Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Đồng Đậu

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Đồng Đậu

Câu hỏi 1 :

Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ nào sau đây?

A. nhân thân và tài sản.

B. giao dịch, kí kết hợp đồng.

C. lao động, công vụ nhà nước.

D. kinh tế và xã hội.

Câu hỏi 2 :

Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng về nội dung nào sau đây?

A. trách nhiệm và chính trị.

B. trách nhiệm và nghĩa vụ.

C. trách nhiệm pháp lý.

D. trách nhiệm công dân.

Câu hỏi 3 :

Đặc trưng nào dưới đây của pháp luật là ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác?

A. Tính thống nhất của các văn bản pháp luật.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính quy phạm phổ biến.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu hỏi 5 :

Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế, từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học. Nội dung này thể hiện quyền gì?

A. Tự do của công dân.

B. Học tập của công dân.

C. Lao động của công dân.

D. Phát triển của công dân.

Câu hỏi 6 :

Trong nền kinh tế hàng hóa, khi giá cả giảm xuống, thì nói chung cầu có xu hướng gì?

A. ổn định.

B. giữ nguyên.

C. tăng lên.

D. giảm xuống.

Câu hỏi 9 :

Trong nền kinh tế hàng hóa, khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ đã thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Phương tiện thanh toán.

B. Tiền tệ thế giới.

C. Phương tiện giao dịch.

D. Thước đo giá trị.

Câu hỏi 10 :

Quy luật giá trị yêu cầu, sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động nào sau đây?

A. cá biệt cần thiết.

B. của từng người sản xuất.

C. của một số người sản xuất.

D. xã hội cần thiết.

Câu hỏi 11 :

Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ gì?

A. sở hữu.

B. tình cảm.

C. tài sản.

D. thừa kế.

Câu hỏi 13 :

Pháp luật có vai trò là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp nào dưới đây?

A. Tổ chức kinh doanh theo nhu cầu cá nhân.

B. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại.

C. Kiểm soát hoạt động của cá nhân, tổ chức.

D. Khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật.

Câu hỏi 14 :

Nội dung nào dưới đây không thể hiện mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh?

A. Bảo đảm mọi nhu cầu của người lao động.

B. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí.

C. Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.

D. Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

Câu hỏi 15 :

Trường hợp nào dưới đây thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật?

A. Nam, nữ tự do kết hôn và li hôn.

B. Đình chỉ công tác đối với cán bộ vi phạm kỉ luật.

C. Thu hồi giấy phép kinh doanh.

D. Đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy.

Câu hỏi 16 :

Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền sáng tạo?

A. Quyền tác giả.

B. Quyền sở hữu công nghiệp.

C. Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.

D. Quyền học tập suốt đời.

Câu hỏi 17 :

Quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh được thể hiện ở nội dung nào sau đây?

A. Tự do cạnh tranh dưới mọi hình thức.

B. Tự do liên kết với mọi tổ chức kinh tế.

C. Tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp.

D. Tự do thay đổi địa chỉ đăng kí kinh doanh.

Câu hỏi 18 :

Theo quy định của pháp luật, những tài sản nào sau đây thuộc quyền sở hữu của cả vợ và chồng?

A. Tất cả tài sản trước thời kì hôn nhân.

B. Tất cả tài sản trong thời kì hôn nhân.

C. Tất cả tài sản chung mà pháp luật quy định.

D. Tất cả tài sản được thừa kế riêng và chung.

Câu hỏi 19 :

Theo quy định của pháp luật, trường hợp nào dưới đây công dân không bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

A. Ngân hàng RQ thưởng tết cho nhân viên nhiều hơn ngân hàng VT.

B. Công ty Z không tuyển nhân viên là người dân tộc thiểu số vào làm việc.

C. Trong một lớp học có bạn được miễn học phí, có bạn không được miễn.

D. Anh T được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì đang trong thời gian học đại học.

Câu hỏi 20 :

Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối làm gì?

A. viết hộ phiếu bầu cử cho người khác.

B. thực hiện nghĩa vụ quân sự.

C. thực hiện giao dịch dân sự.

D. tham gia các hoạt động tôn giáo.

Câu hỏi 21 :

Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

A. Ai cũng phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.

B. Quyền của công dân độc lập với nghĩa vụ công dân.

C. Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nhau.

D. Mọi người đều được hưởng quyền ưu tiên như nhau.

Câu hỏi 22 :

Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực giáo dục?

A. Công dân thuộc dân tộc đa số và thiểu số đều bình đẳng về cơ hội học tập.

B. Ưu tiên cộng điểm thi đại học cho con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

C. Nhà nước đầu tư tài chính để mở mang trường lớp ở vùng sâu,vùng xa.

D. Chỉ có sinh viên vùng dân tộc thiểu số mới được xét để cấp học bổng.

Câu hỏi 23 :

Công dân sử dụng pháp luật trong trường hợp nào dưới đây?

A. Đóng thuế khi sản xuất, kinh doanh.

B. Không kinh doanh hàng giả, hàng nhái.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Kí kết hợp đồng lao động.

Câu hỏi 24 :

Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Công dân không được tự ý bỏ tôn giáo này để theo tôn giáo khác.

B. Công dân có thể theo hay không theo bất cứ một tôn giáo nào.

C. Công dân phải tham gia một tôn giáo để Nhà nước dễ quản lí. 

D. Công dân cần thực hiện mọi hành động để bảo vệ các tôn giáo.

Câu hỏi 28 :

Chủ một cửa hàng tạp hóa là bà K thường xuyên nhập hàng hóa không rõ nguồn gốc về bán, đồng thời không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Bà K đã không thực hiện pháp luật theo những hình thức nào sau đây?

A. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật. 

D. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK