Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Tấm Cám Kiến thức cơ bản cần biết về truyện cổ tích Tấm Cám

Kiến thức cơ bản cần biết về truyện cổ tích Tấm Cám

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1. Các tiểu loại của truyện cổ tích
- Có ba tiểu loại:
+ Cổ tích thần kì
+ Cổ tích loài vật
+ Cổ tích sinh hoạt
2.            Khái niệm “cổ tích thần kì"
-              Là loại truyện cổ tích có sự tham gia của các yếu tố thần kì (tiên, bụt. sự biến hóa, thần kì,...).
-              Thể hiện ước mơ tha thiết của người dân lao động về hạnh phúc gia đình, lẽ công bằng xã hội và khả năng phi thường của con người,...
3.            Kể tên các yếu tố, nhân vật thần kì trong “Tấm Cám”
-                Bụt.
-              Con bống (biết nghe lời người).
-              Con gà (biết nói).
-              Chim sẻ (nhặt thóc).
-              Con ngựa (tí hon thành ngựa thật).
-              Con voi (không chịu đi chỗ giày Tấm rơi).
-              Chim Vàng anh (nghe được tiếng nói vua).
-              Hai cây xoan đào (nghiêng cành che bóng cho vua).
-              Khung cửi (biết nói tiếng người).
-              Quả thị (biết biến thành người).
4.            Hình thức ngôn ngữ đặc trưng của văn bản
-              Ngôn ngữ của văn bản là ngôn ngữ tự sự, kể chuyện bằng văn xuôi nhưng xen lẫn nhiều đoạn bằng thơ hoặc câu nói có vần điệu.
-              Những đoạn bằng thơ bao gồm:
+ Lời của Bụt dặn Tấm: “Bống bống bang bang..."
+ Lời của Vàng anh: "Phơi áo chồng tao..."
+ Lời của khung cửi: "Cót ca cót két..."
- Những đoạn bằng lời văn có nhịp điệu, mang tính đối và giàu chất thơ, bao gồm:
+ Lời của Cám: "Chị Tấm ơi, chị Tấm!...”.
+ Lời con gà: “Cục ta cục tác.
+ Lời Bụt dặn Tấm: "Rặt rặt xuống nhặt cho tao...".
+ Lời mụ dì ghẻ:"... Chuông khánh còn chả ăn ai...’’.
+ Lời vua: “Vàng ảnh Vàng anh...’’.
+ Lời bà lão hàng nước: ”... bà đem bà ngửi...”.
-              Con người, đồ vật, loài vật đều biết nói tiếng người. Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nhân cách hóa độc đáo.
-              Nhờ cách vận dụng ngôn ngữ linh hoạt này nên vãn bản rất có sức hấp dẫn người đọc.
5.            Bố cục
Văn bản có thổ được chia làm ba đoạn:
-              Đoạn một: Từ đầu đến ”... không phải làm việc nặng”: giới thiệu hoàn cảnh khổ cực của Tấm.
-              Đoạn hai: Tiếp đó đến ”... hằn học của mẹ con Cám”: sự đày ải của mẹ con Cám và sự giúp đỡ của Bụt dành cho Tấm.
-              Đoạn ba: Phần còn lại: những hành động độc ác của Cám và sự hóa thân của Tấm.
6.            Xung đột
-              Xung đột được xoay quanh ba nhân vật mẹ Cám, Cám và Tấm. Cụ thể là mẹ Cám và Tấm, Cám và Tấm.
-              Biểu hiện: + Mẹ Cám chặt cây giết Tấm.
+ Mẹ Cám xui Cám làm điều xấu với Tấm (giết Vàng anh, chặt cây xoan đào,...)
-              Bản chất của xung đột: + Sự tranh giành quyền lợi về vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình và xã hội.
+ Thói xấu xa, ích kỉ, độc ác của con người.
7.            Các sự kiện chính của cốt truyện
-              Cái yếm đỏ.
-              Con cá bống.
-              Tấm đi xem hội - thử giày.
-              Cái chết của Tấm.
-              Chim Vàng anh.
-              Cây xoan đào và cái khung cửi.
-              Bà hàng nước và quả thị.
8.            Đặc điểm cốt truyện của Tấm Cám
-              Cốt truyện phát triển dựa trên sự kết nối của nhiều sự kiện.
-              Mỗi sự kiện là một xung đột gay cấn, mang tính chất thử thách ý chí, nghị lực, đạo đức của con người.
-              Do sự liên kết giữa các sự việc là không thật chặt chẽ nên ta có thể bó một sự việc nào đó (chẳng hạn sự việc chim Vàng anh) thì cốt truyện vẫn không bị ảnh hưởng.
9.            Vai trò của các nhân vật Bụt, nhà vua, bà hàng nước
-              Đây là những nhân vật phụ của tác phẩm. Họ có vai trò khá quan trọng, bổ trợ cho sự phát triển của cốt truyện.
-              Bụt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra đột biến trong cuộc đời Tấm. Nếu không có Bụt thì Tấm không thể vượt qua những thử thách cay nghiệt mà dì ghẻ đưa ra và Tấm cũng sẽ chẳng thể nào gặp được vua. Tuy nhiên, Bụt chỉ xuất hiện ở giai đoạn đầu khi Tấm còn là một cô bé; ở giai đoạn sau, Bụt không xuất hiện, Tấm phải tự mình đương đầu với mọi trở lực và vượt qua chúng.
-              Trong tác phẩm, vua, bà lão hàng nước là những người tốt, thủy chung.
10.          Nhân vật Tấm
a.            Bản tính
-              Con người lao động cần cù, nhẫn nại, hiếu thảo và có phần bị động trong cuộc sống.
b.            Tâm lí
-              Tâm lí của Tấm diễn biến từ đau khổ, khóc than bị động đến chủ động chống chọi lại mọi bất công, áp lực đối với quyền sống hạnh phúc của mình.
c.             Lí do từ quả thị bước ra, Tấm không trở lại làm hoàng hậu ngay:
-              Vì tác giả dân gian muốn làm phép thử với tình cảm nhà vua.
-              Chi tiết “miếng trầu cánh phượng” có ý nghĩa:
+ Cuộc sống của Tấm lúc này là một con người bình thường, nhờ miếng trầu têm cánh phượng mà vua tìm lại được vợ mình.
+ Chi tiết miếng trầu này cho thấy tình cảm sâu đậm của nhà vua đối với Tấm và đồng thời nó cũng cho thấy nét văn hóa của người Việt (tục ăn trầu, dạm hỏi,...).
d.            Ý nghĩa quá trình biến hóa của Tấm
-              Nó cho thấy sức sống quật cường của Tấm.
-              Qua quá trình biến hóa, Tấm trở nên xinh đẹp và hạnh phúc hon.
-              Sự chiến thắng để trở lại làm người của Tấm và cái chết của Cám là sự khẳng định cải thiện sẽ chiến thắng cái ác, cái tốt đẹp sẽ luôn tồn tại trên cõi đời.
e.            Một số hình thức biến hóa tương tự như Tấm trong các truyện cổ tích
-              Sọ Dừa: Nhân vật có hình dạng như cục thịt, biết lăn tròn biến thành chàng trai tuấn tú
-              Lấy vợ cóc. Cô gái xinh đẹp từ bộ da cóc bước ra.
-              Tú Uyên - Giáng Kiều: Từ trong tranh, nhân vật bước ra...
11.          Viết tiếp Tấm Cám với cốt truyện của truyện cổ tích thần kì (Bắt đầu từ chi tiết: Tàm trở về sống hạnh phúc bên cạnh nhà vua)
-              Mẹ con Cám lại tiếp tục những âm mưu độc ác hòng giết Tấm để cho Cám hạnh phúc.
-              Tấm dũng cảm chống trả để bảo vệ quyền lợi, hạnh phúc của mình.
-Trải qua bao gian khổ, Tấm lại đoàn tụ với vua.
-Tấm tiêu diệt Cám đế trừng trị kẻ xấu.
12.          Nhân vật người dì ghẻ
-              Dì ghẻ của Tấm là người đáng ghét:
+ Mụ ta là hiện thân của thói xấu, của sự vô đạo đức,...
+ Mụ hành hạ Tấm, không cho Tấm được hưởng cuộc sống bình đẳng với con mình (bắt Tấm nhặt thóc).
+ Mụ trực tiếp giết Tấm để Cám được thay thế vị trí của Tấm.
+ Mụ bày kế cho con mình hãm hại Tấm.
-              Không phải bất kì dì ghẻ nào ngoài đời cũng xấu. Mụ dì ghẻ của Tấm xấu không phải vì mụ là dì ghẻ mà là một con người xấu. Cho dù không phải là dì ghẻ thì mụ vẫn cứ là người xấu.
14.          Bài học cuối cùng của thiên truyện
-              Quyết tâm phấn đấu vươn lên con người sẽ tìm được hạnh phúc.
-              Chân lí: Thiện sẽ thắng ác trên đời.
15. Các đặc trưng của truyện cổ tích thần kì trong Tấm Cám
-              Nhân vật thần kì: Bụt, Tấm, chim Vàng anh.
-              Vật thần kì: xương cá bống.
-              Kết cấu cốt truyện thần kì: nạn nhân trải qua nhiều hoạn nạn, cuối cùng tìm được hạnh phúc.

Xem thêm >>> Phân tích truyện cổ tích "Tấm Cám"

Mong rằng những kiến thức cơ bản này sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập, vận dụng của bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK