Phân biệt | Ca dao | Dân ca |
Khái niệm | Lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca | Những sáng tác dân gian kết hợp giữa lời và nhạc |
Ví dụ "TRỐNG CƠM" |
"Trống cơm khéo vỗ nên vông Một bầy con sít lội sông đi tìm Thương ai con mắt lim dim Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ" |
"Tình bằng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ ấy mấy vông nên vông. Một bầy tang tình con sít, ấy mấy lội, lội sông, ấy mấy đi tìm. Em nhớ thương ai, đôi con mắt ấy mấy lim dim. Một bầy tang tình con nhện ới a, ấy mấy giăng tơ, gaiwng tơ ấy mấy đi tìm, em nhơ thương ai duyên nợ khách tang bồng". |
Đọc: Chú ý đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc.
Chú thích (SGK/35): Chú ý những từ khó
"Cù lao chín chữ" (Phân biệt với cù lao: bãi nổi trên sông)
"Nuộc lạt"
"Bác mẹ"
"Hai thân"
Bài 1
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao, biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi"
Bài 4
"Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà tình thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy"
Phân tích |
Bài 1 Tình cha nghĩa mẹ |
Bài 4 Tình cảm anh em |
Nội dung | Lời của mẹ ru con, nói với con về công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở phận làm con phải ghi nhớ công ơn sâu nặng đó | Nhắc nhở chúng ta anh em phải hòa thuận, phải biết đoàn kết, nương tựa vào nhau, thương yêu nhau để cha mẹ vui lòng. |
Nghệ thuật |
Phép so sánh, đôi lập Thể thơ lục bát quen thuộc, dễ nhớ, âm điệu sâu lắng, tình cảm, đi vào lòng người. |
Phép so sánh, điệp ngữ |
Bài tương tự |
"Nuôi con mẹ héo vóc hình Cạn bầu sữa ngọt mà tình không vơi" "Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẫu từ" "Ngày nào em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này" "Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy Nghĩ sao cho bỏ những ngày ước ao" |
"Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần" "Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau" "Chị em như chuối nhiều tàu Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nặng lời" |
Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng, tăng cấp ...
Đề bài 1: Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca về tình yêu quê hương, đất nước và con người
Gợi ý làm bài
"Cần Thơ gạo trắng nước trong,
Ai đi đến đó lòng không muốn về".
"Cà Mau hãy đến mà coi,
Muỗi kêu như sáo thổi,
Đỉa lội lềnh tựa bánh canh".
"Cần Thơ là tỉnh,
Cao Lãnh là quê,
Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải đi buôn bán chẳng về thăm em".
"Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,
Anh có thương em, xin sắm một con đò,
Để em qua lại mua cò gởi thơ.
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,
Anh có thương em, cho bạc cho tiền,
Đừng cho lúa gạo xóm giềng họ hay".
"Con trai trong Quảng ra thi,
Thấy con gái Huế chân đi không đành".
"Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Viết thư thăm hết mọi nhà,
Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em".
"Chỉ điều xe tám, đậu tư,
Anh đi Gia Định thư từ cho em".
"Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò".
"Chợ Sài Gòn cẩn đá
Chợ Rạch Giá cẩn xi măng
Giã em xứ sở vuông tròn
Anh về xứ sở không còn ra vô".
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười"
"Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ".
"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ"
"Khen ai khéo họa dư đồ,
Trước sông Nhị Thủy, sau hồ Hoàn gươm"
"Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên,
Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.
Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,
Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.
Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,
Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.
Anh em Mười Chức công khùng,
Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan"
"Lênh đênh ba mũi thuyền kề,
Thuyền ra Kẻ Chợ, thuyền về sông Dâu".
"Làng tôi có lũy tre xanh,
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng".
"Bên bờ vải nhãn hai hàng,
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng".
Đề bài 2: Em hãy giải thích câu ca dao sau (có liên hệ với cuộc sống thực của em). Phát biểu cảm nghĩ của em đối với công ơn của cha mẹ.
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".
2. Thân bài
a. Ý nghĩa câu ca dao
“Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày”
b. Làm thế nào để tròn chữ hiếu, tròn đạo con?
c. Phát biểu cảm nghĩ của em đối với công lao to lớn của cha mẹ
3. Kết bài
Tình cảm và cách cư xử của bản thân mỗi người đối với người thân trong gia đình là thước đo đầu tiên đánh giá tư cách đạo đức của mỗi người. Để hiểu sâu về văn bản này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Ca dao, đan ca những câu hát về tình cảm gia đình.
Tình cảm gia đình được thể hiện vô cùng phong phú và đa dạng trong văn bản Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình. Để có thể phân tích đực cái hay, cái đẹp của từng bài ca dao, dân ca, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK