Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám

Truyện “Tấm Cám” là một truyện cổ tích thần kì rất quen thuộc trong nhân dân ta. Nhiều nước bên Tây, bên Đông Nam Á cũng có những truyện kể tương tự như truyện “Tấm Cám”

Tấm hiền lành. Mụ dì ghẻ và cô em gái mình hành hạ đủ điều mà không hề oán trách. Đi bắt cua, Tấm bắt được nhiều, Cám bắt được ít. Cám lừa cho Tấm hụp xuống sông để trộm tôm tép. Bà dì ghẻ bảo Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, Tấm cũng vâng lời. Người ta đi hội vui vẻ, Tấm phải ở nhà nhặt thóc, Tấm cũng không dám oán trách, ... Tấm không có mưu mô thủ đoạn, không cãi cọ gây chuyện với ai, yên lòng với số phận hẩm hiu tội nghiệp của mình. Tấm hiền lành như thế. Tấm luôn luôn bị khinh thường, hành hạ, nhưng lại được Bụt, được Tiên giúp đỡ. Bụt bày cho Tấm nuôi con bống để cho đời Tấm đỡ cô quạnh. Bống chết, Bụt bày cho Tấm chôn xương nó vào hũ, để sau này xương biến thành quần áo, giày dép để cho Tấm mặcđi hội. Tấm bị chết. Bụt lại hoá phép cho Tấm thành chim, thành cây. Tấm còn được hoá thành quả thị thơm tho, thành cô gái quê biết tem trầu cánh phượng, nghĩa là cũng thành quả quý, người đẹp. Dù ở hoàn cảnh nào, dù mang lốt người hay lốt chim, lốt cây, Tấm cũng vẫn có đức tính là hiền lành, tốt nết. Tại sao Phật, Bụt lại cho Tấm biến hoá thành nhiều kiếp như vậy? Cách biến hoá ấy chỉ cốt nói lên một điều: cái tốt không bao giờ mất đi cả. Bị ngăn trở, bị hãm hại đến đâu, cái tốt vẫn tồn tại. Cô Tấm bị giết nhưng cô không chết! Tạm thời cô chỉ phải đổi lốt mà thôi. Chim vẫn nói được tiếng nói của Tấm. Cây xoan đào thành khung cửi, vẫn phát ra lời của Tấm. Tấm vẫn sống, vẫn chứng kiến mọi việc xảy ra xung quanh mình, vẫn thấy cái ác cái xấu của Cám và đã báo trước những lời trừng phạt. Sức sống của Tấm là như thế. Sức sống ấy tồn tại mãi mãi. Dù mẹ con Cấm có tốn bao nhiêu công sức, có tìm hết cách để tiêu diệt sức sống ấy thì cũng không thể diệt được. Sự sống luôn luôn biến hoá: lúc là người, lúc là chim, lúc là cây, lúc là quả, lúc là đồ vật. Dù mang hình thức gì đi nữa thì vẫn là nàng Tấm xinh đẹp, nết na trường tồn, bất diệt.
 
Người ác trong truyện này là hai mẹ con Cám. Cái xấu của Cám là ở bản tính lừa gạt. Cám lừa chị Tấm để trút hết tôm tép, chạy về nhà trước, chỉcốt được lợi cho mình, mặc cho cô chị khốn khổ mang giỏ không về nhà, chịu sự đánh đập nhiếc móc của bà dì ghẻ. Sau hành động ấy, Cám trởthành cô bé nghe theo mẹ mà lao vào những tội ác. Không nghĩ ra được những mưu mẹo, nhưng đã thực hành những mưu mẹo ấy thì cũng đáng giận, đáng ghét rồi. Bà mẹ Cám thì thật là gian ác và tai ngược. Bà ta cố tìm cách hại Tấm, hết cách này sang cách khác. Ta có cảm tưởng bà ta đứng sẵn đâu đó, hễ thấy Tấm ló đầu ra là để hành hạ, để không cho Tấm được xuất hiện giây phút nào trong cuộc sống nữa. Lừa cho Tấm đi chăn trâu xa để mẹ con ở nhà ăn thịt bống. Bắt tấm nhặt thóc lẫn với gạo để giam Tấm lại trong nhà. Xui Tấm trèo cau để chặt cây cho Tấm ngã. Cho con gái mặc quần áo giả dạng Tấm để lừa hoàng tử. Rồi lại xui làm thịt chim vàng anh, xui chặt cây xoan đào, xui đốt khung cửi cốt làm cho Tấm phải hết đường tái sinh. Mụ ta là hiện thân của cái ác, cái ác đội lốt người. Tại sao bà ta ác như vậy? Một phần, vì bà ta là dì ghẻ. Ca dao có câu:

“Mấy đời bánh đúc có xương
 Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”?

Bà ta muốn cho con mình sung sướng để được sướng lây. Bà ta không biết rằng làm như thế chỉ đẩy cô Cám vào cảnh khổ. Cám tuy được hưởng nhiều thứ của Tấm, nhưng lúc nào cũng bị tiếng nguyền rủa dội vào tai. Đó là một hình phạt đối với Cám. Cuối cùng Cám chết và mẹ Cám cũng chết theo. Trời, Bụt đã trừng phạt mẹ con họ. Tấm chỉ chết tạm thời, chỉ là một sự hoá thân, chết mà vẫn sống. Còn mẹ con Cám thì chết vĩnh viễn, chết mãi mãi, chết trong sự khinh ghét của chúng ta, của mọi người.
 
Truyện cổ tích “Tấm Cám” còn hay ở chỗ: trong truyện, cuộc sống của đất nước Việt Nam ta được hiện lên rất sinh động. Trong truyện có cảnh mò cua bắt ốc, cảnh chăn trâu, có quán nước bán hàng, có những hội hè đình đám, có đám giỗ cha, có cơi trầu mời khách. Thật là một đất nước có nhiều phong tục đẹp. Không một truyện cổ tích nào có nhiều hiện tượng phong tục phong phú như truyện này. Các loài vật, các cây cỏ, các dụng cụ đều được đưa vào trong truyện. Có con cá nhỏ bé hiền lành như con cá bống, có con chim nhảy nhót như chim vàng anh. Có con chim sẻ nhặt thóc, có khung cửi kẽo cà kẽo kẹt, có ông hoàng tử khi ở trong cung sang trọng, khi ra ngồi quán nước với bà lão bình dân... Thật là rất Việt Nam. Cả một đất nước hiền lành, đủ cả con người, cả chốn cung đình, cả nơi thôn dã, cùngvới bao nhiêu sắc màu, cảnh vật thiên nhiên. Học truyện “Tấm Cám”, nên biết điều đó, cũng như phải nhớ ý nghĩa của truyện là: “ở hiền gặp lành”.
 
Truyện “Tấm Cám” còn có một điều hay nữa mà rất nhiều truyện cổ tích không có hoặc có rất ít. Đó là khi kể chuyện, người ta dẫn thêm những câu ca, câu hát. Đấy là một đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam. Những lời vần vè gây một không khí sinh động cho câu chuyện thêm phần đằm thắm. Hãy đọc lại những câu rất vui như của gà: “Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta bới xương cho”. Hoặc những câu rất cảm động như: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào tay áo”. Cái hồn cổ tích, cái chất Việt Nam nằm trong những câu ca, điệu nói ấy.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK