Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Tạo ý hộ mình với :((( Viết một đoạn văn...

Tạo ý hộ mình với :((( Viết một đoạn văn quy nạp nói về suy nghĩ Thanh Hải trước mùa xuân trong bài '' Mùa xuân nho nhỏ''. Có sử dụng câu ghép ( câu ghép thì g

Câu hỏi :

Tạo ý hộ mình với :((( Viết một đoạn văn quy nạp nói về suy nghĩ Thanh Hải trước mùa xuân trong bài '' Mùa xuân nho nhỏ''. Có sử dụng câu ghép ( câu ghép thì giúp tui :(( tui quên rồi :)) ) mìn cảm ơn ~ >

Lời giải 1 :

Nhắc tới mùa xuân trong thơ ca, không biết đã có bao nhiêu tác phẩm, tác giả viết về nó, dùng nó để bộc lộ xúc cảm của mình. Xuân Diệu có “Vội vàng”, Hàn Mặc Tử có “Mùa xuân chín”, Nguyễn Bính có “Mùa xuân xanh”, … Thế nhưng khi đọc đến “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, ta lại cảm nhận được một hương vị khác, một hương vị vô cùng riêng biệt. Đó là một tình yêu cuộc sống tha thiết của một con người, tình yêu nước nồng nàn và khát vọng được dâng hiến cho cuộc đời.

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết khi tác giả đang trên giường bệnh trước khi rời xa cõi đời không lâu. Chính vì vậy, bài thơ là nỗi ước vọng lớn lao của tác giả chứa chan trong đó là cả một thứ tình yêu quê hương đất nước tha thiết và tình yêu cuộc sống vô vàn. Bước vào bài thơ, chúng ta có thể thấy ngay một chất rất riêng của Huế đã được Thanh Hải gửi gắm:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

Ngay trong dòng thơ đầu tiên, tác giả đã sử dụng một động từ nhấn mạnh “mọc”, không phải mọc trên bãi bờ hay mặt đất mà là “mọc giữa dòng sông xanh”. Chỉ vậy thôi nhưng người đọc cũng như thấy cả một dòng sông đang trải dài ra trước mắt, dòng sông ấy đang hiền hòa, lững lờ trôi. Và xuất hiện ngay giữa dòng nước trong xanh ấy “một bông hoa tím biếc”. Bông hoa ấy như được nở ra giữa dòng nước chảy, như được nổi lên từ mặt nước yên bình. Bông hoa ấy có màu tím biếc. Chắc hẳn ở đây, chúng ta có thể hình dung ra một bông hoa lục bình tím đang trôi giữa dòng. Không phải là tím đậm hay tím nhạt mà lại là tím biếc, từ “biếc” ấy dường như đã tô đậm thêm khung cảnh của dòng sông. Một bức tranh quê hương bình dị, mộc mạc đã hiện ra trước mắt người đọc. Nhưng mùa xuân nào chỉ có thế:

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời”

Một tiếng gọi “ơi” thân thương, giản dị! Chú chim kia đã trở thành người đưa tin của mùa xuân và loài chim chiền chiện vốn là loài chim quen thuộc ở những vùng quê. Tác giả đã đưa ra lời trách cứ “hót chi mà vang trời”. Chú chim nhỏ mang tin vui mùa xuân tới, đang cất vang những tiếng hót mừng mùa xuân về. Tiếng hót trong trẻo ấy vang vọng cả trời xanh khiến cho vạn vật đều cảm thấy vui tươi, hạnh phúc. Một lời trách cứ rất Huế, rất đáng yêu, dịu dàng. Được ngắm nhìn dòng sông với cánh hoa lục bình tím biếc dập dờn trôi cùng thưởng thức tiếng chim hót chào mừng xuân mới, nhà thơ như cảm nhận được tiếng chim mùa xuân kia đang dần đông đặc lại, quyện sánh lại như một giọt mật ngọt ngào. Giọt mật long lanh như sương sớm mai trong lành, từng giọt…từng giọt đang lặng lẽ nhỏ xuống không gian yên bình. Và tác giả đã đưa đôi bàn tay mình ra “hứng” lấy giọt mật xuân kia để thưởng thức. Chưa từng có bất cứ một so sánh nào khiến cho người đọc cảm thấy ngỡ ngàng hơn thế! Mùa xuân lại như những giọt nước long lanh, lại có thể khiến cho con người có thể chạm lấy, cầm lấy, nếm thử. Hành động hứng cả mùa xuân ấy, tác giả như đang muốn để cho mùa xuân lan đi, tràn ngập khắp ngõ ngách của tâm hồn mình. Phải yêu cuộc sống tha thiết tới nhường nào thì mới không muốn mất đi chỉ một giọt xuân nhỏ bé!

Không chỉ là tình yêu cuộc sống, yêu mùa xuân tha thiết, Thanh Hải dù đang nằm trên giường bệnh, nhưng cũng không quên đi những hình ảnh của đất nước đang trong thời kì xây dựng. Đó là nỗi niềm của một người mang trong lòng tình yêu nước thiết tha:

“Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao”

Một mùa xuân mới lại bắt đầu với những người làm cách mạng. Hình ảnh đất nước đang trong thời kì xây dựng với hai nhiệm vụ chính là chiến đấu và sản xuất. Chúng ta đã bước qua giai đoạn đấu tranh giành độc lập và bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. Vậy nên cùng với mùa xuân của đất trời, mùa xuân cũng đã về trong lòng những con người xây dựng đất nước. “Lộc” tức là những chồi non, những cành cây non biếc, là hình ảnh của mùa xuân. Nó tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt đang trở mình vươn dậy. Vậy nên, xuân của người lính là những lộc non giắt quanh lưng để che mắt quân thù. Xuân của hậu phương sản xuất là những cánh đồng nương mạ non. Sản xuất và chiến đấu luôn luon song hành cùng nhau để xây dựng đất nước, mang mùa xuân tươi đẹp hơn về cho dân tộc. Giữa khoảnh khắc mùa xuân của đất trời và mùa xuân của đất nước đang hòa làm một, cả đất nước bước vào đó với một sự khẩn trương rõ ràng:

“Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao”

Phải rồi, cả đất nước ta, cả trời xuân kia cũng đang rạo rực, đang chuyển mình. Vậy nên, vạn vật cùng con người hối hả hơn, xôn xao hơn. Hai từ láy “hối hả, xôn xao” được dùng liên tiếp trong hai câu thơ đều là những từ láy miêu tả sự gấp gáp, sự rộn ràng, mau lẹ. Cùng với đó là điệp từ “như”, tất cả đó hòa quyện tạo nên một nhịp điệu khẩn trương, vui tươi không ngớt. Đó chính là hình ảnh của đất nước ta đang trong thời kì mới, một thời kì không còn khói lửa, chỉ còn những niềm vui, những mùa xuân hòa bình. Ở khổ thơ này, chúng ta cảm nhận được sự gấp gáp, khẩn trương trong từng nhịp thơ, phải chăng đó cũng chính là sự hối hả của chính tác giả khi được chứng kiến công cuộc xây dựng đất nước trong một mùa xuân mới?

Thế nhưng, ở khổ thơ tiếp theo, chúng ta lại cảm nhận được một sự chậm rãi, không còn không khí khẩn trương hối hả nữa bởi nhà thơ đã đưa chúng ta trở lại hàng ngàn năm lịch sử của quê hương:

“Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”

Nhịp thơ chậm rãi hào cùng giọng thơ bình thản như đang kể lại câu chuyện lịch sử “bốn ngàn năm” của dân tộc ta vậy. Trong trang dài lịch sử, chúng ta đã phải trải qua biết bao khó khăn, trải qua biết bao thăng trầm và gian khổ. Bao cuộc chiến chống ngoại xâm mà gần đây nhất là cuộc chiến chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã lấy đi của dân tộc ta không chỉ xương máu mà còn là nước mắt, là những ngày tháng cơ cực, lầm than và đen tối. Đó là trang lịch sử kéo dài đầy “vất vả và gian lao”. Thế nhưng, vượt lên trên tất cả, đất nước chúng ta “như vì sao” sáng, vững vàng bước lên những ngày vinh quang, “tiến lên phía trước”. Ẩn chứa trong từng câu thơ là biết bao niềm tự hào dân tộc mà Thanh Hải muốn gửi gắm. Từ lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, tới những trang vàng lịch sử không thể phai mờ, nhà thơ muốn gửi tới chúng ta niềm tin, niềm hi vọng về một đất nước hòa bình, phát triển ngày càng thịnh vượng hơn. So sánh hình ảnh “đất nước như vì sao” là muốn nói lên niềm tự hào về một dân tộc luôn sáng chói trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cả khổ thơ là niềm tự hào dân tộc xen lẫn với tình yêu nước nồng nàn. Chỉ một khổ thơ thôi mà chứa đựng trong đó biết bao nhiêu điều!

Khi viết bài thơ này, tác giả đã nằm trên giường bệnh những ngày cuối đời, nhưng không phải vì thế mà tình yêu cuộc sống trong ông cũng lụi tàn đi. Ẩn sâu trong con người ông, vẫn là một tình yêu cuộc sống tha thiết, tình yêu đó được biểu hiện qua những vần thơ:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

Cả hai khổ thơ là niềm ước vọng của tác giả. Mùa xuân của đất trời đã bên kia cửa sổ với bao nhiêu là nhựa sống tràn trề. Và Thanh Hải khi ấy muốn được hóa thành một phần của mùa xuân kia. Chỉ là một chú chim nhỏ được cất tiếng hót vang trong bản hòa ca mùa xuân hay là một cành hoa nhỏ bé được dâng tỏa hương thơm ngát cho đời. Chỉ vậy thôi cũng thấy khát vọng sống, tình yêu đời của nhà thơ to lớn tới nhường nào. Cả mùa xuân là một bản hòa ca đầy ý nghĩa với bao nhiêu là giai điệu, bao nhiêu thanh nốt. Vậy nhưng Thanh Hải chỉ muốn xin làm “một nốt trầm xao xuyến” bé nhỏ trong bản hòa ca bất tận ấy. Một nốt trầm lặng như cuộc đời của nhà thơ: bình yên và cống hiến hết mình cho sự nghiệp. Điệp từ “làm” được lặp lại để khẳng định chắc chắn nỗi khát khao cháy bỏng của ông. Nhà thơ muốn được một lần nữa cống hiến “một mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời, cho sự nghiệp của đất nước. Chỉ cần “lặng lẽ dâng cho đời” thôi chứ không cần chút tôn vinh hào nhoáng nào hết. Bất cứ khi nào, lúc còn trẻ “tuổi hai mươi” hay khi đã về già “tóc bạc”, nhà thơ vẫn luôn muốn được sống hết mình, được dâng hiến hết mình cho sự nghiệp của đất nước cũng như với cuộc sống của chính ông. Điệp từ “dù là” được lặp lại hai lần liên tục như để khẳng định ước vọng của nhà thơ. Bất kể khi nào, bất kể như thế nào ông cũng muốn được hòa vào cuộc sống, cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng của đất nước. chỉ với hai khổ thơ ngắn ngủi nhưng gửi gắm trong đó là biết bao tình yêu cuộc sống này, yêu xuân, yêu đất nước và ước nguyện được dâng cho đời những thanh âm trong trẻo nhất. Mỗi con người trong đất nước đều là một mùa xuân nhỏ góp phần tạo nên mùa xuân bất diệt của Tổ quốc.

Kết lại bài thơ là một điệu hát quen thuộc của bất cứ người con xứ Huế nào. Nó chứa đựng trong đó là tất cả cảm xúc chân thành của tác giả - một người con của đất Huế thân thương:

“Mùa xuân tôi xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế”.

“Nam ai, Nam bình” là hai điệu hát của người dân Huế. Khúc Nam ai mang điệu buồn thương còn khúc Nam bình mang điệu dịu dàng, trìu mến. Cả hai khúc hát trên đều được hát trên nhịp phách tiền là một nhạc cụ của dân ca Huế. Cuối cùng ở đây, tác giả lại muốn thể hiện một tình yêu quê hương, sự gắn bó khăng khít với Huế qua những câu hò quên thuộc. Những câu hát ấy chính là nỗi lòng của tác giả đầy ngọt ngào, sâu lắng, yêu thương.

Cả bài thơ của Thanh Hải được viết trên thể thơ năm chữ. Thể thơ đó cũng với những biện pháp tu từ đã chuyển tải hết cho người đọc thấy rõ một tình yêu cuộc sống mãnh liệt tới nhường nào của Thanh Hải. Và hòa quyện trong tình yêu đó là một tình yêu cao cả hơn, lớn lao hơn, cháy bỏng hơn dành cho quê hương, cho đất nước ta đang trong thời kì xây dựng. Nó cũng thể hiện khát khao được cống hiến của người con xứ Huế cho mùa xuân của đất nước và con người Việt Nam.

Bài thơ kết lại rồi nhưng âm hưởng ngọt ngào, da diết mà Thanh Hải để lại cho chúng ta cứ ngân vang mãi trong lòng mỗi người. Tình yêu cuộc sống, yêu đất nước và ước nguyện của tác giả đã làm ta cảm thấy khâm phục biết nhường nào. Nhắc tới Thanh Hải, người ta sẽ không bao giờ quên đi hình ảnh một “mùa xuân nho nhỏ” đẹp đẽ đến như thế!

Thảo luận

-- khá là dài nhưng cảm ơn bạn :3
-- bạn cho mình hay nhất để lên tài năng với
-- rồi nha :)))
-- Khá. Hay
-- Hay nhưng hơi dài quá nha bạn : ]

Lời giải 2 :

Mùa xuân, đó có thế gọi là một khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Nói đến mùa xuân là ta dường như đang nói đến lòng yêu đời đang cuồn cuộn chảy và những mơ ước cháy bỏng của con người trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà từ lâu mùa xuân đã trở thành một đề tài quen thuộc của các nhà thơ. Viết về mùa xuân, thì mỗi thi nhân đều có được những vần thơ thật hay, thật đặc trưng và nhất là đều mang được tính độc đáo riêng của mình, ở đây, ta chỉ nói về hình ảnh của mùa xuân trong bài thơ quen thuộc "Mùa xuân nho nhỏ'' của nhà thơ Thanh Hải.

Ta có từ ghép: mùa xuân, thời gian, con người, nhà thơ, cháy bỏng, độc đáo,...

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK