→ “Tiếng gà trưa” đi vào cuộc chiến đấu cùng với người chiến sĩ, khắc sâu thêm tình cảm đối với quê hương, đất nước, với bà
→ Âm thanh bình dị, thân thuộc, gần gũi của cuộc sống.
⇒ Lập lại 3 lần. Dường như "tiếng gà tục tác" làm xao động, làm dịu bớt nắng trưa gay gắt, xua tan những mệt mỏi.
=> Đánh thức những kỷ niệm xa xưa, gọi về tuổi thơ của tác giả.
→ Hình ảnh gần gũi, thân quen của làng quê
→ Các động từ, tính từ gợi tả
⇒ Bà là người tần tảo, đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu.
=> Tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam giàu lòng nhân hậu, giàu đức hy sinh.
→ Tình cảm bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết.
⇒ Tuổi thơ êm đềm, ngọt ngào
→ Tình cảm gia đình đã hòa quyện với tình yêu đất nước trong trái tim người lính.
Đề bài: Nêu cảm nhận của em về bài "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh.
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
2. Thân bài
3. Kết bài
Bài văn mẫu
Mỗi người trong chúng ta ai cũng có quê hương, nơi ghi dấu bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. Tình cảm quê hương thường rất sâu kín trong tâm hồn mỗi người mà nhiều khi chỉ cần một sự việc bất ngờ, tình cảm ấy sẽ trỗi dậy mãnh liệt. "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh có lẽ được ra đời trong trường hợp như thế. Bài thơ khiến người đọc không thể quên.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Người chiến sĩ trên chặng đường hành quân đã dừng chân nghỉ ở một xóm nhỏ ven đường. Thật bất ngờ, đúng lúc ấy, người chiến sĩ bỗng nghe được một âm thanh quen thuộc:
“Cục… cục tác cục ta”
Tiếng gà nhảy ổ, âm thanh rất đỗi quen thuộc của làng quê, gợi lên trong lòng người chiến sĩ bao cảm giác, cảm xúc, đánh thức bao kỉ niệm trong lòng người chiến sĩ.
Trước hết kỉ niệm về đàn gà:
Này con gà mái tơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những từ này gợi lên hình ảnh đàn gà thân thuộc. Dường như người chiến sĩ đang hình dung trước mắt mình từng con gà mái vàng, mái mơ. Có lẽ đã bao nhiêu năm xa nhà, vẫn nhớ rõ những vật nuôi tầm thường ấy. Và có lẽ bởi đàn gà ấy gắn với hình ảnh người bà thân thương:
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Kỷ niệm về bà sao mà da diết!. Hình ảnh bà hiện lên tần tảo, vất vả, hết lòng lo toan, chắt chiu, dành dụm cho cháu. Món quà tuổi thơ “cái áo chúc bâu”, “cái quần chéo go” không phải là món quà đẹp, đắt tiền nhưng với cháu, đó là niềm vui lớn khi năm mới đến. Giờ đây sau nhiều năm đi xa, nhớ về món quà bình dị ấy, người cháu như nhớ về kỉ niệm đẹp đẽ đáng trân trọng nhất vì món quà ấy là tình thương yêu, là sự hy sinh thầm lặng mà mộc mạc của bà. Tôi thấy người bà trong bài thơ cũng giống như bao người bà, người mẹ Việt Nam khác, dịu hiền và cao đẹp biết bao!
Cứ tưởng, tiếng gà trưa chỉ đánh thức kỉ niệm. Nhưng thật bất ngờ và thú vị kỉ niệm ấy làm đẹp thêm những tình cảm với nhau một cách thật hợp lí: Tình yêu bà và tình yêu quê hương, Tổ quốc.
Ðoạn cuối của bài thơ gợi lên trong lòng người đọc những tình cảm thật cao đẹp, thiêng liêng:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
Xuân Quỳnh không phải là nhà thơ đầu tiên bộc lộ tình yêu gia đình, yêu quê hương, Tổ quốc. Trước Xuân Quỳnh hàng trăm năm, ca dao dân gian và văn học bác học đã rất thành công khi viết về những tình cảm ấy. Vậy mà, chúng ta vẫn rất thích đoạn thơ cuối này bởi cách thể hiện rất riêng của nữ sĩ. Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.
"Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh là một bài thơ dễ thương, dễ mến, bắt đầu bằng những điều bình dị nhưng lại đưa ta đến những tình cảm lớn lao, cao đẹp, nhỏ nhẹ và sâu lắng.
Bài thơ ''Tiếng gà trưa'' của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gợi những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. Để hiểu được nghệ thuật và nội dung của bài thơ, các em có thể tham khảo bài soạn văn tại đây: Bài soạn Tiếng gà trưa.
Bài thơ Tiếng gà trưa là sự gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu thắm thiết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng rất chung của những người lính trẻ vừa mới bước qua được ngưỡng cửa của tuổi học trò mà đã phải buông cây bút cùng những trang sách để bắt đầu một cuộc sống cầm súng lên bảo vệ quê hương đất nước. Nỗi nhớ nhà ấy không hề xa vời mà được thể hiện một cách vô cùng cụ thể, giản dị. Để cảm nhận sâu sắc về bài thơ, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK