Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đông minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
(Hồ Chí Minh)
Điệp ngữ: "Một dân tộc đã gan góc"
→ Nhấn mạnh sự gan dạ, dũng cảm của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và nhấn mạnh quyền được hưởng tự do, độc lập của dân tộc ta.
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Thương em, thương em, thương em biết mấy
(Phạm Tiến Duật)
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
(Xuân Quỳnh)
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy.
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Đoàn Thị Điểm)
Đề bài: Tìm thêm các câu văn, câu thơ, ca dao...có điệp ngữ, chỉ rõ các dạng điệp ngữ và nêu tác dụng
Gợi ý làm bài
Ví dụ 1
Mai về Miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim, hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa, tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre, trung hiếu chốn này.
(Viễn Phương)
Ví dụ 2
"Dưới bóng tre xanh của ngàn xưa,thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang."
Ví dụ 3
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu, rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình, thủy chung
(Tố Hữu)
Để hiểu được khái niệm điệp ngữ, giá trị của điệp ngữ, cách sử dụng điệp ngữ, các em có thể tham khảo bài soạn Điệp ngữ.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK