Trang chủ Lớp 5 Tiếng việt Lớp 5 SGK Cũ Chủ điểm: Người công dân Tuần 19 - Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài) - Tiếng Việt 5

Tuần 19 - Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài) - Tiếng Việt 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 14, sgk Tiếng Việt 5): Đọc hai đoạn kết bài dưới đây và cho biết cách kết bài ở hai đoạn này có gì khác nhau:

a)  Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi. (Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.)

b)  Nhìn bác Tư cần mẫn cày ruộng giữa buổi trưa hè nắng gắt, em rất cảm phục bác. Em cũng hiểu thêm điều này: có được hạt gạo nuôi tất cả chúng ta là nhờ có công sức lao động vất vả của những người nông dân như bác Tư. (Đề bài: Tả một bác nông dân đang cày ruộng.)

Gợi ý:

  • Đoạn kết bài a kết bài theo kiểu không mở rộng: Tiếp nối lời tả về bà. Nhấn mạnh tình cảm với người được tả.
  • Đoạn kết bài b theo kiểu mở rộng: Sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của người nông dân đối với xã hội.

Câu 2 (trang 14, sgk Tiếng Việt 5): Hãy viết hai đoạn kết bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn ở bài tập 2, tiết luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài).

Gợi ý:

  • Kết bài không mở rộng: (Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn gần nhà)
    • Em rất yêu quý Hân. Mong rằng tình bạn của chúng em mãi bền vững như thế này.
  • Kết bài mở rộng: (Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà)
    • Thấy được những hành động, lời nói và hiểu được những suy nghĩ của Hân em lại thầm cảm phục và yêu quý bạn nhiều hơn. Người ta nói bạn bè là một trong năm người thầy đáng quý của mình, em ngẫm nghĩ em càng thấy đúng. Từ ngày chơi với Hân, em không chỉ có thêm một người bạn tốt mà còn có thêm một tấm gương để em nhìn vào đó mà rèn luyện và cố gắng nhiều hơn nữa. Mỗi ngày em luôn tự nhủ phải cùng với Hân chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi, mai này sẽ là người công dân có ích cho xã hội.
  • Thông qua bài giảng Tập làm văn: Luyện tập tả người, các em cần nắm được:
    • Nhận diện được có hai cách dựng đoạn kết bài.
    • Biết dựng đoạn kết bài cho một bài văn miêu tả người.
  • Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK