Tuần 27 - Luyện từ và câu: Câu khiến - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Nhận xét

Câu 1. Câu in nghiêng dưới đây dùng làm gì?

Gióng nhìn mẹ, mở miệng, bật lên thành tiếng:

- Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!

THÁNH GIÓNG

Gợi ý:

  • Câu: "Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!" được dùng để thể hiện một yêu cầu của con đối với mẹ.

Câu 2. Cuối câu in nghiêng có dấu gì?

Gợi ý:

  • Cuối câu này có dấu chấm than.

Câu 3. Em hãy nói với bạn một câu để mượn quyển vở. Viết lại câu ấy.

Gợi ý:

  • Nam ơi, cho mình mượn cuốn vở tập Toán của bạn để mình chép lại mấy đề bài tập nhé!

1.2. Ghi nhớ

  • Câu khiến (câu cầu khiến) dùng để nêu yêu cầu, đề ngị, mong muốn, ... của người nói, người viết với người khác.
  • Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm.

1.3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Tìm câu khiến trong những đoạn trích sau:

a) Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ:

- Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!

LỌ NƯỚC THẦN

b) Một anh chiến xĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay nói nựng: "Có đau không, chú mình? Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!"

HÀ ĐÌNH CẨN

c) Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên mặt nước và nói:

- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!

SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

d) Ông lão nghe xong, bảo rằng:

- Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.

CÂY TRE TRĂM ĐỐT

Gợi ý:

a) Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!

b) Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé!

  • Đừng có nhảy lên boong tàu!

c) Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!

d) Con đi chặt đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.

Câu 2. Tìm 3 câu khiến trong SGK Tiếng Việt hoặc Toán của em

Gợi ý:

  • Em hãy viết kết bài mở rộng cho bài tả cây tre ở quê em.
  • Vào ngay! (trích từ Ga-vrốt ngoài chiến lũy)
  • Ngủ ngon a-kay ơi, ngủ ngon a-kay hỡi!

Câu 3. Hãy đặt một câu khiến để nói với bạn, với anh chị hoặc với cô giáo (thầy giáo)

Gợi ý:

  • Đừng để con mèo chạy ra ngoài!
  • Đóng cửa sổ lại đi em!
  • Thông qua bài học Luyện từ và câu: Cầu khiến, các em cần nắm được những nội dung chính sau:
    • Nắm được kiến thức về câu khiến.
    • Biết tìm câu khiến trong các đoạn văn.
    • Biết đặt câu khiến.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm 
    Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, đã đọc cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK