Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Tìm các yếu tố miêu tả cảnh vật , sự...

Tìm các yếu tố miêu tả cảnh vật , sự việc trong đoạn thơ " Cảnh ngày xuân " của Nguyễn Du câu hỏi 27957 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Tìm các yếu tố miêu tả cảnh vật , sự việc trong đoạn thơ " Cảnh ngày xuân " của Nguyễn Du

Lời giải 1 :

Quang cảnh hội mùa xuân

Sau khi miêu tả khung cảnh mùa xuân bằng những nét chấm phá thì Nguyễn Du dựng nên khung cảnh ngày lễ hội trong tiết Thanh minh:

Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.

Ở đó có hai hoạt động chính là tảo mộ và đạp thanh. Điệp ngữ lễ là... hội là... gợi lên những cảnh hội dân gian cứ liên tiếp diễn ra đã bao đời nay.

Cảnh trẩy hội đông vui, nhộn nhịp, tưng bừng, náo nhiệt được nhà thơ miêu tả rất tinh tế:

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Từ ghép là danh từ như yến anh, tài tử, giai nhân cho thấy sự đông đủ vui vẻ rất nhiều người du hội.

Từ ghép là động từ như sắm sửa, dập dìu gợi tả sự náo nhiệt rộn ràng của ngày lễ hội. Trong đám tài tử, giai nhân gần xa ấy, có ba chị em Thúy Kiều. Câu thơ chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân mới đọc qua tưởng như chỉ là một thông báo nhưng sâu xa hơn, đó là sự chờ mong, trông đợi đến ngày để du xuân trong những bộ quần áo đẹp đã chuẩn bị, đã sắm sửa.

Từ ghép là tính từ như gần xa nô nức thể hiện rõ hơn tâm trạng mọi người đi hội. Nô nức, yến anh là lối ẩn dụ cho thấy người dự hội lũ lượt như chim én, chim oanh từng đàn bay liệng ríu ran.

-> Chỉ bằng mấy câu thơ mà Nguyễn Du đã làm sống lại cái không khí lễ hội mùa xuân vốn là một nét đẹp của nền văn hóa dân gian lâu đời của phương Đông.

Trong tiết Thanh minh, người ta rắc những thoi vàng vó, đốt tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ những người thân đã khuất:

Ngổn ngang gò đống kéo lên,

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.

Cõi âm và cõi dương, người đang sống và người đã khuất, hiện tại và quá khứ đã đồng hiện trên những gò đống ngổn ngang trong lễ tảo mộ. Các tài tử, giai nhân không chỉ nguyện cầu cho những vong linh mà còn gửi gắm bao ao ước về một tương lai hạnh phúc khi mùa xuân về.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Mùa xuân là mùa của hoa thơm cỏ lạ, mùa của lễ hội văn hóa dân gian, mùa xuân đã hơn một lần đi vào thơ ca của Nguyễn Trãi, Trần Nhân Tông, Hàn Mặc Tử… Đến với bức tranh mùa xuân xinh đẹp của Nguyễn Du trong “Cảnh ngày xuân”, mùa xuân của lễ hội góp thêm một hương sắc mới.

Từ trên đồi cao, mùa xuân mở ra trước mắt chúng ta là một không gian bất tận trong ánh nắng ban mai ấm áp của đất trời. Lúc này đã vào tháng ba bầu trời chưa hẳn trong xanh như trời thu những cũng đủ in hình những cánh én rộn ràng bay lượn:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”.

Cái “thoi đưa” của cánh én hay chính thời gian mùa xuân trôi đi đến mau lẹ. Trên nền không gian bao la ấy một bức tranh chấm phá về mùa xuân đẹp như một bức họa dệt gấm thêu hoa:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Màu xanh của cỏ làm nền cho bức tranh màu trắng của hoa lê tô điểm cho bức tranh thêm trong sáng tinh khôi, nhẹ nhàng mà quyến rũ. Nguyễn Du đã trọn đúng hai gam chủ đạo để đặc tả mùa xuân, một mùa xuân trang nhã đến thế là cùng. Ta đã từng bắt gặp cái hồn của mùa xuân trong thơ Nguyễn Trãi:

“Cỏ xanh như khói bến xuân tươi

Lại có mưa xuân nước vỗ trời”

Hay đây là hình ảnh mùa xuân ở một sườn đồi trong thơ Hàn Mặc Tử:

“Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”

Và đây là cảnh trẩy hội đông vui tưng bừng náo nhiệt:

“Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm”

Biết bao “tài tử giai nhân”, “dập dìu” vai sánh vai, chân nối chân theo nhịp bước dòng người cứ tập nập, ngựa xe cứ cuồn cuộn, áo quần đẹp đẽ tươi thắm sắc màu. Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi hình ảnh đoàn người du xuân nhộn nhịp ríu rít vui tươi như chim oanh chim én. Nhưng đẹp nhất và lộng lẫy nhất vẫn là những nam thanh nữ tú, họ là hồn của bức tranh xuân. Không khí lễ hội được đại thi hào của chúng ta miêu tả rất tỉ mỉ cụ thể. Đó là một nét đẹp văn hóa lâu đời của người phương Đông. Đồng thời cũng thể hiện cái “phong lưu” của chị em Thúy Kiều.

Trời đã về chiều, mặt trời đã gác núi:

“Tà tà, bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dan tay ra về”

Nhịp thơ chậm rãi như bước chân nhè nhẹ như nỗi lòng man mác lưu luyến của con người khi hội đã tan. Cảnh vẫn thanh vẫn nhẹ nhưng tất cả đều chuyển động từ từ. Mặt trời ngả bóng dần về tây bước chân của con người thì “thơ thẩn”, dòng nước uốn lượn nhẹ nhàng. Nhưng không còn cái không khí rộn ràng của lễ hội nữa. Cái “nao nao” của dòng nước hay chính cái bâng khuâng xao xuyến của dòng người. Rõ ràng cảnh mùa xuân vào lúc xế chiều đã nhuốm màu tâm trạng. Đại thi hào hình như đang dự báo linh cảm một điều sắp xảy ra rồi sẽ xảy ra. Chỉ ít phút nữa thôi Kiều sẽ gặp mộ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh hào hoa Kim Trọng.

Bằng tài năng quan sát tinh tế, bằng sự nhạy cảm của một tâm hồn thơ, cách sử dụng từ ngữ hình ảnh sinh động, Nguyễn Du đã hết lòng tâm huyết vẽ nên bức tranh về mùa xuân thật đẹp, có hồn và độc đáo. Chính tình yêu thiên nhiên đất nước con người đã tạo nên nguồn cảm hứng để ông say sưa với đời, lưu giữ trong kho tàng thi ca Việt Nam một bức tranh mùa xuân thật đặc biệt.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK