Câu 1. Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.
Câu 2. Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?
- Nhóm một gồm một câu đầu. Có thể gọi tên của nhóm một như sau: Kỉnh nghiệm về độ dài của ngày và đêm trong một số tháng khác nhau trong một năm. (Người ta cần biết điều này để sắp xếp công việc cho thuận lợi, thích hợp).
- Nhóm hai gồm các câu hai, ba và bốn. Có thể gọi tên của nhóm hai như sau: Kinh nghiệm về mưa, nắng, gió, bão, lụt lội; nói gọn lại là kinh nghiệm về thời tiết.
- Nhóm ba gốm bốn câu còn lại. Có thể gọi tên củaa nhóm ba như sau: Kinh nghiệm về cày cấy, gieo trồng.
Câu 3. Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau:
a. Nghĩa của câu tục ngữ.
b. Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ.
c. Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ. (Ví dụ, có thể ứng dụng câu 1 vào việc sử dụng thời gian cho phù hợp ở mùa hè, mùa đông như thế nào?)
d. Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.
Câu 1: a) Ý nghĩa: Câu này có ý nói về tháng năm thì ngày dài, đêm lại quá ngắn, còn về tháng mười thì ngày ngắn lại và đêm dài ra.
b) Cơ sở thực tiễn: Sở dĩ có hiện tượng trên là do Trái Đất luôn tự quay theo một trục nghiêng và di chuyển trên một quỹ đạo có hình e-líp (hình bầu dục) quanh Mặt Trời.
Câu 2 : a) Ý nghĩa: Trời nhiều sao thì sẽ nắng; trời ít sao thì dễ có mưa.
b) Cơ sở thực tiễn: Ban đêm bầu trời quang đăng và ta có thể nhìn thấy nhiều sao thì ngày mai trời sẽ nắng. Nếu trời có nhiều mây mưa thì ta thấy rất ít sao xuất hiện.
Câu 3: a) Ý nghĩa: Nhìn thấy trên trời có ráng mây màu vàng như mỡ gà thì đó là hiện tượng sắp có giông bão.
b) Cơ sở thực tiễn: Đây là một kinh nghiệm có được do nhiều lần quan sát thiên nhiên.
Câu 4: a) Ý nghĩa: Vào tháng Bảy nếu thấy kiến bò di chuyển chỗ ở lên các điểm cao thì đó là hiện tượng báo trước sẽ có mưa, lụt.
b) Cơ sở thực tiễn: Một số loài vật, trong đó có kiến, rất nhạy cảm trước sự thay đổi thời tiết nên sáp có mưa lụt là kiến cảm nhận được và tìm cách di chuyển chỗ ở lên cao để tránh ngập lụt.
Cáu 5: a) Ý nghĩa: Đất đai rất quý vì nó giúp cho con người làm ra lúa gạo hoa màu nên được ví: tấc đất (quý như) tấc vàng.
b) Cơ sở thực tiễn: Người lao động đã nhận thấy điều này trong quá trình lao động sản xuất.
Câu 6: a) Ý nghĩa: Câu này nêu lên các mối lợi trong việc làm ăn: thứ nhất là đào ao nuôi cá (thu lợi nhiều hơn cả); thứ nhì trồng màu (thu lợi ờ mức thâp hơn); thứ ba là làm ruộng (thu lợi thấp hơn cả).
b) Cơ sở thực tiến: Đây là kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn làm ăn.
Câu 7: a) Ý nghĩa: Câu này nêu lên các điều kiện quan trọng trong việc làm ruộng. Các điều kiện này được sắp xếp theo thứ tự nhất, nhì, ba, bốn:
Nước là quan trọng ở bậc nhất.
Phân là quan trọng ở bậc thứ hai.
Sự chăm chỉ cần cù của con người làm quan trọng ở bậc thứ ba.
Giống má là quan trọng ở bậc thứ tư.
b) Trong thực tiễn canh tác các yếu tố này có liên quan một thiết với nhau để tạo nên thành quả tốt đẹp.
Câu 8: a) Ý nghĩa: Câu này có ý đề cao vấn đê thời vụ. Trồng gì, gieo cấy thứ gì thì phải thật thích hợp thời vụ mới có kết quả tốt. Còn yếu tố làm đất kĩ (thục) cûng là rất cần thiết nhưng vẫn phải xếp sau vấn đề thời vụ.
b) Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm này cũng là rút ra từ quá trình canh tác. Có điều ngày nay do khoa học phát triển, nhiều thứ hoa quả trái vụ đã ra đời và cho lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên, trong việc trồng lúa thì vấn đề thời vụ vẫn phải coi trọng
c) Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong các câu trên:
- Ta có thể ứng dụng câu 1 và việc sắp xếp công ăn việc làm, giờ giấc nghỉ ngơi ở các mùa khác nhau cho thích hợp.
- Ta có thể quan sát sao trời và ráng mây để đoán biết mưa, gió mà thu xếp công việc và giữ gìn nhà cửa.
- Ta có thể quan sát hiện tượng kiến bò lên cao mà đề phòng mưa lụt.
- Ta có thể vận dụng các câu 6, 7, 8 vào việc nông nghiệp để có thu hoạch tốt.
d) Qua đây ta cũng thấy một số câu tục ngữ vẫn giúp ích nhiều cho công việc nhà nông. Tất nhiên ngày nay đã có việc dự báo thời tiết khá chính xác hoặc nhiều cách làm ăn mới đã xuất hiện như liên kết vườn - ao - chuồng hoặc làm cho cây ra hoa, kết quả trái vụ làm cho kinh nghiệm sản xuất càng phong phú hơn.
Câu 4. Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm về hình thức:
Đặc điểm về hình thức: tục ngữ thường ngắn gọn, có vần, có vế đối xúng nhau, lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh:
- Câu 1: Có hai vế đôì xứng nhau: đối nhau về ý: đêm - ngày, sáng - tối. Trong mỗi vế lại có vần lưng: năm - nằm, mười - cười.
Các hình ảnh "chưa nằm đã sáng”, "chưa cười đã tối” đã dùng lối ngoa dụ, phóng đại làm cho ý diễn đạt được khắc sâu, được nổi bật lên.
- Câu 2: Câu này cũng có hai vế đối xứng nhau về ý: mau - vắng, nắng - mưa. Vần lưng: nắng - vắng.
- Câu 3: Có vần lưng: gà - nhà. Câu này giống như một lời nhắc nhở.
- Câu 4: Có vần lưng: bò - lo; hai vế cân xứng nhau về âm điệu.
- Câu 5: Hai vế cân xứng về âm điệu và bổ sung cho nhau về ý nghĩa.
- Câu 6: Có ba vế cùng một kiểu kết cấu, có vần lưng: viên - điền.
- Câu 7: Có bốn vế. Vế một và hai cân xứng về âm điệu. Có vần lưng thì - nhì.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK