Ôn tập về hình học

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Ôn tập về hình học

Bài 1 trang 173: Quan sát hình trên, hãy chỉ ra

a) Các cạnh song song với nhau;

b) Các cạnh vuông góc với nhau.

Hướng dẫn giải:

  • Quan sát hình vẽ để tìm các cạnh vuông góc với nhau, các cạnh song song với nhau.

a) Cạnh AB và cạnh DC song song với nhau

b) Cạnh AB và Cạnh AD vuông góc với nhau.

   Cạnh AD và Cạnh DC vuông góc với nhau.

Bài 2 trang 173: Hãy vẽ một hình vuông có cạnh dài 3cm. Tính chu vi và diện tích hình vuông đó.

Hướng dẫn giải:

  • Dùng thước kẻ và ê kê để vẽ hình vuông cạnh 3cm.
  • Chu vi = cạnh x 4
  • Diện tích = cạnh x cạnh.

Cách giải :

Vẽ hình vuông theo các bước sau :

Vẽ đoạn thẳng DC = 3cm.

Vẽ đường thẳng vuông góc DC tại D và đường thẳng vuông góc với DC tại C.

Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3cm; CB = 3cm.

Nối A với B ta được hình vuông ABCD có cạnh bằng 3cm.

Chu vi hình vuông ABCD là:

             3 x 4 = 12 (cm)

Diện tích hình vuông ABCD là:

            3 x 3 = 9 (m2)

Bài 3 trang 173: Đúng ghi Đ, sai ghi S.

a) Chu vi hình 1 bằng chu vi hình 2.

b) Diện tích hình 1 bằng diện tích hình 2.

c) Diện tích hình 2 lớn hơn diện tích hình 1.

d) Chu vi hình 1 lớn hơn chu vi hình 2.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng các công thức :

  • Chu vi hình chữ nhật = (chiều dài + chiều rộng) x 2.
  • Diện tích hình chữ nhật = chiều dài x chiều rộng.
  • Chu vi hình vuông = cạnh x 4
  • Diện tích hình vuông = cạnh x cạnh.

Cách giải :

Ta có :

Chu vi hình 1 là :        (4 + 3) x 2 = 14 (cm)

Diện tích hình 1 là :     4 x 3 = 12 (m2)

Chu vi hình 2 là :        3 x 4 = 12 (cm)

Diện tích hình 2 là :    3 x 3 = 9 (cm2)

Vậy câu a, b, c là sai, ta ghi S vào ô trống;  câu d) là đúng, ta ghi Đ vào ô trống.

Bài 4 trang 173: Để lát một phòng hình chữ nhật, người ta dùng loại gạch men hình vuông có cạnh 20cm. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát kín nền phòng học đó, biết rằng nền phòng học có chiều rộng 5m, chiều dài 8m và phần mạch vữa không đáng kể ?

Hướng dẫn giải:

  • Tính diện tích phòng học hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng, sau đó đổi diện tích sang đơn vị đo là đề-xi-mét vuông.
  • Tính diện tích viên gạch ta lấy cạnh nhân với cạnh.
  • Tính số viên gạch cần dùng ta lấy diện tích phòng học (với đơn vị đo là đề-xi-mét vuông) chia cho diện tích một viên gạch.

Bài giải

Diện tích nền phòng học là:

            8 x 5 = 40 (m2)

            40m2 = 400 000cm2

Diện tích của viên gạch men là:

            20 x 20 = 400 (cm2)

Số viên gạch cần dùng là:

           400 000 : 400 = 1000 (viên)

                              Đáp số: 1000 viên gạch.

1.2. Ôn tập về hình học (tiếp theo)

Bài 1 trang 174: Quan sát hình bên, hãy chỉ ra

a) Đoạn thẳng song song với AB;

b) Đoạn thẳng vuông góc với BC;

Hướng dẫn giải:

  • Quan sát hình vẽ để tìm các đoạn thẳng vuông góc với nhau, các đoạn thẳng song song với nhau.

a) Đoạn thẳng DE song song với AB.

b) Đoạn thẳng CD vuông góc với BC.

Bài 2 trang 174: 

Hình vuông ABCD và hình chữ nhật MNPQ có cùng diện tích. Hãy chọn số đo chỉ đúng chiều dài của hình chữ nhật

a) 64cm ;                     b) 32cm ;                    c) 16cm ;                     d) 12cm.

Hướng dẫn giải:

  • Diện tích hình vuông = cạnh x cạnh.
  • Hình vuông ABCD và hình chữ nhật MNPQ có cùng diện tích nên ta có diện tích hình chữ nhật MNPQ.
  • Chiều dài hình chữ nhật = diện tích : chiều rộng.

Cách giải :

Diện tích hình vuông ABCD là :

                   8 x 8 = 64 (cm2)

Hình vuông ABCD và hình chữ nhật MNPQ có cùng diện tích nên diện tích hình chữ nhật MNPQ là 64cm2.

Chiều dài của hình chữ nhật MNPQ là:

                  64 : 4 = 16 (cm)

Vậy đáp án đúng là c.

Bài 3 trang 174: Hãy vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 4cm. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó.

Hướng dẫn giải:

  • Chu vi hình chữ nhật = (chiều dài + chiều rộng) x 2.
  • Diện tích hình chữ nhật = chiều dài x chiều rộng.

Cách giải :

Vẽ hình chữ nhật theo các bước sau :

  • Vẽ đoạn thẳng DC = 5cm.
  • Vẽ đoạn thẳng vuông góc với DC tại D, trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 4cm.
  • Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C. Trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng CB = 4cm.
  • Nối A và B ta được hình chữ nhật ABCD có chiều dài 5cm, chiều rộng 4cm.

Chu vi hình chữ nhật ABCD là:

                (5 + 4) x 2 = 18 (cm)

Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

                5 x 4 = 20 (cm2)

Bài 4 trang 174: Cho hình H tạo bởi hình bình hành ABCD và hình chữ nhật BEGC như hình vẽ bên. Tính diện tích hình H.

Hướng dẫn giải:

  • Diện tích hình bình hành = độ dài đáy x chiều cao.
  • Diện tích hình chữ nhật = chiều dài x chiều rộng.
  • Diện tích hình H = diện tích hình bình hành ABCD + diện tích hình chữ nhật BEGC.

Cách giải :

Hình H gồm hình bình hành ABCD và hình chữ nhật BEGC.

Ta có BEGC là hình chữ nhật nên BC = GE = 4cm.

Diện tích hình bình hành ABCD là:

               4 x 3 = 12 (cm2)

Diện tích hình chữ nhật BEGC là:

               4 x 3 = 12 (cm2)

Diện tích hình H là:

              12 + 12 = 24 (cm2)

Hỏi đáp Ôn tập về hình học

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Bạn có biết?

Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK