Bài 30 trang 126 SGK Toán 8 tập 1

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Trên hình 143 ta có hình thang ABCD với đường trung bình EF và hình chữ nhật GHIK. Hãy so sánh diện tích hai hình này, từ đó suy ra một cách chứng minh khác về công thức diện tích hình thang. 

Hướng dẫn giải

Áp dụng cách tính diện tích tam giác, diện tích hình chữ nhật.

Lời giải chi tiết

Ta có hình thang ABCD ( AB// CD), với đường trung bình EF và hình chữ nhật GHIK như hình vẽ .

Xét hai tam giác vuông: ∆AEG và ∆DEK có:

\(GE = EK\) (do E là trung điểm của GK)

\(\widehat {A{\rm{E}}G} = \widehat {DEK}\) (đối đỉnh)

\( \Rightarrow  ∆AEG = ∆DEK\) (cạnh góc vuông và góc nhọn kề cạnh ấy)

Tương tự: ∆BFH = ∆CFI

Do đó SABCD =  SAEKIFB + SDEK + SCFI = SAEKIFB + SAEG + SBFH = SGHIK

Nên:

SABCD = SGHIK = EF. HI mà EF = \(EF = {{AB + CD} \over 2}\)

Do đó SABCD = \({S_{ABC{\rm{D}}}} = {{AB + C{\rm{D}}} \over 2}.HI\)

Gọi AJ là chiều cao của hình thang, từ đó suy ra:

SABCD = \({S_{ABC{\rm{D}}}} = {{AB + C{\rm{D}}} \over 2}.AJ\) (do AJ = HI)

Vậy ta gặp lại công thức tính diện tích hình thang đã được học nhưng bằng một phương pháp chứng minh khác. Mặt khác, ta phát hiện công thức mới : Diện tích hình thang bằng tích của đường trung bình hình thang với chiều cao.

Bạn có biết?

Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK