Trang chủ Lớp 5 Tiếng việt Lớp 5 SGK Cũ Chủ điểm: Người công dân Tuần 19 - Tập làm văn: Luyện tập tả người - Tiếng Việt 5

Tuần 19 - Tập làm văn: Luyện tập tả người - Tiếng Việt 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 12, sgk Tiếng Việt 5): Dưới đây là hai đoạn mở đầu bài văn tả người. Theo em, cách mở bài ở hai đoạn này có gì khác nhau?

a) Nếu có ai hỏi rằng "Em yêu ai nhất ?" thì không cần suy nghĩ, em có thể trà lời ngay : "Em yêu bà nhất" (Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.)

b) Lần về quê nội vừa qua, một buổi sáng, em chạy ra cánh đồng làng. Nơi ấy vòm trời cao vời vợi, không khí thoáng đãng, mùi lúa chín vẫn còn thoang thoảng, những chú trâu đang thong thả gặm cỏ; tất cả đều hấp dẫn em đến kì lạ. Phía trước, em thấy một bác nông dân đang cày ruộng. Em chợt nhận ra đó là bác Tư, người lối xóm nội em. (Đề bài: Tả một bác nông dân đang cày ruộng.)

-  Lối xóm (tiếng Nam Bộ): hàng xóm.

-  Nội (tiếng Nam Bộ): ông nội, bà nội.

Gợi ý:

  • Đoạn mở đầu a mở bài theo cách trực tiếp: giới thiệu trực tiếp người định tả (là người bà trong gia đình).
  • Đoạn mở đầu b mở bài theo cách gián tiếp giới thiệu hoàn cảnh sau đó mới giới thiệu người định tả (bác nông dân cày ruộng). 

Câu 2 (trang 12, sgk Tiếng Việt 5): Hãy viết hai đoạn mở bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn dưới đây:

a)  Tả một người thân trong gia đình em.

b)  Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.

c)   Tả một ca sĩ đang biểu diễn.

d)  Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

Gợi ý:

  • Đối với một bài văn miêu tả, có hai kiểu mở bài là:
    • Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp và người hay sự vật định tả.
    • Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vật định tả.
  • Thông qua bài giảng Tập làm văn: Luyện tập tả người, các em cần nắm được:
    • Nhận diện được có hai cách dựng đoạn mở bài.
    • Biết dựng đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả người.
  • Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK