Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 viết về truyền thông việt nam câu hỏi 41281 -...

viết về truyền thông việt nam câu hỏi 41281 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

viết về truyền thông việt nam

Lời giải 1 :

Lịch sử

Bài chi tiết: Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa)

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, hai miền đều có các Đài Truyền hình riêng, đó là Đài Truyền hình quốc gia Việt Nam của miền Bắc và Đài Truyền hình Việt Nam của miền Nam (thành lập năm 1960)[2]

Sau năm 1975, Đài Truyền hình ở miền Nam được sáp nhập vào VTV ở miền Bắc và cả nước chỉ có một Đài truyền hình duy nhất. Mãi đến năm 2004, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC được thành lập với một số nhân viên VTV và Vietnamnet làm nòng cốt, trực thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông.

Mặc dù là một đài truyền hình lớn, từ năm 2015 VTC bị chuyển sang trực thuộc Đài phát thanh VOV nhỏ hơn hẳn về quy mô.

Đài địa phương

Bài chi tiết: Danh sách các đài địa phương ở Việt Nam

Tại Việt Nam, gần như tất cả các tỉnh đều có một Đài Truyền hình địa phương, phát sóng trong phạm vi tỉnh. Hầu hết các đài này đều lấy kinh phí trực tiếp từ ngân sách của tỉnh, ngoại trừ một số đài bao gồm Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội và Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài truyền hình Bình Dương.

Phát thanh

Bản phát thanh tiếng Việt đầu tiên được thực hiện vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, khi Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.

Trước năm 1945, người Việt Nam bị cấm sở hữu máy thu thanh, và phát thanh truyền hình thuộc quyền kiểm soát của chính quyền thực dân Pháp, sau đó đã thành lập đài phát thanh đầu tiên tại Việt Nam, Đài phát thanh Sài Gòn (Radio Saigon), vào cuối những năm 1920.

Đài phát thanh quốc gia của Việt Nam, bây giờ được gọi là Đài Tiếng nói Việt Nam, bắt đầu phát sóng từ Hà Nội chỉ một tuần sau Tuyên ngôn độc lập của nược Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong chiến tranh Việt Nam, Đài phát thanh Hà Nội (Radio Hanoi) hoạt động như một công cụ tuyên truyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Việt Nam Cộng hòa thiết lập mạng phát thanh của mình tại Sài Gòn vào năm 1955.

Sau khi thống nhất, tất cả các đài phát thanh đã được kết hợp thành Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi trở thành đài phát thanh quốc gia vào năm 1978.

Ngoài ra, hầu hết các tỉnh và thành phố đều có đài phát thanh riêng.

Báo chí

Khi Việt Nam chuyển sang một nền kinh tế thị trường tự do với biện pháp Đổi Mới, chính phủ đã dựa vào các phương tiện truyền thông in ấn để thông báo cho công chúng về các chính sách của mình. Biện pháp này đã có tác dụng tăng gần gấp đôi số lượng báo và tạp chí từ năm 1996.

Tờ báo tiếng Việt đầu tiên là tờ Gia Định Báo của Pháp, được thành lập tại Sài Gòn năm 1869. Trong những năm tiếp theo, cả hai đảng dân tộc và thực dân đều dựa vào báo chí như một công cụ tuyên truyền. Trong giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa thực dân Pháp, nhiều phóng viên đã bị bắt, bị cầm tù và một số văn phòng báo đã bị chính quyền đóng cửa.

Sau 1954, báo chí được thành lập tại Hà Nội và tờ báo làm nền tảng cho ngành công nghiệp báo chí của đất nước được như ngày nay, trực thuộc Đảng Cộng sản – báo Nhân Dân – được thành lập năm 1951.

Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam có 849 cơ quan báo và tạp chí in, 195 cơ quan báo chí điện tử được cấp phép.[1]

Truyền thông trên Internet

Bài chi tiết: Kiểm duyệt Internet ở Việt Nam

Do Việt Nam là một chế độ đơn đảng, các thông tin đăng trên truyền thông chính thức đều được kiểm duyệt chặt chẽ. Báo chí và truyền hình chủ yếu đóng vai trò công cụ tuyên truyền và định hướng dư luận.

Kể từ khi có Internet, các hình thức truyền thông độc lập của công dân như blog và mạng xã hội đã phát triển, đăng các thông tin có tính bổ sung và đối lập với truyền thông chính thống.

Ban Tuyên giáo nhận định đây là mặt trận/cuộc chiến thông tin, và đã thành lập Lực lượng 47 với hơn 10 ngàn người thuộc nhóm chiến đấu trên không gian mạng.

Tuy nhiên, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã cho rằng Ban Tuyên giáo có nguy cơ chịu thua trên mặt trận thông tin này.[1]

Blog

Vốn là dịch vụ để người dùng chia sẻ các cảm nghĩ cá nhân, một phần các blog đã chuyển qua đăng các thông tin mà không được đăng trên các báo chí chính thức. Một số nhà báo và người viết không chuyên như Trương Duy Nhất, Trương Huy San, Nguyễn Quang Lập, Anh Ba Sàm, Điếu Cày, Mẹ Nấm đã chuyển sang viết blog, với nội dung chỉ trích chính phủ càng ngày càng tăng.

Năm 2015, blog ẩn danh Chân dung quyền lực đã trở nên nổi tiếng toàn Việt Nam với việc dự báo chính thức lịch bay về nước của ông Nguyễn Bá Thanh.[3]

Ban Tuyên giáo và chính phủ phản ứng bằng cách vừa đẩy mạnh tuyên truyền, coi các thông tin trên mạng xã hội là một phần của diễn biến hòa bình do các thế lực thù địch bên ngoài chống phá[4][5], vừa đưa một số blogger (Trương Duy Nhất[6], Anh Ba Sàm[7], Điếu Cày[8], Mẹ Nấm[9]) vào tù với tội danh Tuyên truyền chống nhà nước. Một số người trong số họ được đưa ra nước ngoài (Điếu Cày, Tạ Phong Tần), chủ yếu là sang Mỹ, trong các thỏa thuận kín với Bộ Ngoại giao Mỹ để đánh đổi lấy các lợi ích quốc gia (bỏ lệnh cấm vận vũ khí, được tham gia vào TPP, tăng cường đầu tư v.v...)[10][11]

Mạng xã hội

Tại Việt Nam, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất (chiếm 61% số người dùng mạng xã hội[12]) và được người dân sử dụng như là một quyền lực mới trong lĩnh vực truyền thông do có khả năng chia sẻ nhanh chóng.[13] Các sự kiện nóng trên Facebook thường nhanh chóng được báo chí chính thống thuật lại và bình luận, và đôi khi đã làm các nhân vật được nhắc đến phải xin lỗi cộng đồng.

Năm 2016, sau khi hình ảnh đoàn xe của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi vào phố đi bộ tại Hội An được chia sẻ rộng rãi trên Facebook, 2 ngày đầu báo chí coi phản ứng trên mạng là trái chiều, thậm chí là những lời bình luận suy diễn sai sự thật, thiếu tính xây dựng[14]. Sau 1 tuần Thủ tướng Phúc đã phải lên tiếng mong nhân dân thông cảm.[15]

Ngày 15 tháng 11 năm 2017, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết Bộ này đang thúc đẩy việc phát triển các trang mạng xã hội do người Việt Nam sáng tạo để cạnh tranh với các trang mạng xã hội của nước ngoài như YouTube, Facebook, nhằm "kiểm soát, hạn chế thông tin xấu, độc hại, phản cảm trên mạng xã hội và định hướng thông tin, tuyên truyền văn hoá, đạo đức."[16][17]

Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2019, có 3 mạng xã hội Việt Nam ra đời: Hahalolo, Gapo và Lotus.[18]

Các vụ việc liên quan

Ngày 25 tháng 5 năm 2018, blogger Nguyễn Anh Tuấn đã được A67, Cục Chống Phản động và Khủng bố thuộc Bộ Công an chi nhánh phía Nam giữ lại tại sân bay Tân Sơn Nhất để yêu cầu xóa các bài viết về Vingroup lấy các đất vàng Hà Nội mà không qua đấu thầu. Ông Tuấn đã từ chối.[19]

Trong vụ mâu thuẫn liên quan đến khu đô thị Skylake tại Hà Nội, công an cảnh báo những người mua nhà, mà đã đi biểu tình vào tháng 3/2019 nhằm phản đối Vingroup, không được nói chuyện với phóng viên hay đăng bài trên Facebook.[20]

Vingroup xác nhận với Financial Times rằng công ty có theo dõi mạng xã hội với mục tiêu “xử lý nhanh” nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng của họ, và nói thêm “Thông thường, những người phàn nàn trên mạng xã hội đều tự nguyện sửa bài hoặc xóa bài”.[20]

Quản lý

Truyền thông Việt Nam chịu sự quản lý chặt chẽ của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin-Truyền thông.[1] Bằng những biện pháp kiểm duyệt các thông tin trên báo chí hay truyền hình bất lợi cho Chính phủ đều sẽ dẫn đến kết cục không tốt cho nhà báo thực hiện tin bài và Tổng biên tập phụ trách.

Năm 1992, Tổng biên tập báo Tuổi trẻ Vũ Kim Hạnh bị đình chỉ chức vụ Tổng Biên tập sau khi đăng một số tư liệu chưa được công bố liên quan đến đời tư của Hồ Chí Minh, như việc ông đã từng có vợ là người Trung Quốc.[21]

Thảo luận

-- SAO 5 ĐI BẠN

Lời giải 2 :

  $@mina$

                   Đất nước ta là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc không giống nhau, mỗi một dân tộc đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng.

                    Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất đa dạngphong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của đất nước ta mà không một quốc gia nào có thể thay thế được. Phong tục ở nước ta có truyền thống lâu đời trải qua hàng nghìn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong lòng của mỗi người dân nước ta. Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mãnh liệt nhất trong quá khứ là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau và tục lệ này đã trở thành biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. không chỉ có tục lệ ăn trầu, nước ta còn có một tục khác ra đời từ xa xưa đấy chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết.

                    Trang phục là một trong những nhân tố chủ lực tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của nước ta với các đất nước khác trên toàn cầu. Những bộ trang phục không những ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc. Trang phục của nước ta rất phong phúnhiều loại nhưng gây ấn tượng nhất đối với những người xung quanh nhất có thể nói đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, sắc màu và họa tiết nhiều loại. Áo dài không chỉ tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của phụ nữ Việt mà nó còn thể hiện sự kín đáo, e lê và sức cuốn hút lạ lùng. Áo dài ngày nay càng trở nên đa dạng về hình dáng cũng giống như màu sắc, họa tiết nhưng nó vẫn luôn giữ được vẹn nguyên hình dáng vẻ truyền thống sẵn có.

                 Mỗi dân tộc là mỗi nền văn hóa không giống nhau, họ có sự tin tưởng, ẩm thực và đặc biệt riêng. Trong đó văn hóa của người Chăm được xem là một trong những nền văn hóa có lịch sử tạo thành sớm nhất trong nên văn hóa của Việt Nam. 54 Dân tộc là 54 màu sắc văn hóa không giống nhau không chỉ đã và đang xây dựng một nền văn hóa Việt Nam dải hình chữ S thân thương với đầy màu sắc với những con người cần cù, sáng tạo luôn đồng lòng và chung sức xây dựng nước ta ngày một phát triển, giàu mạnh trong tất cả mọi mặt.

                    Tại nước ta hiện hữu khá là nhiều các nền tôn giáo khác nhau, từ Thiên chúa giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo, v.v … Vì thế mà khi khám phá nền văn hóa tại đây bạn có thể tìm thấy được vô vàn các công trình tôn giáo không giống nhau và rất nhiều các công trình trong số đó đã trở thành những điểm hấp dẫn du lịch cuốn hút hàng nghìn khách du lịch đến thăm quan và khám phá mỗi năm, ví dụ có thể nói đến như: Chùa Một Cột (Hà Nội), Văn Miếu (Hà Nội), Nhà thờ Đức Bà (Thành phố Hồ Chí Minh), Đền thờ Ấn Độ giáo Mariamman. Thờ cúng tổ tiên là hoạt động văn hóa đã được tạo thành từ rất lâu, cho đến nay hoạt động này vẫn được lưu truyền để thể hiện sự tự tôn với những người đã khuất.

                    Một trong những nét đặc trưng không thể thiếu khi đề cập về nền văn hóa của đất nước takhông những phong phú các món giữa các vùng, mà ở mỗi miền cũng có những cách chế biến, cách thưởng thức và đánh giá mùi vị món ăn không giống nhau.

                   Nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam của màu sắc dân tộc. Có thể nói đây là một điểm tự hào từ ngàn xưa khi mới thành lập đất nước của dân tộc.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK