Tại sao cần đánh giá lại vua Chiêu Thống?
Tháng 12 năm 1924, trên tạp chí Nam Phong số 90, phần Hán Văn có khởi đầu một biên khảo đăng 5 kỳ [chấm dứt ở Nam Phong số 95, 1925] nhan đề Tang Thương Lệ Sử [桑滄淚史] do Hàm Giang Ðinh Lệnh Uy [邯江丁令威] biên soạn, Sở Cuồng Lê Dư viết tựa. Ðây là một tập tài liệu khá đầy đủ viết về cuộc đời và thân phận lưu vong của vua Chiêu Thống mặc dầu chủ yếu vẫn dựa theo tài liệu triều Nguyễn và Hoàng Lê Nhất Thống Chí.
Hai mươi năm sau, một tác phẩm khác bằng quốc ngữ nhan đề Bánh Xe Khứ Quốc do Phan Trần Chúc soạn, được nhà xuất bản Ðời Mới ấn hành ở Hà Nội[4]. Tuy chưa phải là những tài liệu biên khảo qui mô, hai tác phẩm này cũng nói lên phần nào cảnh ngộ bi phẫn của một ông vua vong quốc mà hoàn cảnh trớ trêu đã trở thành miệng tiếng của người sau.
Lê Duy Kỳ sinh ra và lớn lên phải chịu những lưỡi gươm treo lơ lửng trên đầu trong nhiều năm. Ông không phải là một hoàng tôn sống trong nhung lụa mà là một trẻ mồ côi đầy bất hạnh, sống chết trong tay người, có thể táng mạng vì một lý do thật nhỏ nhặt. Ông chìm vào quên lãng và chỉ được lôi ra từ nhà ngục vì một duyên may khi kẻ thù của gia đình ông [họ Trịnh] đang tan rã nên các phen phái tranh giành cần một biểu tượng cho hoàng gia. Thành thử khi nắm quyền nếu quả ông có một chút khắc bạc hơn bình thường cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên. Ðó là lý do sâu xa khi ông ra lệnh đốt và phá huỷ một số cung điện của chúa Trịnh mà Hoa Bằng cho rằng “nhỏ nhen hẹp hòi”[5] hay mối căm tức ngấm ngầm khi thấy anh em Tây Sơn cũng lại đi vào con đường lấn lướt của một thứ chúa mới.[6]
Trong suốt cuộc đời 28 năm, Lê Duy Kỳ hầu như chỉ được làm vua trên danh nghĩa, luôn luôn bị những thế lực khác cầm quyền thay. Mà thời gian ông còn được gọi là vua ấy cũng rất ngắn bao gồm ba giai đoạn:
Giai đoạn I: (21 tuổi) Từ khi lên ngôi tháng Bảy năm Bính Ngọ (1786) đến lúc xuất bôn tháng Chạp năm Ðinh Mùi (1787) tính ra khoảng 16 tháng trong một thời kỳ rối mù, loạn lạc khắp nơi.
Giai đoạn II: (22 tuổi) Từ tháng Chạp năm Ðinh Mùi (1787) đến tháng Một năm Mậu Thân (1788), trong khoảng một năm ông bôn ba chạy từ nơi này sang nơi khác qua lại không dưới mười chỗ ở khác nhau, nhiều lần thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Tuy danh nghĩa là vua nhưng nhiều kẻ lại coi ông là một món hàng, để lợi dụng cũng như để buôn bán.
Giai đoạn III: (23 tuổi) Từ cuối tháng Một năm Mậu Thân (1788) đến đầu tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789), khoảng chừng 1 tháng trong vai bù nhìn, dưới quyền bảo hộ của quân Thanh.
Khi Tôn Sĩ Nghị bại trận, ông chạy theo sang Trung Hoa, chấm dứt sự nghiệp làm vua để sống nhờ nơi đất khách từ tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789) đến tháng Mười năm Quí Sửu (1793) khi ông qua đời (từ năm 23-27 tuổi). Những năm làm vua đã khốn khổ, đến lúc xuất bôn – dù ở trong nước hay ở ngoài nước – thì cũng chỉ toàn những cảnh ngộ éo le, đầy nước mắt.
Ðánh giá kỹ, cuộc đời ông chỉ được hơn hai năm gọi là yên ổn – từ tháng Giêng năm Cảnh Hưng 44 (Quí Mão, 1783) khi được thả ra khỏi ngục sống bên cạnh ông nội là vua Hiển Tông trong vai hoàng thái tôn để chuẩn bị nối ngôi thay người cha bất hạnh là thái tử Duy Vĩ. Dù ngôi vua của nhà Lê chỉ là hư vị và luôn luôn bị đe dọa bởi phủ Chúa, ông sống tương đối yên lành đến khi quân Tây Sơn ra Bắc diệt họ Trịnh năm Bính Ngọ (1786) tất cả chừng 2 năm rưỡi. Có lẽ đây là thời gian duy nhất ông được học hành, dạy bảo lễ nghi để chuẩn bị đóng giữ vai quốc trưởng. Số thơ văn ít ỏi ông để lại và hành trạng làm vua cho thấy tư chất ông không đến nỗi tầm thường.
Cũng trong thời gian này, ông lập gia thất với bà Nguyễn Thị Kim[7], hơn ông một tuổi, dường như là cháu họ của mẹ ông, người vẫn bị sử sách gọi là thái hậu với nhiều ác ý. Hai người vừa có được con trai đầu lòng [đặt tên Lê Duy Thuyên] thì một lần nữa kinh đô bị xâm phạm nên tan tác chồng một nơi, vợ một nẻo.
Những đề cập về Lê Duy Kỳ trong sách vở đều cho rằng ông hèn yếu, kém khả năng tưởng như khi làm vua ông vẫn được hành động hoàn toàn tự do theo chủ kiến và ý thích riêng của mình. Thực tế cho thấy mỗi quyết định, mỗi biến chuyển đều có những nguyên nhân rất xa không dễ dàng phát hiện. Cuộc đời vua Chiêu Thống – cũng như chiếc ngai vàng của nhà Lê những năm sau cùng – chỉ là một chiếc lá giữa dòng, mặc cho nước cuốn tới đâu thì cuốn, không thể nào cưỡng lại được.
Ðể nhận định về vua Chiêu Thống cho được công bằng, chúng ta cần nhìn lại con người trong thời buổi mà ông sống, không thể chỉ dựa vào yêu ghét qua “tin đồn”. Ông chỉ là một con chim trong lồng, một bóng mờ chính trị, một người bị rơi vào giữa một đám đông xô đẩy, mọi vấn đề đều do những sắp xếp ngoài tầm tay. Ngay cả những chi tiết mà người tôn phù nhà Lê thuật lại lắm khi cũng chỉ là “ảo giác chính trị” khi thất thế.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK