Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Lễ hội Tuần 28 - Tập đọc: Cùng vui chơi - Tiếng Việt 3

Tuần 28 - Tập đọc: Cùng vui chơi - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Cùng vui chơi

a. Luyện đọc

  • Đọc đúng các từ khó
    • nắng vàng, trải, xanh xanh, vòng quanh quanh, xem

b. Đọc - hiểu

  • Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
    • Quả cầu giấy: đồ chơi gồm một đế nhỏ hình tròn, trên mặt cắm lông chim hoặc một túm giấy mỏng, dùng để đá chuyền qua chuyền lại cho nhau.
  • Cách đọc:

Ngày đẹp lắm / bạn ơi/

Nắng vàng trải khắp nơi/

Chim ca trong bóng lá/

Ra sân / ta cùng chơi.//

Quả cầu giấy xanh xanh/

Qua chân tôi, / chân anh//

Bay lên / rồi lộn xuống/

Đi từng vòng quanh quanh.//

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Cùng vui chơi

Câu 1 (trang 85 sgk Tiếng Việt 3): Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh?

Gợi ý:

  • Bài thơ tả cảnh các bạn học sinh cùng chơi đá cầu.

Câu 2 (trang 85 sgk Tiếng Việt 3): Học sinh chơi vui và khéo léo như thế nào?

Gợi ý:

  • Học sinh chơi rất vui nên trong sân chơi có "tiếng cười xen tiếng hát" và họ chơi rất khéo léo:

Quả cầu giấy xanh xanh

Qua chân tôi, chân anh

Bay lên rồi lộn xuống

Đi từng vòng quanh quanh.

  • Với những bàn chân dẻo, họ đá liên tục làm cho quả cầu bay vòng quanh sân, từ chân này sang chân khác, không bị rơi xuống đất.

Câu 3 (trang 85 sgk Tiếng Việt 3): Vì sao nói "Chơi vui, học càng vui"?

Gợi ý: 

  • Nói chơi vui, học càng vui vì trò chơi giúp cho học sinh thêm nhanh nhẹn, khéo léo, làm tăng cường sức khoẻ và tinh thần thêm thoải mái. Chính nhờ vậy mà khi vào học các bạn càng phấn khởi, hăng say làm việc, học tập hơn.
  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Cùng vui chơi, các em cần nắm được:
    • Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng đọc diễn cảm.
    • Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
    • Nắm được những ý chính của bài: Các bạn học sinh chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khỏe người. Bài thơ khuyên học sinh chăm chơi thể thao để có sức khỏe, để vui chơi và học tốt hơn.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng 
    Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? cho tiết học tiếp theo.

 

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK