Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Lễ hội Tuần 25 - Tập đọc: Hội đua voi ở Tây Nguyên - Tiếng Việt 3

Tuần 25 - Tập đọc: Hội đua voi ở Tây Nguyên - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn đọc Hội đua voi ở Tây Nguyên

  • Luyện đọc: Man-gát, mù mịt, ghìm đà, huơ vòi,...
  • Chú ý các từ khó:
    • Trường đua: nơi diễn ra cuộc đua.
    • Chiêng: nhạc cụ bằng đồng, hình tròn, đánh bằng dùi, âm thanh vang dội.
    • Man-gát: người điều khiển voi (cách gọi của người đồng bào Tây Nguyên).
    • Cổ vũ: khuyến khích, động viên cho hăng hái hơn.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Hội đua voi ở Tây Nguyên

Câu 1 (SGK trang 61, Tiếng Việt 3): Tìm các chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua

Gợi ý: 

  • Các chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua:
  • Chọn sẵn đoạn đường đua tốt, phẳng lì, dài hơn trăm cây số, chiêng khua trống đánh vang lừng. Mười chú voi dàn hàng ngang ở nơi xuất phát, hai chàng man-gát ăn mặc đẹp đẽ ngồi sẵn trên voi với vẻ rất bình tĩnh.

Câu 2 (SGK trang 61, Tiếng Việt 3): Cuộc đua diễn ra thế nào?

Gợi ý:

  • Cuộc đua diễn ra như sau: Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên. Mười con voi lao đầu chạy như bay. Bụi cuốn mù mịt. Các chàng man-gát gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về đích.

Câu 3 (SGK trang 61, Tiếng Việt 3): Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?

Gợi ý: 

  • Cử chỉ ngộ nghĩnh, dễ thương của voi đua: các chú voi chạy tới đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào khán giả đang nhiệt liệt cổ vũ cho chúng.
  • Học xong bài Tập đọc: Hội đua voi ở Tây Nguyên, các em cần nắm:
    • Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng đọc diễn cảm. 
    • Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
    • Nắm được những ý chính của bài: Bài văn miêu tả lễ hội đua voi ở Tây Nguyên, qua đó cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học
    Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK