hỏi 6 :

Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?

A. Hai học sinh đang gây gổ với nhau tại sân trường.

B. Hai hàng xóm đang cãi nhau.

C. Chị B bịa đặt, nói xấu người khác.

D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm chìa khóa.

Câu hỏi 7 :

Công dân bị bắt khi có quyết định hoặc phê chuẩn của cơ quan nhà nước nào?

A. Tòa án.

B. Viện Kiểm sát.

C. Công an tỉnh.

D. Cả A, B.

Câu hỏi 8 :

Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì chủ thể nào dưới đây có quyền bắt người?

A. Công an.

B. Những người mà pháp luật cho phép.

C. Bất kỳ người nào.

D. Viện Kiểm sát.

Câu hỏi 9 :

Nam và Sơn là học sinh lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua.Tìm mãi ko thấy, Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi. Nam đã vi phạm quyền nào ?

A. Nam vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Nam không vi phạm quyền nào.

C. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.

D. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu hỏi 11 :

Quyền cơ bản của công dân bao gồm các quyền?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

C. Quyền bầu cử và ứng cử.

D. Cả A và B.

Câu hỏi 12 :

Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?

A. Bố mẹ phê bình khi con mắc lỗi.

B. Bắt giữ tên trộm khi lẻn vào nhà.

C. Bắt người theo quy định của Tòa án.

D. Đánh người gây thương tích vì bất đồng quan điểm.

Câu hỏi 13 :

Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt hình thức nào ?

A. Phạt cảnh cáo.

B. Cải tạo không giao giữ.

C. Phạt tù.

D. Cả A,B, C.

Câu hỏi 14 :

A là bạn thân của B, do thích đọc truyện conan nên B hay sang nhà A mượn, có lần nhà A không có ai ở nhà, B tự ý mở cửa lên phòng của A trả cuốn truyện và lấy cuốn truyện mới về đọc. Hành động đó vi phạm quyền nào sau đây?

A. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.

D. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu hỏi 15 :

Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép nói đến quyền nào của công dân ?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu hỏi 16 :

Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?

A. Từ 3 tháng đến 1 năm.

B. Từ 2 tháng đến 1 năm.

C. Từ 5 tháng đến 2 năm.

D. Từ 7 tháng đến 2 năm.

Câu hỏi 18 :

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác được quy định tại điều nào, hiến pháp năm nào?

A. Điều 19, Hiến pháp 2011.

B. Điều 20, Hiến pháp 2011.

C. Điều 21, Hiến pháp 2013.

D. Điều 22, Hiến pháp 2013.

Câu hỏi 19 :

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có ý nghĩa là?

A. Bảo vệ chỗ ở của công dân.

B. Ngăn chặn các hành vi tự ý khám xét nhà.

C. Tôn trọng chỗ ở của người khác.

D. Cả A,B, C.

Câu hỏi 20 :

Đọc trộm tin nhắn của bạn học cùng lớp vi phạm quyền nào?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

C. Quyền bầu cử và ứng cử.

D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu hỏi 23 :

Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền nào ?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

C. Quyền dân chủ.

D. Quyền tự do cơ bản.

Câu hỏi 24 :

Được xem thư tín, điện thoại, điện tín của người khác khi nào?

A. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

B. Người đó cho phép.

C. Đọc giùm người bị khiếm thị.

D. Cả A,B, C.

Câu hỏi 25 :

Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là.......................

A. Không ai có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.

B. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật.

C. Không ai có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.

D. Không tổ chức nào có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân. 

Câu hỏi 26 :

Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là?

A. Đảm bảo đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân.

B. Đảm bảo quyền cho mỗi công dân dân chủ.

C. Đảm bảo quyền tự chủ của mỗi cá nhân.

D. Đảm bảo sự công bằng cho mỗi cá nhân.

Câu hỏi 27 :

Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi.

B. Trả lại thư vì không đúng tên người nhận.

C. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị.

D. Bóc xem các thư bị gửi nhầm.

Câu hỏi 28 :

Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?

A. Luật Quốc tịch Việt Nam.

B. Luật hôn nhân và gia đình.

C. Luật đất đai.

D. Luật trẻ em.

Câu hỏi 29 :

Luật Quốc tịch Việt Nam được ban hành vào năm nào?

A. 1985.

B. 1986

C. 1987

D. 1988

Câu hỏi 30 :

An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập, Khoa nói: Tớ chẳng thích học ở lớp này tí nào cả vì toàn các bạn nghèo. Lẽ ra các bạn ấy không được đi học mới đúng. Em có nhận xét gì về cách suy nghĩ của bạn Khoa ?

A. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo thì chỉ được đi làm không được đi học.

B. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo không có tiền để trả tiền đi học.

C. Khoa hiểu như vậy là sai vì người nghèo và người giàu đều bình đẳng trước pháp luật.

D. Khoa hiểu như vậy là đúng vì có tiền mới được đi học.

Câu hỏi 31 :

Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có bao nhiêu điều và bao nhiêu quyền?

A. 54 điều, 29 quyền.

B. 53 điều, 25 quyền.

C. 52 điều, 27 quyền.

D. 51 điều, 23 quyền.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK